Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, diễn biến các bệnh thành dịch trong thời tiết giao mùa diễn ra rất nhanh. Đặc biệt là bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Bệnh này tưởng chừng đơn giản nhưng thời gian qua đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em gây hoài nghi về công tác phòng chống dịch của ngành y tế.
Số ca bệnh tăng nhanh
Có mặt tại khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương, PV chứng kiến hàng chục phụ huynh đưa trẻ đến khám do nghi ngờ mắc bệnh chân tay miệng. Chị Trần Hoàng Lan, mẹ bệnh nhi Nguyễn Hoàng Hùng, 5 tuổi, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: "Do thời tiết chuyển mùa cùng với việc mới đây chị cho con đi học tại một lớp mầm non trên địa bàn, thời gian đầu thấy con bình thường, không có biểu hiện gì.
Tuy nhiên, được một thời gian sau, thấy cháu hay ngứa, kêu khóc. Thấy hiện tượng lạ, tôi đã kiểm tra kĩ, phát hiện cháu có những nốt phỏng nước li ti ở lòng bàn tay. Ngay sau đó, tôi phải tức tốc đưa cháu đến bệnh viện khám và được các bác sĩ kê đơn thuốc để về nhà tiếp tục điều trị". Cũng theo chị Lan, các bác sĩ cho biết, cháu Hùng mới mắc bệnh ở thể nhẹ, do vậy chỉ cần điều trị vài ngày là bệnh sẽ khỏi.
Các bác sĩ ở phòng khám của BV Nhi Trung ương cung cấp thông tin: "Thời gian gần đây số lượng bệnh nhi đến khám bệnh liên quan tới chân tay miệng tăng nhiều hơn so với trước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 60 - 80 trường hợp đến khám, cá biệt có hôm lên đến 100 bệnh nhi. Trong đó, khoảng 2/3 số này được kê đơn điều trị về bệnh tay chân miệng".
Đề cập tới tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm đến nay, số lũy tích về các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng là 3.000 ca, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 5 tuổi và 3 tuổi.
Có 41 trẻ tử vong
Ông Trần Thanh Dương, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên toàn quốc có tổng số 103.561 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng diễn ra tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 41 trường hợp tử vong ở 15 tỉnh, thành. Số người mắc bệnh cộng dồn tăng 81,5%. Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục theo dõi và đôn đốc các tỉnh tăng cường truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng. Đồng thời, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng kéo dài.
Ngoài ra, để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh tay chân miệng lây lan nhanh trong cộng đồng, Cục tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện một số biện pháp phòng tránh như: Đảm bảo tốt khâu vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo...
Ông Nguyễn Hoàng Nam, cựu cán bộ Bộ Y tế, bức xúc: "Bệnh tay chân miệng có thể phòng chống được, sao năm nào cũng nhiều người chết như thế. Cần phải xem xét lại công tác tuyên truyền, hoạt động chống dịch của ngành y tế về bệnh dịch tay chân miệng".
AloBacsi.
Bệnh này tưởng chừng đơn giản nhưng thời gian qua đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em gây hoài nghi về công tác phòng chống dịch của ngành y tế.
Số ca bệnh tăng nhanh
Có mặt tại khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương, PV chứng kiến hàng chục phụ huynh đưa trẻ đến khám do nghi ngờ mắc bệnh chân tay miệng. Chị Trần Hoàng Lan, mẹ bệnh nhi Nguyễn Hoàng Hùng, 5 tuổi, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: "Do thời tiết chuyển mùa cùng với việc mới đây chị cho con đi học tại một lớp mầm non trên địa bàn, thời gian đầu thấy con bình thường, không có biểu hiện gì.
Tuy nhiên, được một thời gian sau, thấy cháu hay ngứa, kêu khóc. Thấy hiện tượng lạ, tôi đã kiểm tra kĩ, phát hiện cháu có những nốt phỏng nước li ti ở lòng bàn tay. Ngay sau đó, tôi phải tức tốc đưa cháu đến bệnh viện khám và được các bác sĩ kê đơn thuốc để về nhà tiếp tục điều trị". Cũng theo chị Lan, các bác sĩ cho biết, cháu Hùng mới mắc bệnh ở thể nhẹ, do vậy chỉ cần điều trị vài ngày là bệnh sẽ khỏi.
Các bác sĩ ở phòng khám của BV Nhi Trung ương cung cấp thông tin: "Thời gian gần đây số lượng bệnh nhi đến khám bệnh liên quan tới chân tay miệng tăng nhiều hơn so với trước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 60 - 80 trường hợp đến khám, cá biệt có hôm lên đến 100 bệnh nhi. Trong đó, khoảng 2/3 số này được kê đơn điều trị về bệnh tay chân miệng".
Đề cập tới tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm đến nay, số lũy tích về các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng là 3.000 ca, tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 5 tuổi và 3 tuổi.
Có 41 trẻ tử vong
Ông Trần Thanh Dương, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên toàn quốc có tổng số 103.561 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng diễn ra tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 41 trường hợp tử vong ở 15 tỉnh, thành. Số người mắc bệnh cộng dồn tăng 81,5%. Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục theo dõi và đôn đốc các tỉnh tăng cường truyền thông phòng chống bệnh tay chân miệng. Đồng thời, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc giám sát, xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng kéo dài.
Ngoài ra, để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh tay chân miệng lây lan nhanh trong cộng đồng, Cục tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện một số biện pháp phòng tránh như: Đảm bảo tốt khâu vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của hộ gia đình, nhà trẻ, mẫu giáo...
Ông Nguyễn Hoàng Nam, cựu cán bộ Bộ Y tế, bức xúc: "Bệnh tay chân miệng có thể phòng chống được, sao năm nào cũng nhiều người chết như thế. Cần phải xem xét lại công tác tuyên truyền, hoạt động chống dịch của ngành y tế về bệnh dịch tay chân miệng".
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,563
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,113
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,524