Làm thế nào để gọi cấp cứu bằng trực thăng?


bacsionline

Member
415
7
18
Xu
0
Khi bị tai nạn cần cấp cứu gấp hay mắc nạn ở một điểm du lịch trên núi, nhiều người loay hoay không biết làm thế nào. Phương án tối ưu là gọi trực thăng đến cấp cứu.




Hàng trăm triệu đồng cho một lần cấp cứu bằng trực thăng


Câu chuyện thuê trực thăng đi cấp cứu thời gian gần đây lại rộ lên. Đã có nhiều bệnh nhân thuê trực thăng để cứu người thân.


Anh Nguyễn Văn Đạt (Quy Nhơn, Bình Định) cho biết: Gia đình anh từng thuê trực thăng cấp cứu đưa mẹ anh bị tim từ Quy Nhơn vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Chi phí mất hơn 150 triệu đồng và mẹ anh đã được cứu sống.


Còn anh Hóa (Hà Nội) kể về ông anh ruột của anh ở Buôn Mê Thuột khi bị tai nạn từng thuê máy bay của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) để chuyển từ bệnh viện Buôn Mê Thuột về bệnh viện Chợ Rẫy.


Với những ca tai nạn, bị gãy tay, chân và mắc kẹt trên núi cũng là lúc nhiều người có nhu cầu gọi cấp cứu bằng trực thăng. Trước đó, từng có 1 kỹ sư người Nhật Bản leo núi tại Sơn La và bị gẫy xương cổ, chấn thương nội tạng. Nhờ có trực thăng cấp cứu mà kỹ sư này được cứu sống.


Song, khá nhiều người nghi ngại khi sử dụng dịch vụ này, nhất là chi phí so với thu nhập người dân.


Anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) cho rằng: “Dịch vụ này rất hữu ích với những ca bệnh hiểm nghèo cần gấp thời gian,nhưng giá dịch vụ này còn cao, chưa thấy phổ biến. Chính vì vậy, người dân còn rất mơ hồ với dịch vụ này. Ví dụ là số điện thoại, biểu phí bay của hãng hàng không cung cấp dịch vụ. Cái này thì ở Việt Nam, có hỏi thì dân chả biết nó là gì luôn. Nếu muốn liên hệ cũng mù tịt”.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, tại Việt Nam có công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours cho thuê máy bay cấp cứu với chi phí tính tiền trăm triệu đồng theo mỗi giờ bay.


Cụ thế, mức thuê phụ thuộc vào loại máy bay. Với trực thăng MI 17, 24 chỗ sản xuất tại Nga, giá thuê theo giờ là 100.800.000VNĐ/giờ (tương đương 4.800 USD/giờ)


Trực thăng EC 155: 12 chỗ, sản xuất tại Pháp. Giá thuê theo giờ là 177.870.000VNĐ/giờ (tương đương 8.470 USD/giờ).


Ngoài ra, khách hàng khi thuê có thể mất theo phụ phí như phí sân bay, phí đăng ký hành trình…


Thuê trực thăng cũng không tránh khỏi nạn tắc đường?


Anh Trần Hiếu, một doanh nhân giàu có tại Bình Định chia sẻ: “Tôi có tiền để thuê trực thăng cấp cứu nếu chẳng may bản thân hay người nhà gặp nạn. Tuy nhiên, nếu trực thăng đến bãi đáp ở TP.HCM hay Hà Nội thì lại phải thuê xe ô tô cấp cứu để vận chuyển vào bệnh viện trong nội thành sẽ mất rất nhiều thời gian? Như vậy cũng cần tính đến việc bỏ tiền ra thuê trực thăng thì hiệu quả sẽ đến đâu?”


Theo bà Tán Mỹ Hạnh, phụ trách cho thuê trực thăng của công ty này, sau khi có nhu cầu cấp cứu bằng máy bay, khách hàng liên hệ điện thoại và gửi yêu cầu bằng email. Sau đó, phía công ty sẽ tư vấn cho lịch trình và gửi báo giá cụ thể.


Nếu khách hàng đồng ý, cần xác nhận email và gửi thanh toán 100% hợp đồng cho công ty. Tiếp đó, máy bay sẽ đến đón bệnh nhân sau thời gian 30 phút đến vài giờ đồng hồ.


Theo bà Hạnh, mọi hoạt động cất cánh và hạ cánh nếu không nằm ở sân bay dân sự đều phải xin phép.


Nếu ngoài sân bay, diện tích tối thiểu của điểm hạ cánh phải có diện tích là 250m2 (với mỗi cạnh là 50 x50 m) độ cứng nền đất phải đảm bảo.




Thực tế có nhiều người đặt thuê cấp cứu bằng trực thăng, tuy nhiên, do chi phí cao hoặc liên hệ từ 1 nơi quá xa nên cũng khó để điều trực thăng.


Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hiện nay chưa thể đáp ứng được việc đón bệnh nhân từ trực thăng cấp cứu ngay tại bệnh viện. Nếu hạ cánh ở sân bay rồi đi đường bộ vào đến bệnh viện, người bệnh và gia đình vẫn phải đối mặt với nạn tắc đường.


Ngay cả việc quy hoạch việc đỗ trực thăng cấp cứu trong Hà Nội cũng chưa tính đến.


Theo Phó giám đốc trung tâm 115 Hà Nội Nguyễn Văn Chánh, cấp cứu bằng trực thăng đã rất phát triển ở nhiều nước. Đây là nhu cầu cần thiết khi trực thăng tránh được tình trạng tắc đường, vận chuyển rất nhanh, qua mọi địa hình.


Tuy nhiên, để phát triển được dịch vụ này ở Việt Nam, có vẻ còn rất lâu, vì cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chưa phát triển. Muốn cấp cứu bằng trực thăng cần có bãi đáp. Để cấp cứu bằng trực thăng hiệu quả và nhanh chóng, cần xây dựng bãi đáp trực thăng trên nóc các tòa nhà tại bệnh viện.


Trao đổi với báo giới, từ năm 2009, khi Hà Nội đang tiến hành lấy ý kiến góp ý cho quy hoạch Thủ đô, ông Nguyễn Vân Đình, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói: “Một điều kỳ lạ là trong bản quy hoạch một Thủ đô hiện đại lại không tính đến việc vận chuyển cấp cứu bằng đường không”.


Ông Nguyễn Vân Đình cho rằng, trong khám chữa bệnh, vấn đề đặc biệt cần quan tâm đến là hệ thống cấp cứu; nhất là trong bối cảnh diện tích Thủ đô đã rộng lên nhiều lần, dân số sẽ lớn lên và nạn tắc đường đang là vấn đề đau đầu. Bên cạnh việc tổ chức một hệ thống cấp cứu được phân bổ hợp lý, theo ông Đình, đã đến lúc tính đến việc vận chuyển cấp cứu bằng đường không.


“Trong một bản quy hoạch Thủ đô hiện đại, không thể thiếu việc vận chuyển cấp cứu bằng đường không. Trong quy hoạch các bệnh viện, các tòa nhà cao tầng cần phải tính đến nơi đỗ của máy bay khi có các tình huống khẩn cấp”, ông Đình nói.


Nhưng đến thời điểm này, việc cấp cứu bằng đường hàng không vẫn chưa phải là dễ dàng.


Cần gọi cấp cứu bằng máy bay, làm thế nào?


Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, tại Việt Nam có công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitours cho thuê máy bay cấp cứu theo đường dây nóng 0988 016 000.


Người bệnh nếu có nhu cầu có thể thuê máy bay của Công ty bay dịch vụ Miền Bắc (ĐT: 04.3 877 1410 - máy lẻ: 105 của Phòng Thương mại).


Dịch vụ bay Cấp cứu - y tế là một trong những dịch vụ được Công ty bay dịch vụ Miền Bắc. Công ty này có mối liên hệ chặt chẽ với các trung tâm Cấp cứu y-tế ở các khu vực để sẵn sàng thực hiện các chuyến bay cấp cứu y-tế kịp thời.


Để đáp ứng các yêu cầu cho hoạt động cấp cứu y-tế, công ty đã luôn duy trì ít nhất một trực thăng tốt và tổ bay có trình độ để có thể đảm bảo bay trong các điều kiện phức tạp của loại hình bay cấp cứu y-tế.


Từ Hà Nội công ty bay dịch vụ Miền Bắc có thể cung cấp các chuyến bay cấp cứu y-tế không hạ, cất cánh ở các điểm trung gian trong vòng bán kính đến 400km. Cự ly này sẽ được tăng thêm khi cần thiết, bằng biện pháp sử dụng các điểm hạ, cất cánh trung gian tiếp nhiên liệu bay hoặc thực hiện các yêu cầu bắt buộc về cấp cứu y-tế.


(VTC)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl