Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang. Khi bị sỏi bàng quang tùy theo kích thước của viên sỏi, số lượng sỏi và một số yếu tố khác mà có thể đưa đến một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp, nguy hiểm.
Tại sao có sỏi bàng quang?
Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có 2 loại sỏi được hình thành, sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống; sỏi sinh ra tại bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).
Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu. Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.
Sự nguy hại của sỏi bàng quang là nếu không phát hiện và xử trí thích hợp thì khi sỏi ở lại bàng quang lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục (trước khi đi tiểu và ngay sau khi đi tiểu) và do sự co bóp của thành bàng quang làm cho viên sỏi cọ sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, chảy máu và sẽ biến chứng viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính và sau đó có thể là teo bàng quang hoặc rò bàng quang.
Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân của sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang...), có thể do rối loạn chuyển hóa, có thể là do sự cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến...). Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Một số trường hợp sự hình thành sỏi bàng quang có thể do áp dụng một số thao tác thủ thuật y tế như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang. Tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến mắc bệnh sỏi bàng quang vì hầu hết gặp sỏi bàng quang ở lứa tuổi trên 50 và chủ yếu ở nam giới. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển thì người ta thấy sỏi bàng quang có thể gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu protein.
Biểu hiện của sỏi bàng quang
Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt chỉ khi vì một lý do nào đó tình cờ phát hiện (khám bệnh định kỳ). Đa số sỏi bàng quang có đái dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Có thể đái đục (nhiễm khuẩn), đái máu. Có thể đau bụng dưới, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo...). Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ.
Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.
Điều trị có khó?
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành những mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
Theo SKDS
Tại sao có sỏi bàng quang?
Bàng quang nằm ở vùng hạ vị, được cấu tạo từ các cơ trơn, có tính chất đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển trong việc đào thải nước tiểu ra ngoài (tiểu tiện). Sự hình thành sỏi chủ yếu là do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Có 2 loại sỏi được hình thành, sỏi từ hệ tiết niệu trên (thận, niệu quản) rơi xuống; sỏi sinh ra tại bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang), túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu (mổ lấy sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang).
Hình ảnh sỏi trong bàng quang. |
Thành phần hóa học của sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng chủ yếu là chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu. Sỏi bàng quang đôi khi chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên sỏi. Kích thước của sỏi bàng quang cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà, đặc biệt có những trường hợp sỏi bàng quang nặng tới 1kg.
Rò bàng quang là một biến chứng rất phức tạp bởi vì nước tiểu sẽ chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân của sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang...), có thể do rối loạn chuyển hóa, có thể là do sự cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến...). Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Một số trường hợp sự hình thành sỏi bàng quang có thể do áp dụng một số thao tác thủ thuật y tế như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang. Tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến mắc bệnh sỏi bàng quang vì hầu hết gặp sỏi bàng quang ở lứa tuổi trên 50 và chủ yếu ở nam giới. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển thì người ta thấy sỏi bàng quang có thể gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu protein.
Biểu hiện của sỏi bàng quang
Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt chỉ khi vì một lý do nào đó tình cờ phát hiện (khám bệnh định kỳ). Đa số sỏi bàng quang có đái dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều. Có thể đái đục (nhiễm khuẩn), đái máu. Có thể đau bụng dưới, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo...). Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ.
Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.
Phẫu thuật lấy sỏi. |
Điều trị có khó?
Sỏi bàng quang nhỏ từ đường tiết niệu trên rơi xuống có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân đái ra sỏi. Việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi đã giúp ích rất nhiều cho việc điều trị những viên sỏi bàng quang không đái ra được hay sỏi kích thước nhỏ hơn 3cm. Có thể sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Mục đích điều trị của máy tán sỏi là tán sỏi thành những mảnh nhỏ để bài xuất ra ngoài. Cũng có thể dùng dụng cụ cơ học để bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera đặt ở đầu ống soi.
Việc điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang. Mổ bàng quang lấy sỏi là phẫu thuật đơn giản, ít tốn thời gian nhưng thời gian hậu phẫu thường kéo dài hơn nhiều so với phương pháp tán sỏi nội soi.
PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
Theo SKDS