Ở nhiều nước trên thế giới, ăn uống được chỉ định như thuốc trong điều trị. Trong khi đó ở nước ta, vấn đề này chưa được quan tâm thoả đáng. Có bệnh nhân sau một thời gian điều trị bị suy dinh dưỡng ở mức báo động, chỉ còn da bọc xương.
Thông tin được Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ mới đây tại Hà Nội.
"Dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thuốc và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Đối với một số bệnh như tim mạch, thận, các bệnh chuyển hóa... thì dinh dưỡng là yếu tố điều trị chủ yếu”, phó giáo sư Lâm nói.
Trường hợp bị thương phần mềm, gẫy xương, cơ thể suy nhược sau khi sốt rét… thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành và phục hồi cơ thể. Với bệnh nhân phải mổ thì càng cần được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau mổ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân nuôi dưỡng kém trước phẫu thuật có tỷ lệ nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong tăng và gặp biến chứng nhiều hơn..
Chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh minh hoạ: P.N.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu toàn quốc gần đây thì tỷ lệ bệnh nhân nội trú bị suy dinh dưỡng lên tới 50%. Đáng chú ý có bệnh viện tỷ lệ này lên đến 78% ở các bệnh nhân làm phẫu thuật. Một nghiên cứu của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy có tới 65% người bệnh nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, mệt mỏi, chán ăn, không ăn được, rối loạn tiêu hóa... là điều thường gặp với người bệnh. Đó là chưa kể khi có bệnh, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, trong khi "đầu vào" lại giảm đi. Chính vì thế, suy dinh dưỡng rất dễ xuất hiện trong quá trình ốm đau kể cả lúc ở nhà cũng như nằm viện.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, dinh dưỡng là một phần quan trọng thiết yếu trong quá trình điều trị. Nhiều người nhà khi chăm sóc người bệnh chỉ nghĩ rằng ăn gì ngon nhất, nhiều chất bổ dưỡng nhất, mà không biết rằng với từng tình trạng bệnh khẩu phần ăn cũng rất khác nhau.
Hiện nay mới chỉ có khoảng 70% bệnh viện có khoa dinh dưỡng, trong đó chỉ có 30% số khoa hoạt động đúng tính chất, số còn lại mang tính chất tổ dịch vụ, chưa đảm bảo chế độ ăn và hiệu quả điều trị. Đội ngũ y bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm về dinh dưỡng và nhất là chưa có chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh nặng.
Có ý kiến cho rằng bảo hiểm y tế nên chi trả cả điều trị lẫn dinh dưỡng hoặc hỗ trợ phần giá thành chênh lệch giữa bữa ăn bình thường với chế độ dinh dưỡng điều trị như cách làm của nhiều nước trên thế giới. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí và thời gian nằm viện cho người bệnh. Dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh hơn, giảm được số ngày nằm viện và chi phí, giảm được tỷ lệ tử vong.
Hiện Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam đã được thành lập tại Bệnh viện Bạch Mai, trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Dinh dưỡng lâm sàng, bắt đầu từ năm 2010.
(VNE)
Thông tin được Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ mới đây tại Hà Nội.
"Dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thuốc và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Đối với một số bệnh như tim mạch, thận, các bệnh chuyển hóa... thì dinh dưỡng là yếu tố điều trị chủ yếu”, phó giáo sư Lâm nói.
Trường hợp bị thương phần mềm, gẫy xương, cơ thể suy nhược sau khi sốt rét… thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương chóng lành và phục hồi cơ thể. Với bệnh nhân phải mổ thì càng cần được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau mổ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân nuôi dưỡng kém trước phẫu thuật có tỷ lệ nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong tăng và gặp biến chứng nhiều hơn..
Chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh minh hoạ: P.N.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu toàn quốc gần đây thì tỷ lệ bệnh nhân nội trú bị suy dinh dưỡng lên tới 50%. Đáng chú ý có bệnh viện tỷ lệ này lên đến 78% ở các bệnh nhân làm phẫu thuật. Một nghiên cứu của khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy có tới 65% người bệnh nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, mệt mỏi, chán ăn, không ăn được, rối loạn tiêu hóa... là điều thường gặp với người bệnh. Đó là chưa kể khi có bệnh, nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường, trong khi "đầu vào" lại giảm đi. Chính vì thế, suy dinh dưỡng rất dễ xuất hiện trong quá trình ốm đau kể cả lúc ở nhà cũng như nằm viện.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, dinh dưỡng là một phần quan trọng thiết yếu trong quá trình điều trị. Nhiều người nhà khi chăm sóc người bệnh chỉ nghĩ rằng ăn gì ngon nhất, nhiều chất bổ dưỡng nhất, mà không biết rằng với từng tình trạng bệnh khẩu phần ăn cũng rất khác nhau.
Hiện nay mới chỉ có khoảng 70% bệnh viện có khoa dinh dưỡng, trong đó chỉ có 30% số khoa hoạt động đúng tính chất, số còn lại mang tính chất tổ dịch vụ, chưa đảm bảo chế độ ăn và hiệu quả điều trị. Đội ngũ y bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm về dinh dưỡng và nhất là chưa có chính sách hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh nặng.
Có ý kiến cho rằng bảo hiểm y tế nên chi trả cả điều trị lẫn dinh dưỡng hoặc hỗ trợ phần giá thành chênh lệch giữa bữa ăn bình thường với chế độ dinh dưỡng điều trị như cách làm của nhiều nước trên thế giới. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí và thời gian nằm viện cho người bệnh. Dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh hơn, giảm được số ngày nằm viện và chi phí, giảm được tỷ lệ tử vong.
Hiện Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng đầu tiên tại Việt Nam đã được thành lập tại Bệnh viện Bạch Mai, trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ Dinh dưỡng lâm sàng, bắt đầu từ năm 2010.
(VNE)