Không chỉ kinh nguyệt mà Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần làm cho việc học tập, năng suất làm việc của chị em giảm đi.
Những rắc rối đó bao gồm những gì?
Đã gọi là rắc rối thì đúng là… rắc rối thật. Trước khi hành kinh, một số người có cảm giác bồn chồn, lo lắng, buồn phiền, con gái ngồi học kém tập trung, hay quên, mẹ dặn điều gì, hỏi lại mới giật mình “con quên mất”. Có người thay đổi vị giác: thèm ăn ngọt đến mức không kiềm chế được và tăng 1-2kg trong một tuần trước khi có kinh.
Có người nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, đau bụng dưới, nổi mụn trứng cá trên trán; người khác cảm thấy nặng nề, phù nhẹ bàn chân, nhũ hoa cương cứng, đụng vào đau điếng… Phụ nữ có chồng thường không thích quan hệ tình dục, muốn nằm một mình, trái tính trái nết khiến ông chồng chả hiểu sao bà vợ có những ngày “kỳ cục” như vậy.
Nặng hơn nữa, có người xuất hiện những cơn hoảng hốt, căng thẳng, lo âu những chuyện không đáng lo. Điều nguy hiểm là hội chứng tiền kinh nguyệt gây biến đổi tâm lý đến mức dễ gây sự với người nhà hoặc bạn bè, giận hờn hoặc xa lánh, có người quá khích dẫn đến hành vị tự tử. Thống kê cho thấy, có 3-8% cô gái bị rối loạn tâm thần kinh nguyệt. Tuy nhiên có người các triệu chứng trên chỉ lướt qua nhẹ nhàng.
Có chữa được không?
Triệu chứng nhiều, nguyên nhân lại mù mờ nên khó mà chữa trị khỏi 100%. Tuy nhiên vẫn có một số biện pháp nhằm hạn chế sự khó chịu do hội chứng này gây ra. Cụ thể:
- Chế độ ăn: nên hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh ăn quá no. Tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
- Vận động đều đặn để cơ thể sản xuất endorphin, làm tăng cảm giác phấn chấn, yêu đời, từ đó Serotonin cũng tăng bài tiết.
- Bảo đảm ngủ đủ 6-8 giờ một ngày tùy theo độ tuổi. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm, phụ nữ lớn tuổi ngâm chân trong nước muối ấm.
Nếu các triệu chứng khiến các bạn khó chịu, thậm chí làm cho bạn suy sụp, hãy gặp bác sĩ phụ khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc.
Những rắc rối đó bao gồm những gì?
Đã gọi là rắc rối thì đúng là… rắc rối thật. Trước khi hành kinh, một số người có cảm giác bồn chồn, lo lắng, buồn phiền, con gái ngồi học kém tập trung, hay quên, mẹ dặn điều gì, hỏi lại mới giật mình “con quên mất”. Có người thay đổi vị giác: thèm ăn ngọt đến mức không kiềm chế được và tăng 1-2kg trong một tuần trước khi có kinh.
Có người nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, đau bụng dưới, nổi mụn trứng cá trên trán; người khác cảm thấy nặng nề, phù nhẹ bàn chân, nhũ hoa cương cứng, đụng vào đau điếng… Phụ nữ có chồng thường không thích quan hệ tình dục, muốn nằm một mình, trái tính trái nết khiến ông chồng chả hiểu sao bà vợ có những ngày “kỳ cục” như vậy.
Nặng hơn nữa, có người xuất hiện những cơn hoảng hốt, căng thẳng, lo âu những chuyện không đáng lo. Điều nguy hiểm là hội chứng tiền kinh nguyệt gây biến đổi tâm lý đến mức dễ gây sự với người nhà hoặc bạn bè, giận hờn hoặc xa lánh, có người quá khích dẫn đến hành vị tự tử. Thống kê cho thấy, có 3-8% cô gái bị rối loạn tâm thần kinh nguyệt. Tuy nhiên có người các triệu chứng trên chỉ lướt qua nhẹ nhàng.
Có chữa được không?
Triệu chứng nhiều, nguyên nhân lại mù mờ nên khó mà chữa trị khỏi 100%. Tuy nhiên vẫn có một số biện pháp nhằm hạn chế sự khó chịu do hội chứng này gây ra. Cụ thể:
- Chế độ ăn: nên hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều rau và hoa quả, tránh ăn quá no. Tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
- Vận động đều đặn để cơ thể sản xuất endorphin, làm tăng cảm giác phấn chấn, yêu đời, từ đó Serotonin cũng tăng bài tiết.
- Bảo đảm ngủ đủ 6-8 giờ một ngày tùy theo độ tuổi. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm, phụ nữ lớn tuổi ngâm chân trong nước muối ấm.
Nếu các triệu chứng khiến các bạn khó chịu, thậm chí làm cho bạn suy sụp, hãy gặp bác sĩ phụ khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc.