Cứ 33 ca viêm khớp mãn tính thì có một trường hợp bị lao khớp gối. Tuy nhiên, bệnh khó chẩn đoán chính xác. Khi lao tiến triển, trẻ sẽ bị hỏng sụn, hoại tử cơ...
Hơn một năm nay, bé Bùi M. Kh. (ba tuổi, TP.HCM) đã được theo dõi, điều trị qua bốn bệnh viện, nhưng không được chẩn đoán đúng bệnh lý lao mô mềm quanh khớp gối trái. Một số bác sĩ (BS) chỉ nghĩ tới viêm khớp gối nên cho bệnh nhi sinh thiết ở gối, không chụp cộng hưởng từ MRI.
Tại khoa Y học Thể thao, BV Nhân dân 115, mới đây, bé Kh. nhập viện trong tình trạng khớp gối trái đau, sưng, không thể duỗi thẳng; người xanh xao, ăn uống kém, mệt mỏi và hay sốt. BS Đỗ Tiến Dũng - Trưởng khoa Y học Thể thao, BV Nhân dân 115 cho biết, kết quả siêu âm, MRI khớp gối cho thấy, bệnh nhi bị nhiễm khuẩn vì tụ dịch, tràn dịch trong và ngoàikhớp gối.
Trẻ càng nhỏ càng khó phát hiện lao. Trong ảnh: Trẻ khám bệnh tại Khoa Nhi (BV Phạm Ngọc Thạch)
Bệnh nhi đã được phẫu thuật nội soi khớp gối kết hợp mổ mở phần mềm khớp gối trái. Kết quả sinh thiết cho thấy, mảnh mô ở khớp có nhiều tế bào hoại tử và chất bã đậu trắng đục (một trong những đặc trưng của bệnh lao). Các BS đã áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng và kháng lao đặc hiệu.
Theo BS Trần Ngọc Đường - Trưởng khoa Nhi BV Phạm Ngọc Thạch có khoảng 500 ca lao nhi điều trị mỗi năm tại BV, trong đó 60% trường hợp là lao phổi, tiếp đó là lao hạch, lao màng não, lao màng phổi, lao cơ -xương - khớp.
BS Đỗ Tiến Dũng cho biết thêm, đau xương khớp ở trẻ là triệu chứng của nhiều bệnh như sụn chêm hình đĩa, viêm lồi củ trước xương chày (do vận động mạnh, lặp đi lặp lại, gây viêm và sưng đau, hoặc đứt gân tại chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi), trật khớp, viêm xương, viêm sưng đau ngoài khớp… Vì vậy, ở trẻ nhỏ, viêm khớp gối đơn độc (không có bệnh gì khác) rất khó tìm ra nguyên nhân.
Các triệu chứng thường gặp ở viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau; hạn chế vận động; sốt nhẹ tăng dần về chiều tối; bạch cầu giảm. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người ta có thể nghĩ đến lao khớp. Trong viêm khớp nhiễm khuẩn, nguyên nhân do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu.
Trẻ dễ bị sơ nhiễm vi khuẩn lao ở phổi, sau đó vi khuẩn chủ yếu theo máu đến cư trú tại các xương, đặc biệt là khớp và các xương xốp - nơi nhiều mạch máu li ti. Bệnh nhi không được điều trị kịp thời có thể sẽ làm sụn bị hỏng, hoại tử cơ, dính khớp… Để chẩn đoán, người ta có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp CT hoặc MRI. Phát hiện sớm bệnh, trẻ chỉ cần sử dụng phác đồ đặc hiệu của điều trị lao. Can thiệp phẫu thuật (mổ hở và nội soi) chỉ được áp dụng khi vi khuẩn lao gây ra các ổ mủ chèn ép khớp và dây thần kinh.
BS Trần Ngọc Đường khuyến cáo: Trẻ em dưới 5 tuổi thường là đối tượng bị tấn công bởi vi khuẩn lao, vì sức đề kháng yếu. Càng nhỏ, trẻ càng có nguy cơ bị lao thể nặng. Đáng lo ngại, lao ở trẻ em rất khó chẩn đoán qua việc nuôi cấy vi khuẩn.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị sốt kéo dài, hâm hấp nóng tăng dần về chiều, chán ăn, đứng cân hoặc sụt cân, ho, đau ngực, đổ mồ hôi trộm về đêm, sưng đầu gối, gù cột sống; kèm theo người trong gia đình hoặc người chăm sóc trẻ từng bị lao và tìm thấy vi khuẩn lao, thì cần phải nghĩ đến lao và đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa. Biện pháp ngừa lao hữu hiệu chính là tiêm ngừa lao cho trẻ sơ sinh hoặc tiêm cho trẻ dưới một tuổi.
AloBacsi.
Hơn một năm nay, bé Bùi M. Kh. (ba tuổi, TP.HCM) đã được theo dõi, điều trị qua bốn bệnh viện, nhưng không được chẩn đoán đúng bệnh lý lao mô mềm quanh khớp gối trái. Một số bác sĩ (BS) chỉ nghĩ tới viêm khớp gối nên cho bệnh nhi sinh thiết ở gối, không chụp cộng hưởng từ MRI.
Tại khoa Y học Thể thao, BV Nhân dân 115, mới đây, bé Kh. nhập viện trong tình trạng khớp gối trái đau, sưng, không thể duỗi thẳng; người xanh xao, ăn uống kém, mệt mỏi và hay sốt. BS Đỗ Tiến Dũng - Trưởng khoa Y học Thể thao, BV Nhân dân 115 cho biết, kết quả siêu âm, MRI khớp gối cho thấy, bệnh nhi bị nhiễm khuẩn vì tụ dịch, tràn dịch trong và ngoàikhớp gối.
Trẻ càng nhỏ càng khó phát hiện lao. Trong ảnh: Trẻ khám bệnh tại Khoa Nhi (BV Phạm Ngọc Thạch)
Bệnh nhi đã được phẫu thuật nội soi khớp gối kết hợp mổ mở phần mềm khớp gối trái. Kết quả sinh thiết cho thấy, mảnh mô ở khớp có nhiều tế bào hoại tử và chất bã đậu trắng đục (một trong những đặc trưng của bệnh lao). Các BS đã áp dụng phác đồ điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng và kháng lao đặc hiệu.
Theo BS Trần Ngọc Đường - Trưởng khoa Nhi BV Phạm Ngọc Thạch có khoảng 500 ca lao nhi điều trị mỗi năm tại BV, trong đó 60% trường hợp là lao phổi, tiếp đó là lao hạch, lao màng não, lao màng phổi, lao cơ -xương - khớp.
BS Đỗ Tiến Dũng cho biết thêm, đau xương khớp ở trẻ là triệu chứng của nhiều bệnh như sụn chêm hình đĩa, viêm lồi củ trước xương chày (do vận động mạnh, lặp đi lặp lại, gây viêm và sưng đau, hoặc đứt gân tại chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi), trật khớp, viêm xương, viêm sưng đau ngoài khớp… Vì vậy, ở trẻ nhỏ, viêm khớp gối đơn độc (không có bệnh gì khác) rất khó tìm ra nguyên nhân.
Các triệu chứng thường gặp ở viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, đau; hạn chế vận động; sốt nhẹ tăng dần về chiều tối; bạch cầu giảm. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người ta có thể nghĩ đến lao khớp. Trong viêm khớp nhiễm khuẩn, nguyên nhân do vi khuẩn lao chiếm hàng đầu.
Trẻ dễ bị sơ nhiễm vi khuẩn lao ở phổi, sau đó vi khuẩn chủ yếu theo máu đến cư trú tại các xương, đặc biệt là khớp và các xương xốp - nơi nhiều mạch máu li ti. Bệnh nhi không được điều trị kịp thời có thể sẽ làm sụn bị hỏng, hoại tử cơ, dính khớp… Để chẩn đoán, người ta có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp CT hoặc MRI. Phát hiện sớm bệnh, trẻ chỉ cần sử dụng phác đồ đặc hiệu của điều trị lao. Can thiệp phẫu thuật (mổ hở và nội soi) chỉ được áp dụng khi vi khuẩn lao gây ra các ổ mủ chèn ép khớp và dây thần kinh.
BS Trần Ngọc Đường khuyến cáo: Trẻ em dưới 5 tuổi thường là đối tượng bị tấn công bởi vi khuẩn lao, vì sức đề kháng yếu. Càng nhỏ, trẻ càng có nguy cơ bị lao thể nặng. Đáng lo ngại, lao ở trẻ em rất khó chẩn đoán qua việc nuôi cấy vi khuẩn.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị sốt kéo dài, hâm hấp nóng tăng dần về chiều, chán ăn, đứng cân hoặc sụt cân, ho, đau ngực, đổ mồ hôi trộm về đêm, sưng đầu gối, gù cột sống; kèm theo người trong gia đình hoặc người chăm sóc trẻ từng bị lao và tìm thấy vi khuẩn lao, thì cần phải nghĩ đến lao và đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa. Biện pháp ngừa lao hữu hiệu chính là tiêm ngừa lao cho trẻ sơ sinh hoặc tiêm cho trẻ dưới một tuổi.
AloBacsi.