Giáo sư Cook thuộc ngành Động học, Đại học Leeds Metropolitan, Anh quốc cho biết, bắt đầu tập luyện thể thao từ tuổi nào cũng không muộn, quan trọng là chọn được phương thức vận động phù hợp.
40 tuổi
Nhịp đập của tim tăng lên, sự săn chắc cơ bắp giảm xuống, sự trao đổi chất của cơ thể cũng theo đó chậm lại, khi vận động chức năng của tim sẽ gia tăng. Đồng thời, giảm tiết hormone tăng trưởng, các phần như dây chằng, xương khớp, bắp thịt sẽ chịu ảnh hưởng, cơ thể sẽ dần đốt chất béo để làm nguồn năng lượng chủ yếu. Do đó, hình thức vận động phù hợp là: Vận động cường độ cao như bơi, đạp xe đạp, chạy bộ có thể thúc đẩy tiết hormone tăng trưởng, còn các môn rèn luyện thể lực (như đứng lên ngồi xổm xuống hoặc nằm ngửa rồi ngồi dậy thẳng lưng) có thể làm chậm sự teo nhỏ của cơ bắp.
50 tuổi
Ở tuổi này, các triệu chứng đau vai, đau lưng, đau cổ do ngồi nhiều bắt đầu hoành hành. Phụ nữ do ở vào thời kì mãn kinh, lượng xương mất đi tăng nhanh, loãng xương trở thành bệnh phổ biến. Khuyến nghị: không thích hợp với các hình thức vận động cường độ cao. Bơi ngắn hoặc đi bộ nhanh có thể dự phòng và trì hoãn tình trạng loãng xương. Nên chú ý tăng cường vận động cơ bụng, có thể thử tập yoga.
60 tuổi
Chức năng phổi và tính đàn hồi của động mạch nhanh chóng giảm xuống, các bài tập luyện mang tính quy luật rõ ràng là cần thiết. Mục tiêu của vận động lúc này là tăng cường chức năng của tim phổi, tuy nhiên không thể gây va đập lớn đối với các khớp. Do đó, có thể lựa chọn môn cầu lông, đi bộ nhanh, đánh golf.
70 tuổi
Tính đàn hồi của gân và cơ bắp tuổi này rất kém, khi vận động hệ thống tim phổi lại càng mất sức. Người 70 tuổi vitamin D không đủ, tình trạng loãng xương gia tăng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, tim mạch, tâm trạng phiền muộn tăng cao. Hình thức vận động phù hợp là: đi dạo bộ ngoài trời, tập thái cực quyền, tăng cường hấp thụ vitamin D. Chuyên gia đưa ra một hình thức luyện tập phù hợp với người già, có khả năng rèn luyện cơ bắp đùi và vùng hông. Phương thức là: ngồi ghế “lơ lửng”, “bàn tọa” cách ghế khoảng 5-10cm, giữ nguyên tư thế khoảng 3-5 giây, rồi từ từ đứng lên, làm thế 10 lần, sáng tối luyện tập mỗi ngày 1 lần.
80 tuổi
Ngã là nguyên nhân “ra đi” chủ yếu của người già giai đoạn này. Quá nửa số người cao tuổi sẽ cảm thấy cơ bắp suy nhược không sức lực, đến cả việc nhà cũng làm không nổi. Chuyên gia khuyến nghị, khiêu vũ chậm, vẽ tranh, chăm hoa, trồng cây cảnh là phương thức hợp nhất để người cao tuổi vận động và thư giãn. Nếu sức khỏe vẫn tốt thì có thể đi dạo bộ, leo tầng thấp, thực hiện các vận động chậm rãi, nhẹ nhàng
40 tuổi
Nhịp đập của tim tăng lên, sự săn chắc cơ bắp giảm xuống, sự trao đổi chất của cơ thể cũng theo đó chậm lại, khi vận động chức năng của tim sẽ gia tăng. Đồng thời, giảm tiết hormone tăng trưởng, các phần như dây chằng, xương khớp, bắp thịt sẽ chịu ảnh hưởng, cơ thể sẽ dần đốt chất béo để làm nguồn năng lượng chủ yếu. Do đó, hình thức vận động phù hợp là: Vận động cường độ cao như bơi, đạp xe đạp, chạy bộ có thể thúc đẩy tiết hormone tăng trưởng, còn các môn rèn luyện thể lực (như đứng lên ngồi xổm xuống hoặc nằm ngửa rồi ngồi dậy thẳng lưng) có thể làm chậm sự teo nhỏ của cơ bắp.
50 tuổi
Ở tuổi này, các triệu chứng đau vai, đau lưng, đau cổ do ngồi nhiều bắt đầu hoành hành. Phụ nữ do ở vào thời kì mãn kinh, lượng xương mất đi tăng nhanh, loãng xương trở thành bệnh phổ biến. Khuyến nghị: không thích hợp với các hình thức vận động cường độ cao. Bơi ngắn hoặc đi bộ nhanh có thể dự phòng và trì hoãn tình trạng loãng xương. Nên chú ý tăng cường vận động cơ bụng, có thể thử tập yoga.
60 tuổi
Chức năng phổi và tính đàn hồi của động mạch nhanh chóng giảm xuống, các bài tập luyện mang tính quy luật rõ ràng là cần thiết. Mục tiêu của vận động lúc này là tăng cường chức năng của tim phổi, tuy nhiên không thể gây va đập lớn đối với các khớp. Do đó, có thể lựa chọn môn cầu lông, đi bộ nhanh, đánh golf.
70 tuổi
Tính đàn hồi của gân và cơ bắp tuổi này rất kém, khi vận động hệ thống tim phổi lại càng mất sức. Người 70 tuổi vitamin D không đủ, tình trạng loãng xương gia tăng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, tim mạch, tâm trạng phiền muộn tăng cao. Hình thức vận động phù hợp là: đi dạo bộ ngoài trời, tập thái cực quyền, tăng cường hấp thụ vitamin D. Chuyên gia đưa ra một hình thức luyện tập phù hợp với người già, có khả năng rèn luyện cơ bắp đùi và vùng hông. Phương thức là: ngồi ghế “lơ lửng”, “bàn tọa” cách ghế khoảng 5-10cm, giữ nguyên tư thế khoảng 3-5 giây, rồi từ từ đứng lên, làm thế 10 lần, sáng tối luyện tập mỗi ngày 1 lần.
80 tuổi
Ngã là nguyên nhân “ra đi” chủ yếu của người già giai đoạn này. Quá nửa số người cao tuổi sẽ cảm thấy cơ bắp suy nhược không sức lực, đến cả việc nhà cũng làm không nổi. Chuyên gia khuyến nghị, khiêu vũ chậm, vẽ tranh, chăm hoa, trồng cây cảnh là phương thức hợp nhất để người cao tuổi vận động và thư giãn. Nếu sức khỏe vẫn tốt thì có thể đi dạo bộ, leo tầng thấp, thực hiện các vận động chậm rãi, nhẹ nhàng