Một thử nghiệm lâm sàng mới đây cho thấy phụ nữ mang thai tập thể dục thường xuyên trong suốt nửa cuối thai kỳ không giảm tỉ lệ tiểu đường thai nghén.
Các nhà nghiên cứu Na-Uy thấy rằng khi họ chia ngẫu nhiên 855 phụ nữ mang thai tập thể dục 3 lần/tuần hoặc chỉ chăm sóc trước sinh đơn thuần thì những người tập thể dục không giảm khả năng bị tiểu đường thai nghén.
Tại thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, 7% số thai phụ trong nhóm tập thể dục có chẩn đoán tiểu đường thai nghén so với 6% số phụ nữ trong nhóm so sánh.
Theo các tác giả thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ ở Trondheim thì các kết quả này rất đáng ngạc nhiên vì tập luyện thể chất vốn được xem là một phần quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị tiểu đường týp 2.
Nhà nghiên cứu chính Stafne trao đổi với Reuters Health qua email rằng có thể tập thể dục không có tác dụng tương tự ở bệnh tiểu đường thai nghén.
Song mặc dù điều này là đúng thì phụ nữ mang thai vẫn nên tập thể dục ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe tổng thể và kiểm soát cân nặng.
Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal Obstetrics & Gynecology.
Anninhthudo.
Các nhà nghiên cứu Na-Uy thấy rằng khi họ chia ngẫu nhiên 855 phụ nữ mang thai tập thể dục 3 lần/tuần hoặc chỉ chăm sóc trước sinh đơn thuần thì những người tập thể dục không giảm khả năng bị tiểu đường thai nghén.
Tại thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, 7% số thai phụ trong nhóm tập thể dục có chẩn đoán tiểu đường thai nghén so với 6% số phụ nữ trong nhóm so sánh.
Theo các tác giả thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ ở Trondheim thì các kết quả này rất đáng ngạc nhiên vì tập luyện thể chất vốn được xem là một phần quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị tiểu đường týp 2.
Nhà nghiên cứu chính Stafne trao đổi với Reuters Health qua email rằng có thể tập thể dục không có tác dụng tương tự ở bệnh tiểu đường thai nghén.
Song mặc dù điều này là đúng thì phụ nữ mang thai vẫn nên tập thể dục ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe tổng thể và kiểm soát cân nặng.
Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal Obstetrics & Gynecology.
Anninhthudo.