Những người ăn nhiều các loại thịt màu đỏ được chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn 19% so với bình thường. Kết quả nghiên cứu này vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố trên trang Asiaone.com.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Carrie Daniel và đồng nghiệp thuộc Viện Ung thư Quốc gia ở Rockville, Maryland (Mỹ).
500.000 người Mỹ từ 50 tuổi trở lên đã được mời tham gia khảo sát theo dõi về thói quen ăn uống, bao gồm cả mức tiêu thụ thịt trong vòng 9 năm. Kết quả báo cáo cuối cùng ghi nhận, có khoảng 1.800 người trên tổng số 500.000 (gần một nửa) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận.
Trung bình những người đàn ông tham gia khảo sát tiêu thụ khoảng từ 57 đến 85 gram thịt màu đỏ mỗi ngày, trong khi các phụ nữ chỉ dùng từ 28 đến 57 gram. Bảng báo cáo thống kê cũng cho thấy, những người được khảo sát có mức tiêu thụ thịt đỏ cao nhất (khoảng 114 gram mỗi ngày) được chẩn đoán khả năng mắc ung thư thận cao hơn 19% so với những người ăn ít nhất (khoảng 28 gram).
(Nghiên cứu này đã tính đến các yếu tố phổ biến làm gia tăng nguy cơ bệnh như: chế độ ăn uống, lối sống, tuổi tác, chủng tộc, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hay các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường...)
Một báo cáo mới đây trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ còn chỉ ra, có một lượng lớn các hóa chất độc hại được tìm thấy trong các loại thịt nướng màu đỏ. Và đây cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ ung thư. Không những thế, ăn nhiều thịt đỏ còn gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe, nhất là làm gia tăng mảng bám tích tụ trong thành động mạch.
Mặc dù vậy, ở đây các nhà nghiên cứu chỉ khuyên mọi người giảm bớt lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày chứ không nên bỏ hẳn loại thực phẩm này. "Bởi thịt màu đỏ là nguồn thiết yếu cung cấp sắt và protein", tiến sĩ Mohammed El-Faramawi, một nhà dịch tễ học làm việc tại Fort Worth nói.
Bên cạnh đó, để hạn chế lượng hóa chất sinh ra trong quá trình chế biến thịt, một chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên không nên nướng thịt trực tiếp trên ngọn lửa hoặc trên bề mặt kim lọai nóng, nên rút ngắn thời gian nấu và sử dụng lò vi sóng làm chín thịt trước khi đem chế biến ở nhiệt độ cao.
VnExpress.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Carrie Daniel và đồng nghiệp thuộc Viện Ung thư Quốc gia ở Rockville, Maryland (Mỹ).
500.000 người Mỹ từ 50 tuổi trở lên đã được mời tham gia khảo sát theo dõi về thói quen ăn uống, bao gồm cả mức tiêu thụ thịt trong vòng 9 năm. Kết quả báo cáo cuối cùng ghi nhận, có khoảng 1.800 người trên tổng số 500.000 (gần một nửa) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận.
Trung bình những người đàn ông tham gia khảo sát tiêu thụ khoảng từ 57 đến 85 gram thịt màu đỏ mỗi ngày, trong khi các phụ nữ chỉ dùng từ 28 đến 57 gram. Bảng báo cáo thống kê cũng cho thấy, những người được khảo sát có mức tiêu thụ thịt đỏ cao nhất (khoảng 114 gram mỗi ngày) được chẩn đoán khả năng mắc ung thư thận cao hơn 19% so với những người ăn ít nhất (khoảng 28 gram).
(Nghiên cứu này đã tính đến các yếu tố phổ biến làm gia tăng nguy cơ bệnh như: chế độ ăn uống, lối sống, tuổi tác, chủng tộc, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hay các chứng bệnh huyết áp cao, tiểu đường...)
Một báo cáo mới đây trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ còn chỉ ra, có một lượng lớn các hóa chất độc hại được tìm thấy trong các loại thịt nướng màu đỏ. Và đây cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ ung thư. Không những thế, ăn nhiều thịt đỏ còn gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe, nhất là làm gia tăng mảng bám tích tụ trong thành động mạch.
Mặc dù vậy, ở đây các nhà nghiên cứu chỉ khuyên mọi người giảm bớt lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày chứ không nên bỏ hẳn loại thực phẩm này. "Bởi thịt màu đỏ là nguồn thiết yếu cung cấp sắt và protein", tiến sĩ Mohammed El-Faramawi, một nhà dịch tễ học làm việc tại Fort Worth nói.
Bên cạnh đó, để hạn chế lượng hóa chất sinh ra trong quá trình chế biến thịt, một chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên không nên nướng thịt trực tiếp trên ngọn lửa hoặc trên bề mặt kim lọai nóng, nên rút ngắn thời gian nấu và sử dụng lò vi sóng làm chín thịt trước khi đem chế biến ở nhiệt độ cao.
VnExpress.