Đau đớn chuyện dùng muối, đá lạnh, nước... chữa bỏng
Trường hợp bệnh nhân quê Hải Hậu, Nam Định này khiến các bác sĩ Viện Bỏng Quốc Gia nhớ mãi. Khi tới viện, vết bỏng của em bé đã rất sâu. Bố mẹ em cho biết, quê họ miền biển, lưu truyền bài thuốc dân gian chữa bỏng bằng muối rất hiệu nghiệm và họ áp dụng ngay để chữa cho con.
Tuy nhiên theo các bác sĩ, muối có tính kiềm, có khả năng "ăn" da, không thể dùng để chữa bỏng. Chính bởi thế, ngay cả thuốc đánh răng - một thứ "thuốc" được nhiều người dùng bôi khi bị bỏng - dù chỉ chứa một lượng kiềm rất nhỏ - cũng không tốt.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, phó chủ nhiệm Khoa Trẻ em, Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
Vào viện hai hôm trước, cháu Hà, 5 tuổi ở Quảng Ninh bị bỏng khi ngồi nướng mực cùng bố mẹ. Khi thấy lửa yếu đi, bố em liền đổ cả nửa lọ cồn vào khiến ngọn lửa bốc lên. Mẹ em thấy vậy lấy luôn ca nước cần đó hất vào khiến lửa càng bùng lên cao, "liếm" trọn từ ngực lên mặt của cô con gái nhỏ.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp này, người mẹ chỉ cần dùng một tấm vải ướt phủ lên thì có thể dập tắt lửa ngay. Chị không biết là cồn nhẹ nổi trên nước nên nếu lượng cồn nhiều thì việc thêm nước chẳng khác nào "bỏ dầu vào lửa".
Ngay gần đây, cháu Nam, 14 tháng ở Tứ Kỳ, Hải Dương bị vấp vào phích nước sôi khi đang chơi ở nhà cùng cụ nội. Bà cụ 85 tuổi không biết phải xử trí thế nào bèn gọi hàng xóm sang giúp. Khi ấy, mấy người bổ về nhà lấy đá đến đắp vào vết bỏng cho bé để... hạ nhiệt. Sau đó, vùng da này bị hoại tử, em bé phải phẫu thuật cấy da.
Bác sĩ cho biết, việc áp ngay đá lạnh vào vết thương trong thời gian dài có thể làm tê bì các mút thần kinh và gây bỏng lạnh. Trong trường hợp của bé Nam, chỉ cần ngâm vùng cơ thể bị bỏng của em vào nước lạnh sạch trong 15-20 phút thì vết thương của em sẽ dịu lại ngay.
Tuy nhiên, việc đơn giản này không phải ai cũng hiểu đúng và làm đúng. Cũng nghe nói nên ngâm vùng bỏng vào nước lạnh mà anh Hảo (Thường Tín, Hà Nội) đã "dìm" ngay cậu con trai gần một tuổi vào xô nước giếng khi cậu bé bị nồi canh nóng làm bỏng phần mặt và cổ.
Lúc đưa đến Viện Bỏng khám, các bác sĩ xác định vùng tổn thương của bé rất nhẹ nhưng cuối cùng em rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức cấp cứu vì bị viêm phế quản do sặc nước và nhiễm lạnh.
Trường hợp khác, cách đây đã vài năm, một người đàn ông ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội), khi thấy vợ bị bỏng do pháo nổ, đã lẳng ngay chị vào bể nước mưa của gia đình, khiến người vợ suýt chết đuối và sau đó phải điều trị về hô hấp.
Bác sĩ Hải An cho biết, chính ông và các đồng nghiệp trong khoa nhiều khi phải giật mình trước những cách chữa bỏng rất "sáng tạo" của nhiều vị phụ huynh. Có mẹ dùng vôi bôi lên vùng da tổn thương của con vì bà nội hay ăn trầu bảo vôi mát, lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân con khiến vùng tổn thương càng phỏng nặng. Rồi những thứ như trứng, nhựa chuối, tương, mắm... cũng được họ biến thành "thuốc" chữa bỏng.
Ngoài ra, không ít người lại chuộng đắp lá, dùng thuốc đông y để chữa bỏng cho trẻ vì cho rằng như vậy mới lành, lại rẻ.
Ca bệnh của cháu Dung, Vĩnh Phúc ở một điển hình. Cháu bị bỏng nước sôi cả vùng bụng, bố mẹ nghe mách một thày lang trong vùng có loại lá thuốc chữa bỏng rất tốt bèn tìm đến nhờ chữa cho con. Đắp lá hơn một tháng mà con vẫn chẳng khỏi, gia đình mới đưa bé vào viện. Lúc này, da vùng tổn thương của em đã bị hoại tử, các bác sĩ phải phẫu thuật mấy lần để cắt bỏ phần da chết và cấy da mới em mới khỏi được.
Bác sĩ Nguyễn Hải An cho biết, thực ra, việc xử lý khi trẻ bị bỏng khá đơn giản. Nước - liệu pháp rẻ tiền, sẵn có nhất đã được nghiên cứu và chứng minh là rất hiệu quả. Ngâm nước lạnh 15-30 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề cho vết thương. Sau đó, đắp gạc ướt lên rồi băng ép và đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt, cổ... thì có thể dùng khăn sạch, ướt đắp lên.
Theo bác sĩ, khi bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu thì việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di chứng, sẹo xấu. Da trẻ còn rất non nớt, mỏng manh, non nên bố mẹ tuyệt đối càng không được đắp các loại lá, hay "thuốc" tự chế cho con, khiến bệnh càng nặng thêm.
AloBacsi.
Trường hợp bệnh nhân quê Hải Hậu, Nam Định này khiến các bác sĩ Viện Bỏng Quốc Gia nhớ mãi. Khi tới viện, vết bỏng của em bé đã rất sâu. Bố mẹ em cho biết, quê họ miền biển, lưu truyền bài thuốc dân gian chữa bỏng bằng muối rất hiệu nghiệm và họ áp dụng ngay để chữa cho con.
Tuy nhiên theo các bác sĩ, muối có tính kiềm, có khả năng "ăn" da, không thể dùng để chữa bỏng. Chính bởi thế, ngay cả thuốc đánh răng - một thứ "thuốc" được nhiều người dùng bôi khi bị bỏng - dù chỉ chứa một lượng kiềm rất nhỏ - cũng không tốt.
Tiến sĩ Nguyễn Hải An, phó chủ nhiệm Khoa Trẻ em, Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
Vào viện hai hôm trước, cháu Hà, 5 tuổi ở Quảng Ninh bị bỏng khi ngồi nướng mực cùng bố mẹ. Khi thấy lửa yếu đi, bố em liền đổ cả nửa lọ cồn vào khiến ngọn lửa bốc lên. Mẹ em thấy vậy lấy luôn ca nước cần đó hất vào khiến lửa càng bùng lên cao, "liếm" trọn từ ngực lên mặt của cô con gái nhỏ.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp này, người mẹ chỉ cần dùng một tấm vải ướt phủ lên thì có thể dập tắt lửa ngay. Chị không biết là cồn nhẹ nổi trên nước nên nếu lượng cồn nhiều thì việc thêm nước chẳng khác nào "bỏ dầu vào lửa".
Ngay gần đây, cháu Nam, 14 tháng ở Tứ Kỳ, Hải Dương bị vấp vào phích nước sôi khi đang chơi ở nhà cùng cụ nội. Bà cụ 85 tuổi không biết phải xử trí thế nào bèn gọi hàng xóm sang giúp. Khi ấy, mấy người bổ về nhà lấy đá đến đắp vào vết bỏng cho bé để... hạ nhiệt. Sau đó, vùng da này bị hoại tử, em bé phải phẫu thuật cấy da.
Bác sĩ cho biết, việc áp ngay đá lạnh vào vết thương trong thời gian dài có thể làm tê bì các mút thần kinh và gây bỏng lạnh. Trong trường hợp của bé Nam, chỉ cần ngâm vùng cơ thể bị bỏng của em vào nước lạnh sạch trong 15-20 phút thì vết thương của em sẽ dịu lại ngay.
Tuy nhiên, việc đơn giản này không phải ai cũng hiểu đúng và làm đúng. Cũng nghe nói nên ngâm vùng bỏng vào nước lạnh mà anh Hảo (Thường Tín, Hà Nội) đã "dìm" ngay cậu con trai gần một tuổi vào xô nước giếng khi cậu bé bị nồi canh nóng làm bỏng phần mặt và cổ.
Lúc đưa đến Viện Bỏng khám, các bác sĩ xác định vùng tổn thương của bé rất nhẹ nhưng cuối cùng em rơi vào tình trạng nguy kịch, phải hồi sức cấp cứu vì bị viêm phế quản do sặc nước và nhiễm lạnh.
Trường hợp khác, cách đây đã vài năm, một người đàn ông ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội), khi thấy vợ bị bỏng do pháo nổ, đã lẳng ngay chị vào bể nước mưa của gia đình, khiến người vợ suýt chết đuối và sau đó phải điều trị về hô hấp.
Bác sĩ Hải An cho biết, chính ông và các đồng nghiệp trong khoa nhiều khi phải giật mình trước những cách chữa bỏng rất "sáng tạo" của nhiều vị phụ huynh. Có mẹ dùng vôi bôi lên vùng da tổn thương của con vì bà nội hay ăn trầu bảo vôi mát, lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp ở chân con khiến vùng tổn thương càng phỏng nặng. Rồi những thứ như trứng, nhựa chuối, tương, mắm... cũng được họ biến thành "thuốc" chữa bỏng.
Ngoài ra, không ít người lại chuộng đắp lá, dùng thuốc đông y để chữa bỏng cho trẻ vì cho rằng như vậy mới lành, lại rẻ.
Ca bệnh của cháu Dung, Vĩnh Phúc ở một điển hình. Cháu bị bỏng nước sôi cả vùng bụng, bố mẹ nghe mách một thày lang trong vùng có loại lá thuốc chữa bỏng rất tốt bèn tìm đến nhờ chữa cho con. Đắp lá hơn một tháng mà con vẫn chẳng khỏi, gia đình mới đưa bé vào viện. Lúc này, da vùng tổn thương của em đã bị hoại tử, các bác sĩ phải phẫu thuật mấy lần để cắt bỏ phần da chết và cấy da mới em mới khỏi được.
Bác sĩ Nguyễn Hải An cho biết, thực ra, việc xử lý khi trẻ bị bỏng khá đơn giản. Nước - liệu pháp rẻ tiền, sẵn có nhất đã được nghiên cứu và chứng minh là rất hiệu quả. Ngâm nước lạnh 15-30 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa giảm đau, giảm phù nề cho vết thương. Sau đó, đắp gạc ướt lên rồi băng ép và đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt, cổ... thì có thể dùng khăn sạch, ướt đắp lên.
Theo bác sĩ, khi bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu thì việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di chứng, sẹo xấu. Da trẻ còn rất non nớt, mỏng manh, non nên bố mẹ tuyệt đối càng không được đắp các loại lá, hay "thuốc" tự chế cho con, khiến bệnh càng nặng thêm.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513