Ghi nhớ những nguyên tắc sau đây để giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn |
[h=2]1. Không nên đến bệnh viện quá sớm:[/h] Đây là lời khuyên của hầu hết những người đã có kinh nghiệm trong việc sinh nở. Đến bệnh viện quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi hơn vì quá đông đúc và trật trội. Dù vậy, bạn cần nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.
Nhiều thai phụ cũng tức tốc vào viện khi thấy ra máu báo - vệt dịch màu hồng. Đây đúng là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh, nhưng không phải là ngay lập tức nếu không kèm theo cơn đau đặc trưng của chuyển dạ. Nhiều người có máu báo vẫn phải đợi đến mấy ngày.
Đối với những người lần đầu tiên làm mẹ, khi các cơn co thắt kéo dài ít nhất 1 phút và cứ 10 phút lại lặp lại một lần thì đó là thời điểm nên nhập viện. Còn trước đó chỉ là những cơn co thắt bình thường , không nên vì thế mà lo lắng vô ích.
Thời điểm hợp lý để bạn nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần (giới chuyên môn gọi là cơn co tần số 3, tức là 3 cơn trong 10 phút). Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.
[h=2]2. Vận động một chút:[/h] Điều này không chỉ giúp bạn giải tỏa phần nào những khó chịu mà còn làm cho việc sinh nở thuận lợi hơn. Sau khi được bác sĩ cho phép, bạn có thể đi vòng quanh sân bệnh viện một chút, nhẹ nhàng vung tay vung chân, thậm chí từ từ đứng lên ngồi xuống. Nhiều bà bầu thường nghĩ rằng việc di chuyển như thế sẽ càng làm đau thêm và nhỡ đâu bé bất ngờ chào đời. Trên thực tế, việc di chuyển sẽ giúp quá trình sinh nở được dễ dàng hơn và còn giúp các mẹ bầu đỡ đau .
[h=2]4. Cần có tâm trạng tốt:[/h] Rất nhiều thai phụ do sinh lần đầu nên thiếu hiểu biết đối với việc sinh đẻ, cho rằng: sinh đẻ phát sinh cơn đau dữ dội, cũng có người lo lắng quá về vấn đề sức khoẻ và giới tính của thai nhi… Do đó, khi sinh thường có những tâm trạng không tốt như căng thẳng, lo lắng, bất an, hoảng sợ, u uất, nôn nóng… Những tâm trạng không tốt này có thể gây ức chế việc co rút cổ tử cung , thông qua hệ thống của thần kinh trung ương, dẫn đến cổ tử cung co bóp không có lực, cổ tử cung không mở…
Để tránh phát sinh những tâm trạng nêu trên, thai phụ nên nắm những kiến thức cần thiết trước khi sinh, xoá bỏ những lo lắng không cần thiết, cố gắng kiểm soát tâm trạng của bản thân. Các chuyên gia y học nhấn mạnh rằng, sản phụ khi chuyển dạ không sợ hãi, không lo lắng, duy trì được tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ rất có lợi cho việc chào đời thuận lợi của thai nhi và quá trình hồi phục tử cung sau sinh.
[h=2]5. Hạn chế la hét:[/h] Khi một số sản phụ trong phòng sinh chuyển dạ, không thể chịu đựng được cơn đau do quá trình co bóp tử cung thì la to, hét lớn. Các thai phụ mong lấy việc la hét để giảm nhẹ cơn đau. Việc la hét liên tục này sẽx làm cho cơ thể và tinh thần thai phụ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài và chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ.
La hét không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại sẽ làm tinh thần căng thẳng , tăng sự nhạy cảm đối với cơn đau, tiêu hao sức lực, làm cho cảm giác đau đớn tăng chứ không giảm. Các thai phụ nên tăng cường phối hợp giữa thả lỏng cơ thể và điều tiết hô hấp . Sản phụ phối hợp tốt với sự chỉ dẫn của bác sĩ mới đảm bảo tiến triển thuận lợi trong quá trình sinh đẻ .
[h=2]7. Thở đúng cách:[/h] Ai cũng biết, thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, sản phụ sẽ bớt mệt mỏi và ít đau đớn hơn. Bạn có thể tham khảo những cách thở đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh con hoặc đơn giản hơn là hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, nữ hộ sinh .
Meo.vn (Theo Dinhduong)