Bị bệnh mày đay, anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) uống thuốc đã 6 tháng nhưng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là da tay anh lại tróc vảy, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Theo PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời điểm này ở miền Bắc thường lạnh kèm theo hanh, khô nên số người mắc các bệnh về da tăng lên. Hầu hết, những người đến khám có các triệu chứng của bệnh mày đay, viêm da cơ địa, viêm môi…. Hiện mỗi ngày, Viện khám cho gần 100 bệnh nhân trong đó phần nhiều bị viêm da.
Trường hợp chị T, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ vào mùa đông là da lại tróc vảy, nổi mẩn đỏ. Chị T cho biết, trời lạnh thì bệnh càng nặng hơn. Đi khám các bác sĩ nói chị bị viêm da dị ứng theo mùa. Ban đầu, da khô, nứt nẻ, bong vảy ở các đầu ngón tay sau đó lan dần hết cả bàn. Hiện tại, tay của chị T khó co duỗi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Vào mùa đông da thường bị tróc vẩy, ngứa ngáy
Anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) thỉnh thoảng lại thấy da bị phù và rất ngứa, lúc ở mặt, lúc ở môi. Đi khám, anh mới biết mình bị mày đay. Lúc đầu, thấy da phù, càng gãi càng ngứa, anh H nghĩ mình chỉ bị dị ứng, uống thuốc vào là khỏi. Dù anh H uống thuốc đã 6 tháng nhưng bệnh cũng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là bệnh của anh H lại nặng lên. “Mùa hè thì đỡ nhưng cứ đến mùa lạnh, hanh khô lại bị”. Anh H chia sẻ.
Lý giải điều này, BS Khang cho rằng, hiện tượng khô da mùa đông là do độ ẩm của không khí giảm. Hơn nữa, mặt và tay là vùng da tiếp xúc nhiều nhất với môi trường nên dễ bị khô, nẻ, bong vẩy. Đối với bệnh viêm da cơ địa nói chung, có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến 7-8 tuổi thường tự khỏi. Khi không khỏi, bệnh chuyển thành viêm da cơ địa rồi thành mãn tính.
Bệnh mày đay thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, với biểu hiện cấp tính, có thể tồn tại trong vài giờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến hàng tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
Đối với loại bệnh này, PGS Khang cho biết, thời điểm này, bệnh nhân đến khám và điều trị cũng tăng lên đáng kể. Trước khi giao mùa, bệnh nhân thường tự nhận biết được bệnh và nghĩ rằng bệnh thường tự khỏi trong một thời gian ngắn nên ít khi đến khám. Hầu hết những trường hợp bệnh kéo dài do thời tiết hanh khô mới đến khám.
Viêm môi cũng là một trong những bệnh hay gặp mùa lạnh. Bệnh thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là do da môi dễ bị khô, nứt. Ngoài ra, thói quen liếm môi cộng với không khí lạnh nên việc liếm này làm nước bọt ngấm vào da môi càng khiến môi nứt nẻ hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Gàu da đầu cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông. Bệnh thường gây ngứa, khó chịu nhưng điều làm bệnh nhân phiền phức nhất là gàu bong ra và rơi trên vai áo, kèm theo các vết đỏ có vảy khô ở mặt. Nhiều người cảm thấy mất tự tin khi mắc bệnh này.
Theo PGS Khang, các bệnh về da hay gặp mùa đông sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt nếu biết cách phòng ngừa. (Ảnh: NLĐ)
Những bệnh này sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt và nếu biết cách phòng ngừa. PGS Khang khuyến cáo, khi trời lạnh, cần bôi kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày, chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước, vitamin.
PGS Khang lưu ý, không nên ở quá lâu trong phòng có điều hòa nhiệt độ, dành thời gian tập thể thao cho ra nhiều mồ hôi cũng giúp cho da giảm khô. Ngoài ra, nên người bệnh tắm rửa thường xuyên để hạn chế các vi sinh vật, nấm gây bệnh.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với những người nội trợ khi tiếp xúc với xà phòng cần đi găng tay bảo vệ để tránh hóa chất. Những người vốn đã bị bệnh về da nếu không đi găng tay thì da sẽ bị nứt, khô nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần tắm nước ấm, không tắm nóng quá, dễ gây ngứa.
Điều tốt nhất cần làm trong mùa đông
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ, tuy không thể làm thường xuyên như những ngày ấm áp thì nhất thiết phải thực hiện trong những trường hợp bắt buộc, ví dụ như sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị bữa ăn, sau khi lau dọn bàn ghế, sau khi tập thể thao, sau khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng... và tất nhiên, phải rửa sạch bằng xà phòng đúng cách.
Tránh tiếp xúc với nước bắn ra khi chúng ta khạc nhổ hay thông mũi, tốt nhất nên sử dụng khăn giấy chứ không nên sử dụng khăn mùi soa vì đó là trung tâm trú ẩn của các loại vi khuẩn.
Tập thể dục, chơi thể thao và nghỉ ngơi hợp lý
Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp chúng ta giữ dáng, chống lại stress, mệt mỏi, buồn ngủ và giảm áp lực.
Nếu bạn không có điều kiện để tham gia các lớp thể dục hay chơi một môn thể thao nào đó thì 15 đến 30 phút đi bộ là một cách tốt nhất để vận động, giữ gìn sức khỏe trong mùa đông. Và tất nhiên, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bạn luôn cảm thấy thoải mái và thư giãn đầu óc.
Các hoạt động ngoài trời là liều thuốc tốt nhất
Tiết trời u ám mùa đông sẽ tác động đến đồng hồ sinh học của chúng ta và làm chúng ta luôn cảm thấy buồn chán, u uất, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện điều nay, bạn nên tăng cường các hoạt động ở ngoài trời.
Nếu thời tiết cho phép, hãy ra ngoài và tập vài động tác thể dục đơn giản hay đi dạo để cải thiện tâm trạng. Một lý do nữa mà chúng ta cần tham gia hoạt động ngoài trời là vì vào mùa đông, ít khi trời nắng nên chúng ta luôn trong tình trạng thiếu vitamin D, một loại viatamin rất cần thiết cho da và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Giữ căn phòng thoáng mát tự nhiên
Không khí ở trong nhà kín luôn ô nhiễm và chứa nhiều virus vì vậy, mặc dù mùa đông lạnh nhưng bạn cũng nên mở hết các cửa sổ lớn 1 lần/ngày khoảng 10 phút vào những ngày đông để không khí trong nhà thoát ra và sự thông gió tự nhiên sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chúng ta không nên ăn thức ăn có quá nhiều calo trong mùa đông, những bữa ăn nhiều chất và nhiều mỡ sẽ làm chúng ta cảm thấy đầy bụng và khó chịu.
Để tăng sức đề kháng bạn nên ăn nhiều các loại trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các loại ngũ cốc nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại sự căng thẳng. Sữa chua cũng tốt cho cơ thể trong mùa này vì nó chứa rất nhiều lợi khuẩn.
24h.com
Theo PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời điểm này ở miền Bắc thường lạnh kèm theo hanh, khô nên số người mắc các bệnh về da tăng lên. Hầu hết, những người đến khám có các triệu chứng của bệnh mày đay, viêm da cơ địa, viêm môi…. Hiện mỗi ngày, Viện khám cho gần 100 bệnh nhân trong đó phần nhiều bị viêm da.
Trường hợp chị T, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ vào mùa đông là da lại tróc vảy, nổi mẩn đỏ. Chị T cho biết, trời lạnh thì bệnh càng nặng hơn. Đi khám các bác sĩ nói chị bị viêm da dị ứng theo mùa. Ban đầu, da khô, nứt nẻ, bong vảy ở các đầu ngón tay sau đó lan dần hết cả bàn. Hiện tại, tay của chị T khó co duỗi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Vào mùa đông da thường bị tróc vẩy, ngứa ngáy
Anh H (Thanh Xuân, Hà Nội) thỉnh thoảng lại thấy da bị phù và rất ngứa, lúc ở mặt, lúc ở môi. Đi khám, anh mới biết mình bị mày đay. Lúc đầu, thấy da phù, càng gãi càng ngứa, anh H nghĩ mình chỉ bị dị ứng, uống thuốc vào là khỏi. Dù anh H uống thuốc đã 6 tháng nhưng bệnh cũng không khỏi. Cứ thời tiết trở lạnh là bệnh của anh H lại nặng lên. “Mùa hè thì đỡ nhưng cứ đến mùa lạnh, hanh khô lại bị”. Anh H chia sẻ.
Lý giải điều này, BS Khang cho rằng, hiện tượng khô da mùa đông là do độ ẩm của không khí giảm. Hơn nữa, mặt và tay là vùng da tiếp xúc nhiều nhất với môi trường nên dễ bị khô, nẻ, bong vẩy. Đối với bệnh viêm da cơ địa nói chung, có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến 7-8 tuổi thường tự khỏi. Khi không khỏi, bệnh chuyển thành viêm da cơ địa rồi thành mãn tính.
Bệnh mày đay thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, với biểu hiện cấp tính, có thể tồn tại trong vài giờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến hàng tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
Đối với loại bệnh này, PGS Khang cho biết, thời điểm này, bệnh nhân đến khám và điều trị cũng tăng lên đáng kể. Trước khi giao mùa, bệnh nhân thường tự nhận biết được bệnh và nghĩ rằng bệnh thường tự khỏi trong một thời gian ngắn nên ít khi đến khám. Hầu hết những trường hợp bệnh kéo dài do thời tiết hanh khô mới đến khám.
Viêm môi cũng là một trong những bệnh hay gặp mùa lạnh. Bệnh thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là do da môi dễ bị khô, nứt. Ngoài ra, thói quen liếm môi cộng với không khí lạnh nên việc liếm này làm nước bọt ngấm vào da môi càng khiến môi nứt nẻ hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Gàu da đầu cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông. Bệnh thường gây ngứa, khó chịu nhưng điều làm bệnh nhân phiền phức nhất là gàu bong ra và rơi trên vai áo, kèm theo các vết đỏ có vảy khô ở mặt. Nhiều người cảm thấy mất tự tin khi mắc bệnh này.
Theo PGS Khang, các bệnh về da hay gặp mùa đông sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt nếu biết cách phòng ngừa. (Ảnh: NLĐ)
Những bệnh này sẽ không gây thương tổn nặng nề tới sinh hoạt và nếu biết cách phòng ngừa. PGS Khang khuyến cáo, khi trời lạnh, cần bôi kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày, chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều nước, vitamin.
PGS Khang lưu ý, không nên ở quá lâu trong phòng có điều hòa nhiệt độ, dành thời gian tập thể thao cho ra nhiều mồ hôi cũng giúp cho da giảm khô. Ngoài ra, nên người bệnh tắm rửa thường xuyên để hạn chế các vi sinh vật, nấm gây bệnh.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với những người nội trợ khi tiếp xúc với xà phòng cần đi găng tay bảo vệ để tránh hóa chất. Những người vốn đã bị bệnh về da nếu không đi găng tay thì da sẽ bị nứt, khô nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần tắm nước ấm, không tắm nóng quá, dễ gây ngứa.
Điều tốt nhất cần làm trong mùa đông
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay sạch sẽ, tuy không thể làm thường xuyên như những ngày ấm áp thì nhất thiết phải thực hiện trong những trường hợp bắt buộc, ví dụ như sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị bữa ăn, sau khi lau dọn bàn ghế, sau khi tập thể thao, sau khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng... và tất nhiên, phải rửa sạch bằng xà phòng đúng cách.
Tránh tiếp xúc với nước bắn ra khi chúng ta khạc nhổ hay thông mũi, tốt nhất nên sử dụng khăn giấy chứ không nên sử dụng khăn mùi soa vì đó là trung tâm trú ẩn của các loại vi khuẩn.
Tập thể dục, chơi thể thao và nghỉ ngơi hợp lý
Hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp chúng ta giữ dáng, chống lại stress, mệt mỏi, buồn ngủ và giảm áp lực.
Nếu bạn không có điều kiện để tham gia các lớp thể dục hay chơi một môn thể thao nào đó thì 15 đến 30 phút đi bộ là một cách tốt nhất để vận động, giữ gìn sức khỏe trong mùa đông. Và tất nhiên, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bạn luôn cảm thấy thoải mái và thư giãn đầu óc.
Các hoạt động ngoài trời là liều thuốc tốt nhất
Tiết trời u ám mùa đông sẽ tác động đến đồng hồ sinh học của chúng ta và làm chúng ta luôn cảm thấy buồn chán, u uất, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện điều nay, bạn nên tăng cường các hoạt động ở ngoài trời.
Nếu thời tiết cho phép, hãy ra ngoài và tập vài động tác thể dục đơn giản hay đi dạo để cải thiện tâm trạng. Một lý do nữa mà chúng ta cần tham gia hoạt động ngoài trời là vì vào mùa đông, ít khi trời nắng nên chúng ta luôn trong tình trạng thiếu vitamin D, một loại viatamin rất cần thiết cho da và giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Giữ căn phòng thoáng mát tự nhiên
Không khí ở trong nhà kín luôn ô nhiễm và chứa nhiều virus vì vậy, mặc dù mùa đông lạnh nhưng bạn cũng nên mở hết các cửa sổ lớn 1 lần/ngày khoảng 10 phút vào những ngày đông để không khí trong nhà thoát ra và sự thông gió tự nhiên sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chúng ta không nên ăn thức ăn có quá nhiều calo trong mùa đông, những bữa ăn nhiều chất và nhiều mỡ sẽ làm chúng ta cảm thấy đầy bụng và khó chịu.
Để tăng sức đề kháng bạn nên ăn nhiều các loại trái cây vì chúng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các loại ngũ cốc nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và chống lại sự căng thẳng. Sữa chua cũng tốt cho cơ thể trong mùa này vì nó chứa rất nhiều lợi khuẩn.
24h.com
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534