Bệnh nhân có ám ảnh nghi bệnh. Họ luôn cảm thấy khó chịu, ngứa, vướng… ở họng. Bệnh nhân thường đã đi khám và chữa bệnh nhiều lần ở các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa hô hấp nhưng không phát hiện ra bệnh gì nên điều trị không có kết quả.
Bệnh loạn cảm họng là một bệnh tâm thần, thuộc nhóm bệnh lo âu
Nguyên nhân của bệnh là do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não chứ không phải do bệnh lý ở họng gây ra. Điều khó khăn nhất của bệnh này không phải là chẩn đoán hoặc điều trị, mà là bệnh nhân và thầy thuốc không chịu thừa nhận đó là bệnh tâm thần mà luôn nghĩ rằng đó là bệnh tai mũi họng hoặc bệnh hô hấp. Nhiều bệnh nhân đã mất nhiều năm chạy chữa, tốn kém rất nhiều tiền bạc mà vẫn hoàn toàn mang bệnh. Loạn cảm họng phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Cảm giác ngứa, vướng, khó chịu ở họng.
- Khám tai mũi họng không phát hiện ra bệnh lý thực tổn.
- Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật nên luôn tìm mọi cách để đi khám và điều trị bệnh.
- Bệnh nhân biết rằng sự lo lắng của mình là quá mức, nhưng không sao kiểm soát được lo lắng.
- Bệnh phải kéo dài trên 6 tháng.
Loạn cảm họng
Điều trị
Loạn cảm họng là ám ảnh nghi bệnh, một bệnh nằm trong nhóm bệnh rối loạn lo âu, vì thế việc điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, nước súc miệng là không cần thiết và không hiệu quả. Thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh này phải là thuốc chống trầm cảm. Có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomiramin) hoặc nhóm thuốc SSRI (sertralin, paroxetin, fluoxetin). Khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của loạn cảm họng sẽ hết nhanh chóng sau một vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị củng cố kéo dài ít nhất 36 tháng để tránh tái phát. Cụ thể là thuốc amitriptylin uống sáng và tối hoặc setralin và olanzapin uống buổi tối.
Theo Sức khỏe và đời sống
Bệnh loạn cảm họng là một bệnh tâm thần, thuộc nhóm bệnh lo âu
Nguyên nhân của bệnh là do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não chứ không phải do bệnh lý ở họng gây ra. Điều khó khăn nhất của bệnh này không phải là chẩn đoán hoặc điều trị, mà là bệnh nhân và thầy thuốc không chịu thừa nhận đó là bệnh tâm thần mà luôn nghĩ rằng đó là bệnh tai mũi họng hoặc bệnh hô hấp. Nhiều bệnh nhân đã mất nhiều năm chạy chữa, tốn kém rất nhiều tiền bạc mà vẫn hoàn toàn mang bệnh. Loạn cảm họng phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Cảm giác ngứa, vướng, khó chịu ở họng.
- Khám tai mũi họng không phát hiện ra bệnh lý thực tổn.
- Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật nên luôn tìm mọi cách để đi khám và điều trị bệnh.
- Bệnh nhân biết rằng sự lo lắng của mình là quá mức, nhưng không sao kiểm soát được lo lắng.
- Bệnh phải kéo dài trên 6 tháng.
Loạn cảm họng
Loạn cảm họng là ám ảnh nghi bệnh, một bệnh nằm trong nhóm bệnh rối loạn lo âu, vì thế việc điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, nước súc miệng là không cần thiết và không hiệu quả. Thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh này phải là thuốc chống trầm cảm. Có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, clomiramin) hoặc nhóm thuốc SSRI (sertralin, paroxetin, fluoxetin). Khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của loạn cảm họng sẽ hết nhanh chóng sau một vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị củng cố kéo dài ít nhất 36 tháng để tránh tái phát. Cụ thể là thuốc amitriptylin uống sáng và tối hoặc setralin và olanzapin uống buổi tối.
Theo Sức khỏe và đời sống