Đừng nhầm cảm lạnh là cúm


blue

Active Member
796
39
28
Xu
0
Trong tiết trời khá khắc nghiệt của toàn miền Bắc hiện nay, rất nhiều người gặp phải những triệu chứng như ho, viêm họng, sổ mũi... kéo dài. Một số người lo ngại đây có thể là một "dịch cúm", nhưng kỳ thực, giữa cảm lạnh và cúm có sự khác nhau khá rõ ràng.


Mùa Đông - đó là mùa của chứng nghẹt mũi khó chịu. Cảm lạnh thông thường cũng được coi là một trong những chứng dị ứng trong mùa Đông, có thể khiến bạn cảm thấy lạnh từ bên trong cơ thể lạnh ra, bị sốt nhẹ, đau họng và ho, chảy nước mũi, mắt đỏ và ngứa... trong khi các chứng dị ứng thông thường khác không như vậy.

Chứng bệnh mùa Đông

Điểm chung giữa dịch cúm và các triệu chứng cảm lạnh hàng loạt do nguyên nhân thời tiết là thường xảy ra vào mùa Đông - trong tiết trời lạnh giá. Tuy nhiên, virus cúm không chỉ hoành hành riêng trong mùa Đông mà nó ảnh hưởng tới sức khỏe của con người trong bất kỳ thời tiết nào xuất hiện.

Cảm lạnh là một bệnh hô hấp nhẹ hơn cúm. Cảm lạnh thông thường được gây ra bởi rhinoviruses, adenovirus, coronavirus - những chủng virus có khả năng tàn phá các xoang của bạn gây nên chứng viêm họng cấp, sổ mũi kéo theo ho kéo dài. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức cơ thể và mệt mỏi ở dạng nhẹ - nhưng đây không phải là phản ứng của cơ thể khi bị lạnh mà do các virus cảm lạnh gây ra. Những biểu hiện này dễ khiến bạn nhầm tưởng là đang bị cúm. Nhưng sự thật là khi thực sự bị cúm, ngoài các biểu hiện trên, bạn còn cảm thấy đau nhức trầm trọng toàn bộ cơ bắp và mỏi rã rời các khớp xương. Trong khi các triệu chứng cảm lạnh có thể làm phiền bạn chỉ trong một vài ngày thì các triệu chứng bệnh cúm có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt tới vài tuần. Thường thì khi bị cúm, biểu hiện thông thường nói trên sẽ trầm trọng và rõ rệt hơn rất nhiều so với cảm lạnh thông thường. Cúm cũng có thể gây ra viêm phổi và khiến bạn phải nhập viện.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm là chích ngừa cúm hàng năm. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các virus cúm, nhưng có thể được ngăn ngừa bằng tiêm phòng cúm và thuốc kháng virus mới, như Tamiflu, có thể giúp rút ngắn thời gian của bệnh cúm. Còn nếu nghi ngờ bị cảm lạnh, cách điều trị tốt nhất là bạn nên sử dụng thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi.

Ăn gì khi bị cảm, cúm?

Khi bạn cảm thấy cơ thể có một vài biểu hiện tương tự các triệu chứng cảm lạnh và cúm, đừng bi quan vì chế độ ăn uống vẫn có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, khi mùa Đông tới, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chính là cách phòng và chữa bệnh chủ động nhất.

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, súp gà hoặc các món gà hầm giúp ngăn chặn những viêm nhiễm dẫn tới các triệu chứng cảm lạnh. Ăn một bát súp gà/gà hầm nóng giúp bạn giảm lượng tiết dịch nhầy ở mũi, họng gây tắc nghẽn và làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan này. Các loại rau gia vị có trong món canh gà còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch đấu tranh với sự xâm hại của virus để tự vệ.

Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, tỏi được coi như loại thuốc kháng virus tự nhiên giúp ngăn ngừa cảm lạnh cũng như rút ngắn thời gian của bệnh. Allicin - hợp chất tạo ra mùi hăng đặc trưng của tỏi có khả năng chống lại cảm lạnh hiệu quả đến khó tin. Nếu không ăn được tỏi tươi, bạn có thể sử dụng các cách chế biến tỏi khác bởi khả năng chữa cảm lạnh của tỏi khi được chế biến vẫn gần như được bảo toàn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các đồ uống, thức ăn chế biến từ mật ong - tốt nhất là ngậm mật ong tươi - để điều trị chứng ho. Mật ong có tác dụng bao phủ bề mặt cổ họng, làm ẩm và giảm các kích thích gây ho. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Chất chống oxy hóa có trong trà xanh cũng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và thúc đẩy hệ thống này sản sinh ra các tế bào chống lại virus cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin C hằng ngày vì đây chính là nền tảng để cơ thể ngăn ngừa sự khởi phát của các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm giàu chất này như như dâu tây, cam, cà chua và bông cải xanh... sẽ có tác dụng tốt và kịp thời hơn rất nhiều so với vitamin C đã qua chế xuất. Thiếu sắt cũng có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bạn - vì thế, hãy bổ sung sắt bằng cách ăn thịt đỏ nếu bạn cảm thấy cơ thể mình thiếu vi chất này.

Tgvn.com.vn
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.