Thời tiết se lạnh cuối năm làm nhiều người trở cơn hen đột ngột. Nhưng điều lo ngại nhất là tình trạng lạm dụng thuốc và gây ra nhiều biến chứng nguy hại.
Thay đổi thời tiết dễ bột phát cơn hen
Đưa hai con gái đến điều trị chứng khò khè, khó thở, chị L.H.L. (45 tuổi) cho biết, mỗi năm vào dịp cận Tết là hai con của chị lại lên cơn hen. Sau khi thăm khám, PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, phụ trách Trung tâm Chăm sóc hô hấp, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết, con của chị L. có cơ địa dị ứng nên dễ lên cơn hen khi thời tiết thay đổi. Khá nhiều bệnh nhân bột phát cơn hen suyễn trong dịp này. Nguy hiểm hơn là trên thị trường đang có nhiều loại thuốc cắt cơn hen độc hại. Cụ thể nhóm thuốc Asmacort dạng uống có chứa corticoid cực độc, giá khoảng 8.000 đồng/100 viên.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan so sánh, ở một bệnh nhân lên cơn hen, nếu sử dụng thuốc cắt cơn dạng xịt vào họng với liều nặng nhất là 1.000 microgam thì nhóm Asmacort phải dùng đến 40.000 microgram. Chính liều lượng cho một lần sử dụng chứa quá nhiều corticoid, nên người bệnh có nguy cơ mắc bệnh Cushing như: gây béo do giữ nước, mệt mỏi, cơ yếu, mặt đỏ bừng, da mỏng, dễ bầm tím, mọc lông tóc dày, mụn...
Nếu dùng thuốc xịt khi vào họng sẽ tác động trực tiếp vào đường thở, tác dụng nhanh, hạ ngay cơn kịch phát, đồng thời ít đi vào máu, ít gây ra tác dụng phụ thì ngược lại, với thuốc dạng uống, corticoid vào máu, "chu du" khắp cơ thể. Việc dùng lâu dài thuốc dạng uống sẽ mắc thêm bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xuất huyết, cườm mắt, loét dạ dày, loãng xương, teo cơ, mỏng da và dễ bị lao phổi.
BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM - cho biết thêm: "Trong thuốc Asmacort có chứa nhiều thành phần theophyllin, corticoid và an thần. Theophyllin có chức năng giãn phế quản, nhưng rất yếu và chậm. Vì vậy, nó không thích hợp để ngừa cơn hen bột phát; trong khi chất này có nhiều tác dụng phụ khác như gây mất ngủ, lo âu, nôn ói. Nếu người bệnh dùng không đúng liều còn bị xuất huyết tiêu hóa, co giật, ngộ độc. Còn với thành phần thuốc an thần, nếu bệnh nhân uống quá liều có thể gây ngưng thở ngay tức khắc. Nguy hiểm hơn, theophyllin và an thần kết hợp sẽ tăng tác dụng phụ và độc tính của thuốc.
Thực tế, nhóm thuốc kenacort, với giá rẻ vài chục ngàn đồng/ống, thường được sử dụng ở vùng nông thôn. Các BS cho biết, đây là loại thuốc chứa corticoid dạng dầu, dùng đường tiêm. Loại thuốc này được quảng cáo chỉ cần tiêm một lần, bệnh hen suyễn sẽ an toàn suốt sáu tháng nên được nhiều bệnh nhân chọn lựa. Thực tế, thuốc có tác hại toàn thân do corticoid tồn tại lâu trong cơ thể; trong khi tác dụng phòng ngừa chưa được chứng minh hiệu quả. Thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lâu dài đến người. Ngoài ra, vùng được chích còn có khả năng bị teo cơ. Theo BS Trần Anh Tuấn, nhiều lần Hội Hô hấp TP.HCM đã khuyến nghị không nên cho các loại thuốc này lưu hành trên thị trường, nhưng chúng vẫn tồn tại.
Nhiều bệnh nhi đang phun khí dung tại BV Nhi Đồng 1 TP.HCM
Không lạm dụng phun khí dung
Hiện khoa Hô hấp của BV Nhi Đồng 1 đang điều trị cho 270 ca nội trú. Trong đó, có đến 20% trường hợp lần đầu được chẩn đoán bị hen suyễn. Các BS khuyến cáo, sai lầm của phụ huynh có con hen suyễn là tự mua thuốc uống vì các tiệm thuốc Tây vẫn tùy tiện bán thuốc cho trẻ hen suyễn. Các loại thuốc sử dụng không phù hợp sẽ dễ gây dị ứng cho trẻ, có thể lên cơn nặng và kéo dài hơn. Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như: sưng mắt, sưng môi, khò khè, nghe tiếng rít ở cổ, khó thở, thở nhanh, khó nuốt... phải sử dụng thuốc xịt họng cấp cứu và cho nhập viện ngay. Ở nước ngoài, bệnh nhân dị ứng nặng có nguy cơ sốc phản vệ đều được trang bị thuốc epinephine để bệnh nhân tự chích trước khi gọi cấp cứu. Dạng thuốc này chưa có tại Việt Nam.
BS Trần Anh Tuấn cảnh báo, dù là thuốc uống không độc hại cũng gây nguy hiểm cho trẻ hen suyễn vì thuốc uống có tác dụng hạ cơn rất lâu, phải mất thời gian từ 60-90 phút. Bên cạnh đó, nhân viên y tế và phụ huynh cũng không được lạm dụng việc phun khí dung để cắt cơn. Hiện, một số phụ huynh tự ý mua máy phun khí dung về nhà sử dụng, khi trẻ lên cơn sẽ phun khí cắt cơn. Thế nhưng, theo các BS, bệnh hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp nên việc dùng corticoid dạng xịt họng là cách điều trị cơ bản nhất.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan tư vấn, với bệnh nhân bị hen suyễn do phấn hoa thì việc phòng ngừa phấn hoa bằng khẩu trang thông thường không hiệu quả vì phân tử của phấn hoa rất nhỏ, dễ len lỏi qua khẩu trang. Với những gia đình có thói quen chưng các loại hoa như: ly, loa kèn... thì nên cắt túi phấn để hạn chế phát tán phấn hoa. Người bệnh nên luôn có sẵn chai thuốc xịt cắt cơn, khi lên cơn sẽ xịt hai lần, nếu không giảm sẽ xịt lại sau 20 phút và đến lần thứ sáu mà bệnh không thuyên giảm cần phải đưa đi cấp cứu ngay. Người bệnh có thể tham gia bảo hiểm y tế vì hiện nay các loại thuốc corticoid ngừa cơn và thuốc cắt cơn đã được bảo hiểm y tế chi trả.
AloBacsi.
Thay đổi thời tiết dễ bột phát cơn hen
Đưa hai con gái đến điều trị chứng khò khè, khó thở, chị L.H.L. (45 tuổi) cho biết, mỗi năm vào dịp cận Tết là hai con của chị lại lên cơn hen. Sau khi thăm khám, PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, phụ trách Trung tâm Chăm sóc hô hấp, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết, con của chị L. có cơ địa dị ứng nên dễ lên cơn hen khi thời tiết thay đổi. Khá nhiều bệnh nhân bột phát cơn hen suyễn trong dịp này. Nguy hiểm hơn là trên thị trường đang có nhiều loại thuốc cắt cơn hen độc hại. Cụ thể nhóm thuốc Asmacort dạng uống có chứa corticoid cực độc, giá khoảng 8.000 đồng/100 viên.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan so sánh, ở một bệnh nhân lên cơn hen, nếu sử dụng thuốc cắt cơn dạng xịt vào họng với liều nặng nhất là 1.000 microgam thì nhóm Asmacort phải dùng đến 40.000 microgram. Chính liều lượng cho một lần sử dụng chứa quá nhiều corticoid, nên người bệnh có nguy cơ mắc bệnh Cushing như: gây béo do giữ nước, mệt mỏi, cơ yếu, mặt đỏ bừng, da mỏng, dễ bầm tím, mọc lông tóc dày, mụn...
Nếu dùng thuốc xịt khi vào họng sẽ tác động trực tiếp vào đường thở, tác dụng nhanh, hạ ngay cơn kịch phát, đồng thời ít đi vào máu, ít gây ra tác dụng phụ thì ngược lại, với thuốc dạng uống, corticoid vào máu, "chu du" khắp cơ thể. Việc dùng lâu dài thuốc dạng uống sẽ mắc thêm bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xuất huyết, cườm mắt, loét dạ dày, loãng xương, teo cơ, mỏng da và dễ bị lao phổi.
BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM - cho biết thêm: "Trong thuốc Asmacort có chứa nhiều thành phần theophyllin, corticoid và an thần. Theophyllin có chức năng giãn phế quản, nhưng rất yếu và chậm. Vì vậy, nó không thích hợp để ngừa cơn hen bột phát; trong khi chất này có nhiều tác dụng phụ khác như gây mất ngủ, lo âu, nôn ói. Nếu người bệnh dùng không đúng liều còn bị xuất huyết tiêu hóa, co giật, ngộ độc. Còn với thành phần thuốc an thần, nếu bệnh nhân uống quá liều có thể gây ngưng thở ngay tức khắc. Nguy hiểm hơn, theophyllin và an thần kết hợp sẽ tăng tác dụng phụ và độc tính của thuốc.
Thực tế, nhóm thuốc kenacort, với giá rẻ vài chục ngàn đồng/ống, thường được sử dụng ở vùng nông thôn. Các BS cho biết, đây là loại thuốc chứa corticoid dạng dầu, dùng đường tiêm. Loại thuốc này được quảng cáo chỉ cần tiêm một lần, bệnh hen suyễn sẽ an toàn suốt sáu tháng nên được nhiều bệnh nhân chọn lựa. Thực tế, thuốc có tác hại toàn thân do corticoid tồn tại lâu trong cơ thể; trong khi tác dụng phòng ngừa chưa được chứng minh hiệu quả. Thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng lâu dài đến người. Ngoài ra, vùng được chích còn có khả năng bị teo cơ. Theo BS Trần Anh Tuấn, nhiều lần Hội Hô hấp TP.HCM đã khuyến nghị không nên cho các loại thuốc này lưu hành trên thị trường, nhưng chúng vẫn tồn tại.
Nhiều bệnh nhi đang phun khí dung tại BV Nhi Đồng 1 TP.HCM
Hiện khoa Hô hấp của BV Nhi Đồng 1 đang điều trị cho 270 ca nội trú. Trong đó, có đến 20% trường hợp lần đầu được chẩn đoán bị hen suyễn. Các BS khuyến cáo, sai lầm của phụ huynh có con hen suyễn là tự mua thuốc uống vì các tiệm thuốc Tây vẫn tùy tiện bán thuốc cho trẻ hen suyễn. Các loại thuốc sử dụng không phù hợp sẽ dễ gây dị ứng cho trẻ, có thể lên cơn nặng và kéo dài hơn. Nếu có các dấu hiệu nguy hiểm như: sưng mắt, sưng môi, khò khè, nghe tiếng rít ở cổ, khó thở, thở nhanh, khó nuốt... phải sử dụng thuốc xịt họng cấp cứu và cho nhập viện ngay. Ở nước ngoài, bệnh nhân dị ứng nặng có nguy cơ sốc phản vệ đều được trang bị thuốc epinephine để bệnh nhân tự chích trước khi gọi cấp cứu. Dạng thuốc này chưa có tại Việt Nam.
BS Trần Anh Tuấn cảnh báo, dù là thuốc uống không độc hại cũng gây nguy hiểm cho trẻ hen suyễn vì thuốc uống có tác dụng hạ cơn rất lâu, phải mất thời gian từ 60-90 phút. Bên cạnh đó, nhân viên y tế và phụ huynh cũng không được lạm dụng việc phun khí dung để cắt cơn. Hiện, một số phụ huynh tự ý mua máy phun khí dung về nhà sử dụng, khi trẻ lên cơn sẽ phun khí cắt cơn. Thế nhưng, theo các BS, bệnh hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp nên việc dùng corticoid dạng xịt họng là cách điều trị cơ bản nhất.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan tư vấn, với bệnh nhân bị hen suyễn do phấn hoa thì việc phòng ngừa phấn hoa bằng khẩu trang thông thường không hiệu quả vì phân tử của phấn hoa rất nhỏ, dễ len lỏi qua khẩu trang. Với những gia đình có thói quen chưng các loại hoa như: ly, loa kèn... thì nên cắt túi phấn để hạn chế phát tán phấn hoa. Người bệnh nên luôn có sẵn chai thuốc xịt cắt cơn, khi lên cơn sẽ xịt hai lần, nếu không giảm sẽ xịt lại sau 20 phút và đến lần thứ sáu mà bệnh không thuyên giảm cần phải đưa đi cấp cứu ngay. Người bệnh có thể tham gia bảo hiểm y tế vì hiện nay các loại thuốc corticoid ngừa cơn và thuốc cắt cơn đã được bảo hiểm y tế chi trả.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,170