Rụng tóc, cơ thể suy kiệt... là những tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư. Các nhà khoa học đã tìm ra chất nano có thể hạn chế tác dụng không mong muốn này.
Thuốc quý” hứa hẹn giúp các bệnh nhân ung thư bớt đau đớn, khỏe mạnh hơn - Ảnh: T.T.D
Sở dĩ thuốc điều trị ung thư kết hợp với chất mang thuốc nano này sẽ làm giảm tác dụng phụ lên người bệnh là do khi được gắn tác nhân định hướng, chúng chỉ "thích" các tế bào ung thư mà không "đoái hoài" các tế bào bình thường.
"Quấn quýt" mô và tế bào ung thư, "lạnh nhạt" tế bào lành
Năm 2014 sản phẩm được thương mại hóa
PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa cho biết chất mang thuốc nano này có tên gọi polyamidoamine dendrimer với đặc tính mang nhả nhiều loại thuốc-gen, có thể gắn với các tác nhân định hướng vào các nhóm chức bề mặt hạt nano mang thuốc để tạo tương tác đặc hiệu với tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu của nhóm đã và đang được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu theo hướng tìm ra chất mang thuốc dendrimer từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn chưa có thành phẩm. Theo thông tin Viện Khoa học vật liệu ứng dụng cho biết, đến năm 2014 những sản phẩm mang thuốc đầu tiên theo hướng nghiên cứu này sẽ được thương mại hóa.
"Giống như có lực hấp dẫn, các tế bào ung thư sẽ hấp dẫn chất mang thuốc này và hút chúng về đó, để thuốc điều trị chỉ tác dụng lên tế bào ung thư" - TS Trần Ngọc Quyển, thành viên nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (thuộc Viện Khoa học công nghệ VN), cho biết. Ngoài ra, cũng theo TS Quyển, chất mang thuốc này còn cải thiện độ hòa tan của thuốc, thời gian bán thải của thuốc, làm giảm độc tính nhưng kéo dài thời gian tác dụng của thuốc lên tế bào ung thư.
Chất mang thuốc nano hoạt động theo tính chất của mô ung thư nên mới "hấp dẫn" được các tế bào mang bệnh. Tại hầu hết các mô khỏe mạnh, kích thước các khe hở lớp nội mô thành mạch máu thường nhỏ hơn 2 nanomet (nm - là đơn vị đo bằng 1 phần tỉ mét). Các khe hở này quá nhỏ so với kích thước của hầu hết các chất mang nano.
Còn tại mô ung thư, có sự phát triển của tế bào ung thư đòi hỏi sự tăng sinh mạch máu, các vi mạch máu mới được hình thành tại các mô ung thư và có kích thước lên đến vài trăm nanomet. Do đó, với kích thước nhỏ hơn 10nm, khi biến tính với một số polymer tương hợp sinh học sẽ nhỏ hơn 50nm, nên khả năng khuếch tán của chất mang thuốc đến vùng mô tập trung các tế bào ung thư nhanh và khá dễ dàng. Mặt khác, với kích thước nói trên, chất mang thuốc này còn tải được hầu hết các loại thuốc đang điều trị nhiều loại ung thư hiện nay.
Hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng
"Nhìn người bệnh khi "vô thuốc" điều trị ung thư chúng ta rất xót xa, họ gầy mọp, đầu tóc rụng tơi tả. Có nhiều em bé chỉ còn da bọc xương... Tìm ra một chất có thể làm giảm độc tính của thuốc điều trị ung thư là ý tưởng nung nấu đối với người nghiên cứu vật liệu ứng dụng như chúng tôi", TS Nguyễn Cửu Khoa, viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Sau một thời gian dài tìm tòi, năm 2007 nhóm nghiên cứu đã tìm ra "liều thuốc" hay này.
Bước đầu nhóm nghiên cứu kết hợp với phòng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) để tiến hành đánh giá khả năng mang nhả thuốc tiêu diệt tế bào ung thư ở cấp độ tế bào và trên chuột. Kết quả khả quan. "Sức khỏe" của các con chuột được điều trị kết hợp giữa chất mang thuốc nano và thuốc điều trị ung thư tốt hơn so với những con chuột chỉ "vô thuốc" điều trị ung thư.
"Rõ ràng chất mang thuốc nano đã hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư trên động vật như chuột" - TS Nguyễn Cửu Khoa nhấn mạnh.
Trên cơ sở các kết quả đạt được đó, nhóm đang cải tiến khả năng mang nhả thuốc của loại chất mang này và tiến hành thử nghiệm xa hơn trên nhiều loài động vật cũng như hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng. Ngoài ra, TS Quyển cũng thông tin nhóm đang có ý định phối hợp với một số nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc để đưa các sản phẩm nghiên cứu đến gần ứng dụng thực tế hơn.
Bệnh ung thư tăng nhanh
Theo Hội Ung thư Việt Nam, bệnh nhân ung thư các loại đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mỗi năm có 150.000 người mắc mới bệnh ung thư. Cả nước hiện có khoảng 250.000 người đang sống chung với bệnh ung thư với những loại phổ biến như gan, phổi, dạ dày, đại tràng, vú, cổ tử cung... Chỉ riêng đối với ung thư phổi, bác sĩ Trần Đình Thanh, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết bệnh ung thư phổi diễn tiến theo xu hướng "trẻ hóa", trong năm qua bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp chỉ mới 17 tuổi. T
ại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào loại gia tăng nhanh thứ hai, sau ung thư gan. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B, nên dự báo ung thư gan sẽ giảm và ung thư phổi sẽ vượt lên nếu mọi người không nỗ lực hưởng ứng "chương trình phòng chống thuốc lá".
AloBacsi.
Thuốc quý” hứa hẹn giúp các bệnh nhân ung thư bớt đau đớn, khỏe mạnh hơn - Ảnh: T.T.D
"Quấn quýt" mô và tế bào ung thư, "lạnh nhạt" tế bào lành
Năm 2014 sản phẩm được thương mại hóa
PGS.TS Nguyễn Cửu Khoa cho biết chất mang thuốc nano này có tên gọi polyamidoamine dendrimer với đặc tính mang nhả nhiều loại thuốc-gen, có thể gắn với các tác nhân định hướng vào các nhóm chức bề mặt hạt nano mang thuốc để tạo tương tác đặc hiệu với tế bào ung thư.
Kết quả nghiên cứu của nhóm đã và đang được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu theo hướng tìm ra chất mang thuốc dendrimer từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn chưa có thành phẩm. Theo thông tin Viện Khoa học vật liệu ứng dụng cho biết, đến năm 2014 những sản phẩm mang thuốc đầu tiên theo hướng nghiên cứu này sẽ được thương mại hóa.
"Giống như có lực hấp dẫn, các tế bào ung thư sẽ hấp dẫn chất mang thuốc này và hút chúng về đó, để thuốc điều trị chỉ tác dụng lên tế bào ung thư" - TS Trần Ngọc Quyển, thành viên nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (thuộc Viện Khoa học công nghệ VN), cho biết. Ngoài ra, cũng theo TS Quyển, chất mang thuốc này còn cải thiện độ hòa tan của thuốc, thời gian bán thải của thuốc, làm giảm độc tính nhưng kéo dài thời gian tác dụng của thuốc lên tế bào ung thư.
Chất mang thuốc nano hoạt động theo tính chất của mô ung thư nên mới "hấp dẫn" được các tế bào mang bệnh. Tại hầu hết các mô khỏe mạnh, kích thước các khe hở lớp nội mô thành mạch máu thường nhỏ hơn 2 nanomet (nm - là đơn vị đo bằng 1 phần tỉ mét). Các khe hở này quá nhỏ so với kích thước của hầu hết các chất mang nano.
Còn tại mô ung thư, có sự phát triển của tế bào ung thư đòi hỏi sự tăng sinh mạch máu, các vi mạch máu mới được hình thành tại các mô ung thư và có kích thước lên đến vài trăm nanomet. Do đó, với kích thước nhỏ hơn 10nm, khi biến tính với một số polymer tương hợp sinh học sẽ nhỏ hơn 50nm, nên khả năng khuếch tán của chất mang thuốc đến vùng mô tập trung các tế bào ung thư nhanh và khá dễ dàng. Mặt khác, với kích thước nói trên, chất mang thuốc này còn tải được hầu hết các loại thuốc đang điều trị nhiều loại ung thư hiện nay.
Hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng
"Nhìn người bệnh khi "vô thuốc" điều trị ung thư chúng ta rất xót xa, họ gầy mọp, đầu tóc rụng tơi tả. Có nhiều em bé chỉ còn da bọc xương... Tìm ra một chất có thể làm giảm độc tính của thuốc điều trị ung thư là ý tưởng nung nấu đối với người nghiên cứu vật liệu ứng dụng như chúng tôi", TS Nguyễn Cửu Khoa, viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Sau một thời gian dài tìm tòi, năm 2007 nhóm nghiên cứu đã tìm ra "liều thuốc" hay này.
Bước đầu nhóm nghiên cứu kết hợp với phòng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) để tiến hành đánh giá khả năng mang nhả thuốc tiêu diệt tế bào ung thư ở cấp độ tế bào và trên chuột. Kết quả khả quan. "Sức khỏe" của các con chuột được điều trị kết hợp giữa chất mang thuốc nano và thuốc điều trị ung thư tốt hơn so với những con chuột chỉ "vô thuốc" điều trị ung thư.
"Rõ ràng chất mang thuốc nano đã hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư trên động vật như chuột" - TS Nguyễn Cửu Khoa nhấn mạnh.
Trên cơ sở các kết quả đạt được đó, nhóm đang cải tiến khả năng mang nhả thuốc của loại chất mang này và tiến hành thử nghiệm xa hơn trên nhiều loài động vật cũng như hướng đến thử nghiệm tiền lâm sàng. Ngoài ra, TS Quyển cũng thông tin nhóm đang có ý định phối hợp với một số nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc để đưa các sản phẩm nghiên cứu đến gần ứng dụng thực tế hơn.
Bệnh ung thư tăng nhanh
Theo Hội Ung thư Việt Nam, bệnh nhân ung thư các loại đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mỗi năm có 150.000 người mắc mới bệnh ung thư. Cả nước hiện có khoảng 250.000 người đang sống chung với bệnh ung thư với những loại phổ biến như gan, phổi, dạ dày, đại tràng, vú, cổ tử cung... Chỉ riêng đối với ung thư phổi, bác sĩ Trần Đình Thanh, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết bệnh ung thư phổi diễn tiến theo xu hướng "trẻ hóa", trong năm qua bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp chỉ mới 17 tuổi. T
ại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào loại gia tăng nhanh thứ hai, sau ung thư gan. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B, nên dự báo ung thư gan sẽ giảm và ung thư phổi sẽ vượt lên nếu mọi người không nỗ lực hưởng ứng "chương trình phòng chống thuốc lá".
AloBacsi.