Hóc dị vật là một tai nạn thường gặp ở các khoa tiêu hóa trong BV. Theo các bác sĩ tai nạn này thực sự nguy hiểm tới tính mạng và tỉ lệ tử vong cao.
Những tai nạn hy hữu
Đang chọc thanh kiếm vào họng biểu diễn trong tiệc cưới, chàng thanh niên Lê Phước Ch. (19 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) chuyên biểu diễn màn "độc" như nuốt kiếm, nuốt rắn,... bị một vị khách đã ngà ngà say nhào vào người. Kết quả là nam "nghệ sĩ đường phố" này phải nhập viện cấp cứu tại BV. Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Bà Nguyễn Thu Hiếu (53 tuổi, mẹ anh Ch.), cho biết Ch. Theo nghề biểu diễn nuốt kiếm chừng 2 năm nay để kiếm sống, nhưng lần đầu tiên bị tai nạn. Bà Hiếu cho biết thêm, mỗi buổi biểu diễn, Ch. nhận được "cát-sê" từ 300.000 - 500.000 đồng. Nếu gặp may thì có thêm tiền "boa" cũng được vài trăm nữa. Biết là nghề nguy hiểm, nhưng Ch. vẫn gắn bó vì đam mê.
Mới đây, tại BV. Nguyễn Tri Phương, ông Nguyễn Văn T. (60 tuổi) cũng được đưa đến cấp cứu vì... nghẹn cục gân bò có đường kính chừng 5cm. Do dị vật quá to, có nguy cơ vỡ thực quản, các bác sĩ phải đưa dụng cụ cắt nhỏ miếng gân trước khi gắp ra. Hy hữu nhất là trường hợp bé Đỗ Anh K. (13 tháng tuổi, ngụ tại Nha Trang) mắc dị vật là bóng đèn. Bé được cấp cứu tại BV. Nhi Đồng 2 trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Sau 3 tiếng đồng hồ vất vả, các bác sĩ đã gắp ra thành công dị vật là một chiếc bóng đèn trong đồ điều khiển ti vi từ xa có hai mấu sắt rất bén đã bị gỉ sét.
Nguy hiểm khó lường
Thực quản chúng ta là đoạn đầu tiên của đường tiêu hóa, giống như một ống cao su nối từ họng đến dạ dày và luôn dễ dàng cho thức ăn hoặc bất cứ vật gì đi xuống dạ dày một chiều. Hóc dị vật thực quản gây tổn thương thực quản gặp cả ở người lớn và trẻ em và nguyên nhân chủ yếu là do bất cẩn. Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Diệu Vinh, Khoa Tiêu hóa BV. Nhi Đồng 2, hóc dị vật đường tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ em vì trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ thường hay bỏ những thứ chúng có trong tay vào miệng. Khi trẻ nuốt, những vật này trở thành dị vật đường tiêu hóa. Dị vật đường tiêu hóa, nhất là dị vật thực quản, là một cấp cứu có tính phổ biến, một tai nạn thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỉ lệ tử vong cao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, mỗi năm tai nạn thương tích nói chung, trong đó có hóc dị vật đã cướp đi sinh mạng khoảng 200 trẻ trong độ tuổi 1 - 14. Từ đầu năm đến nay ghi nhận khoảng hơn 20.000 trẻ em bị tai nạn nhập viện điều trị. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích TP.HCM, địa điểm xảy ra tai nạn và chết đều tập trung nhiều tại nhà, còn lại xảy ra trên đường đi, ở trường học.
Chính vì vậy, có những cái chết thương tâm, có những đứa trẻ gần như sống sót với cuộc đời tàn tật bởi những bất cẩn mà người lớn gây ra hoặc không cấp cứu kịp thời. Trường hợp nuốt bóng đèn của bé Đỗ Anh K. khiến các bác sĩ BV. Nhi Đồng 2 đều "hú hồn" vì mấu sắt nhọn như vậy có thể đâm thủng khí quản gây tràn khí trung thất khiến bệnh nhân có thể tử vong ngay.
BS. Đinh Tấn Phương, Phó Khoa Cấp cứu BV. Nhi Đồng 1, cho biết tại BV. Nhi Đồng 1 cũng thường xuyên tiếp nhận các ca hóc dị vật ở trẻ. Tất cả đều do cha mẹ hay người giữ trẻ không cẩn thận khi chăm sóc các cháu. Mùa hè thường là thời điểm gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ bởi hầu hết trẻ ở nhà chơi, người lớn đi làm hoặc bất cẩn. Trong đó, một phần do người lớn gián tiếp và trực tiếp gây ra cho trẻ.
Không chỉ trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng thường bị hóc dị vật thực quản. Ngoài những bệnh nhân tâm thần không ý thức được hoặc do cố tình tự tử (không nhiều) thì đa phần các trường hợp là do sơ ý tự gây ra cho mình khi ăn hoặc uống. Nhất là đối với những người gia bị lẫn không nhớ rõ mà lại không được chăm sóc kĩ thì rất hay bị hóc dị vật thực quản. Thống kê tại BV. Nguyễn Tri Phương cho thấy, năm qua BV cũng đã tiếp nhận gần chục ca bệnh nhân lớn tuổi bị hóc dị vật thực quản với các nguyên nhân: sơ ý uống thuốc còn nguyên vỉ có cạnh sắc, nuốt gân bò,... Rất may là các trường hợp đều được nội soi gắp ra an toàn.
Tai nạn liên quan đến thực quản có thể nguy hiểm tới tính mạng cần được khám và điều trị kịp thời
BS. Phạm Văn Đông, Trưởng khoa Gây mê hồi sức BV. Chợ Rẫy, cho biết nạn nhân "nghệ sĩ đường phố" Lê Phước Ch. đang điều trị tại BV. Chợ Rẫy cũng không phải là trường hợp đầu tiên. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong của nạn nhân Ch. là rất cao vì nạn nhân đã bị áp-xe trung thất, mặt trước thực quản bị thủng một lỗ khoảng 2cm, dịch từ đường tiêu hóa đã tràn vào trung thất. Hiện nạn nhân vẫn còn phải thở máy.
BS. Đông chia sẻ: "Hiện nay, tình trạng biểu diễn nuốt kiếm, nuốt dao lam,... đang được các nghệ sĩ đường phố biểu diễn khá nhiều để kiếm sống. Đây là những trò rất nguy hiểm, dễ thủng thực quản, nhẹ nhất cũng bị nhiễm trùng, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỉ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời. Đối với trẻ nhỏ, quý phụ huynh cần lưu ý chọn đồ chơi an toàn cho con em mình, theo dõi quan sát khi trẻ chơi. Nếu trẻ có các triệu chứng đột ngột như sặc, nuốt khó, ho kéo dài, hay ói khi ăn, chảy nước bọt,... cần đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng và biến chứng hóc dị vật
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dị vật thường có 2 loại: sắc nhọn và không sắc nhọn. Nếu dị vật sắc nhọn thì thường kẹt lại và cắm vào thành thực quản, gây loét, làm đau ngực, nuốt khó, thậm chí ói ra máu. Nặng hơn là làm thủng thực quản rồi lan sang các bộ phận khác nằm gần thực quản như: thủng cung động mạch chủ gây mất máu ồ ạt và tử vong nhanh chóng; hoặc làm tràn khí màng phổi gây khó thở, gây áp-xe trung thất, là biến chứng nặng và cũng dễ tử vong. Nếu dị vật không kẹt lại thực quản mà xuống được dạ dày, ruột non và ruột già thì rất dễ gây thủng dạ dày, thủng ruột. Các dị vật không sắc nhọn thì thường kẹt lại ở thực quản nhưng ít gây loét và thủng.
Tuy nhiên, nó chèn ép các bộ phần gần thực quản. Triệu chứng chủ yếu là nôn ói, nặng ngực,... nếu chèn ép vào tim thì gây loạn nhịp tim. Các dị vật quá to thì sẽ gây giãn to thực quản dẫn đến nguy cơ vỡ thực quản. Nếu dị vật may mắn xuống được dạ dày thì cũng gây đau bụng dữ dội, căng trướng bụng và buộc phải phẫu thuật.
AloBacsi.
Những tai nạn hy hữu
Đang chọc thanh kiếm vào họng biểu diễn trong tiệc cưới, chàng thanh niên Lê Phước Ch. (19 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) chuyên biểu diễn màn "độc" như nuốt kiếm, nuốt rắn,... bị một vị khách đã ngà ngà say nhào vào người. Kết quả là nam "nghệ sĩ đường phố" này phải nhập viện cấp cứu tại BV. Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Bà Nguyễn Thu Hiếu (53 tuổi, mẹ anh Ch.), cho biết Ch. Theo nghề biểu diễn nuốt kiếm chừng 2 năm nay để kiếm sống, nhưng lần đầu tiên bị tai nạn. Bà Hiếu cho biết thêm, mỗi buổi biểu diễn, Ch. nhận được "cát-sê" từ 300.000 - 500.000 đồng. Nếu gặp may thì có thêm tiền "boa" cũng được vài trăm nữa. Biết là nghề nguy hiểm, nhưng Ch. vẫn gắn bó vì đam mê.
Mới đây, tại BV. Nguyễn Tri Phương, ông Nguyễn Văn T. (60 tuổi) cũng được đưa đến cấp cứu vì... nghẹn cục gân bò có đường kính chừng 5cm. Do dị vật quá to, có nguy cơ vỡ thực quản, các bác sĩ phải đưa dụng cụ cắt nhỏ miếng gân trước khi gắp ra. Hy hữu nhất là trường hợp bé Đỗ Anh K. (13 tháng tuổi, ngụ tại Nha Trang) mắc dị vật là bóng đèn. Bé được cấp cứu tại BV. Nhi Đồng 2 trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Sau 3 tiếng đồng hồ vất vả, các bác sĩ đã gắp ra thành công dị vật là một chiếc bóng đèn trong đồ điều khiển ti vi từ xa có hai mấu sắt rất bén đã bị gỉ sét.
Nguy hiểm khó lường
Thực quản chúng ta là đoạn đầu tiên của đường tiêu hóa, giống như một ống cao su nối từ họng đến dạ dày và luôn dễ dàng cho thức ăn hoặc bất cứ vật gì đi xuống dạ dày một chiều. Hóc dị vật thực quản gây tổn thương thực quản gặp cả ở người lớn và trẻ em và nguyên nhân chủ yếu là do bất cẩn. Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Diệu Vinh, Khoa Tiêu hóa BV. Nhi Đồng 2, hóc dị vật đường tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ em vì trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ thường hay bỏ những thứ chúng có trong tay vào miệng. Khi trẻ nuốt, những vật này trở thành dị vật đường tiêu hóa. Dị vật đường tiêu hóa, nhất là dị vật thực quản, là một cấp cứu có tính phổ biến, một tai nạn thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỉ lệ tử vong cao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, mỗi năm tai nạn thương tích nói chung, trong đó có hóc dị vật đã cướp đi sinh mạng khoảng 200 trẻ trong độ tuổi 1 - 14. Từ đầu năm đến nay ghi nhận khoảng hơn 20.000 trẻ em bị tai nạn nhập viện điều trị. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích TP.HCM, địa điểm xảy ra tai nạn và chết đều tập trung nhiều tại nhà, còn lại xảy ra trên đường đi, ở trường học.
Chính vì vậy, có những cái chết thương tâm, có những đứa trẻ gần như sống sót với cuộc đời tàn tật bởi những bất cẩn mà người lớn gây ra hoặc không cấp cứu kịp thời. Trường hợp nuốt bóng đèn của bé Đỗ Anh K. khiến các bác sĩ BV. Nhi Đồng 2 đều "hú hồn" vì mấu sắt nhọn như vậy có thể đâm thủng khí quản gây tràn khí trung thất khiến bệnh nhân có thể tử vong ngay.
BS. Đinh Tấn Phương, Phó Khoa Cấp cứu BV. Nhi Đồng 1, cho biết tại BV. Nhi Đồng 1 cũng thường xuyên tiếp nhận các ca hóc dị vật ở trẻ. Tất cả đều do cha mẹ hay người giữ trẻ không cẩn thận khi chăm sóc các cháu. Mùa hè thường là thời điểm gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ bởi hầu hết trẻ ở nhà chơi, người lớn đi làm hoặc bất cẩn. Trong đó, một phần do người lớn gián tiếp và trực tiếp gây ra cho trẻ.
Không chỉ trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng thường bị hóc dị vật thực quản. Ngoài những bệnh nhân tâm thần không ý thức được hoặc do cố tình tự tử (không nhiều) thì đa phần các trường hợp là do sơ ý tự gây ra cho mình khi ăn hoặc uống. Nhất là đối với những người gia bị lẫn không nhớ rõ mà lại không được chăm sóc kĩ thì rất hay bị hóc dị vật thực quản. Thống kê tại BV. Nguyễn Tri Phương cho thấy, năm qua BV cũng đã tiếp nhận gần chục ca bệnh nhân lớn tuổi bị hóc dị vật thực quản với các nguyên nhân: sơ ý uống thuốc còn nguyên vỉ có cạnh sắc, nuốt gân bò,... Rất may là các trường hợp đều được nội soi gắp ra an toàn.
Tai nạn liên quan đến thực quản có thể nguy hiểm tới tính mạng cần được khám và điều trị kịp thời
BS. Đông chia sẻ: "Hiện nay, tình trạng biểu diễn nuốt kiếm, nuốt dao lam,... đang được các nghệ sĩ đường phố biểu diễn khá nhiều để kiếm sống. Đây là những trò rất nguy hiểm, dễ thủng thực quản, nhẹ nhất cũng bị nhiễm trùng, dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỉ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời. Đối với trẻ nhỏ, quý phụ huynh cần lưu ý chọn đồ chơi an toàn cho con em mình, theo dõi quan sát khi trẻ chơi. Nếu trẻ có các triệu chứng đột ngột như sặc, nuốt khó, ho kéo dài, hay ói khi ăn, chảy nước bọt,... cần đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng và biến chứng hóc dị vật
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dị vật thường có 2 loại: sắc nhọn và không sắc nhọn. Nếu dị vật sắc nhọn thì thường kẹt lại và cắm vào thành thực quản, gây loét, làm đau ngực, nuốt khó, thậm chí ói ra máu. Nặng hơn là làm thủng thực quản rồi lan sang các bộ phận khác nằm gần thực quản như: thủng cung động mạch chủ gây mất máu ồ ạt và tử vong nhanh chóng; hoặc làm tràn khí màng phổi gây khó thở, gây áp-xe trung thất, là biến chứng nặng và cũng dễ tử vong. Nếu dị vật không kẹt lại thực quản mà xuống được dạ dày, ruột non và ruột già thì rất dễ gây thủng dạ dày, thủng ruột. Các dị vật không sắc nhọn thì thường kẹt lại ở thực quản nhưng ít gây loét và thủng.
Tuy nhiên, nó chèn ép các bộ phần gần thực quản. Triệu chứng chủ yếu là nôn ói, nặng ngực,... nếu chèn ép vào tim thì gây loạn nhịp tim. Các dị vật quá to thì sẽ gây giãn to thực quản dẫn đến nguy cơ vỡ thực quản. Nếu dị vật may mắn xuống được dạ dày thì cũng gây đau bụng dữ dội, căng trướng bụng và buộc phải phẫu thuật.
AloBacsi.