Trong những ngày đông lạnh giá vào dịp cuối năm thật khó để tránh cảm lạnh và cúm. Tuy nhiên, một vài lưu ý đơn giản trong sinh hoạt sẽ rất tốt trong việc giúp bạn phòng ngừa
Cụ thể là người già, phụ nữ sau sinh cần phải hết sức giữ gìn sức khỏe trong những ngày giá lạnh vì sức đề kháng giảm, bộ máy hô hấp kém. Phụ nữ sau sinh giống như vừa “lột xác”, sức khỏe thường yếu do mất sức, đau đớn khi sinh lại phải thay đổi giấc ngủ, ăn uống do chăm con, cho con bú, nếu không kiêng gió và nước lạnh thì rất dễ bị cảm dẫn đến tắt sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú. Chị em vẫn tắm rửa sạch sẽ nhưng cần tắm nhanh trong phòng kín gió, tắm xong cần lau khô người bằng khăn bông mềm và mặc quần áo ấm.
Không phải người già hay phụ nữ sau sinh nhưng nếu lao động căng thẳng và bị stress thì bạn cũng sẽ rất khó để chống đỡ cảm lạnh và cúm. Do đó, giảm stress là cách mà thầy thuốc luôn khuyên chúng ta nhằm gián tiếp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại cảm, cúm.
Chúng ta có thể giảm stress bằng cách chủ động giảm bớt hoặc loại bỏ những căng thẳng, lo lắng trong công việc; tăng cường giao lưu thân thiện và chia sẻ với mọi người. Ông cha chúng ta cũng đã từng dạy “nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” là vì vậy. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng những người có nhiều bạn bè và hay tham gia vào các hoạt động xã hội thường có một hệ thống miễn dịch tốt hơn những người khác, chống lại các loại virus gây bệnh lây lan phổ biến, trong đó có cảm, cúm… mặc dù họ luôn phải tiếp xúc với người nhiễm bệnh nhiều hơn.
Chế độ ăn trong mùa đông nên có nhiều trái cây, các loại đậu, rau, ngũ cốc để bảo đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng chống ôxy hóa, cần thiết cho hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả; các vitamin (như A, B6 và E); các khoáng chất như đồng, sắt, kẽm… đặc biệt là vitamin C có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh khi cơ thể bị căng thẳng. Vitamin A có nhiều trong bông cải, cà rốt, bí đỏ; vitamin E có trong các loại đậu, ngũ cốc, bơ; kẽm có trong các loại đậu, hàu, bơ…; đồng có trong sữa, bánh mì và rau xanh; sắt có trong trứng, cá, gia cầm, rau xanh…
Những người ngủ 8 giờ hoặc hơn trong vòng 2 tuần liên tục sẽ có khả năng giảm nguy cơ mắc cảm cúm đến 3 lần so với người ngủ ít hơn 7 giờ.
Nếu ngày nào bạn cũng tập thể dục vừa phải ít nhất 45 phút thì không chỉ chắc chắn là ít cảm lạnh và cúm hơn người khác mà nếu có nhiễm virus cúm thì cũng sẽ mau hết hơn. Tuy nhiên, lưu ý là tập thể dục khác với chơi thể thao. Những người chơi thể thao quá sức thì sẽ dễ cảm lạnh và nhiễm trùng hơn những người khác.
Người lao động.
Cụ thể là người già, phụ nữ sau sinh cần phải hết sức giữ gìn sức khỏe trong những ngày giá lạnh vì sức đề kháng giảm, bộ máy hô hấp kém. Phụ nữ sau sinh giống như vừa “lột xác”, sức khỏe thường yếu do mất sức, đau đớn khi sinh lại phải thay đổi giấc ngủ, ăn uống do chăm con, cho con bú, nếu không kiêng gió và nước lạnh thì rất dễ bị cảm dẫn đến tắt sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú. Chị em vẫn tắm rửa sạch sẽ nhưng cần tắm nhanh trong phòng kín gió, tắm xong cần lau khô người bằng khăn bông mềm và mặc quần áo ấm.
Không phải người già hay phụ nữ sau sinh nhưng nếu lao động căng thẳng và bị stress thì bạn cũng sẽ rất khó để chống đỡ cảm lạnh và cúm. Do đó, giảm stress là cách mà thầy thuốc luôn khuyên chúng ta nhằm gián tiếp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại cảm, cúm.
Chúng ta có thể giảm stress bằng cách chủ động giảm bớt hoặc loại bỏ những căng thẳng, lo lắng trong công việc; tăng cường giao lưu thân thiện và chia sẻ với mọi người. Ông cha chúng ta cũng đã từng dạy “nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” là vì vậy. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng những người có nhiều bạn bè và hay tham gia vào các hoạt động xã hội thường có một hệ thống miễn dịch tốt hơn những người khác, chống lại các loại virus gây bệnh lây lan phổ biến, trong đó có cảm, cúm… mặc dù họ luôn phải tiếp xúc với người nhiễm bệnh nhiều hơn.
Chế độ ăn trong mùa đông nên có nhiều trái cây, các loại đậu, rau, ngũ cốc để bảo đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng chống ôxy hóa, cần thiết cho hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả; các vitamin (như A, B6 và E); các khoáng chất như đồng, sắt, kẽm… đặc biệt là vitamin C có thể làm giảm nguy cơ cảm lạnh khi cơ thể bị căng thẳng. Vitamin A có nhiều trong bông cải, cà rốt, bí đỏ; vitamin E có trong các loại đậu, ngũ cốc, bơ; kẽm có trong các loại đậu, hàu, bơ…; đồng có trong sữa, bánh mì và rau xanh; sắt có trong trứng, cá, gia cầm, rau xanh…
Những người ngủ 8 giờ hoặc hơn trong vòng 2 tuần liên tục sẽ có khả năng giảm nguy cơ mắc cảm cúm đến 3 lần so với người ngủ ít hơn 7 giờ.
Nếu ngày nào bạn cũng tập thể dục vừa phải ít nhất 45 phút thì không chỉ chắc chắn là ít cảm lạnh và cúm hơn người khác mà nếu có nhiễm virus cúm thì cũng sẽ mau hết hơn. Tuy nhiên, lưu ý là tập thể dục khác với chơi thể thao. Những người chơi thể thao quá sức thì sẽ dễ cảm lạnh và nhiễm trùng hơn những người khác.
Người lao động.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,168