Nếu không cho trẻ ăn thô đúng thời kì thì nhiều trẻ 2 tuổi, thậm chí 5 tuổi sẽ có thể không biết nhai.
Những quan niệm sai lầm
Cu Bin, con trai chị Huyền (Làng Quốc tế Thăng Long, HN) chuẩn bị sang tuổi thứ 6 nhưng vẫn ăn cơm theo kiểu nuốt lống, cơm phải chan canh, các loại thức ăn phải thật nhỏ, thật mềm để….nuốt không bị hóc.
Bé Nhím nhà chị Vân (Hoàn Kiếm, HN) cũng đã hơn 2 tuổi nhưng bữa ăn của cháu chỉ có cháo và sữa. Cháo nguyên hạt nấu nhừ, loãng, rau và đạm động vật thì xay nhuyễn. Nhím không biết ăn hoa quả hay bánh kẹo. Đồ ăn hơi thô một chút là nôn ọe ngay.
Đó chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp các bé bị mất phản xạ nhai. Nguyên nhận là trẻ không được luyện ăn thô đúng thời kỳ vì những lo lắng thái quá của cha mẹ.
Sợ con nôn trớ vì hóc thức ăn:
Nhiều mẹ cũng đã tập cho con ăn thô nhưng gặp phải tình trạng bé bị nôn ọe. Và chỉ cần một lần như thế, mẹ đã ngừng luôn, không cho bé ăn nữa. Tiếp tục bài xay nhuyễn tất tần tật, và tin rằng đến lúc nào đó nó sẽ biết nhai.
Thực ra khi bé nôn ọe, mẹ phải kiểm tra lại xem thức ăn mình chế biến đã có độ mềm thích hợp, có bị đặc quá hay không, có bị loãng nhưng lại lổn nhổn chỗ thô chỗ mịn hay không, hoặc đôi khi mẹ có xúc thìa đầy quá không?Chẳng phải lúc nào cũng tại vì con chưa ăn được.
Sợ con không tiêu hóa được, hại dạ dày:
Chị Liên bắt đầu không xay mịn mà băm nhuyễn thức ăn khi bé nhà chị sang tháng thứ 9 nhưng chị gặp phải sự phản đối của mọi người trong nhà: nó bé thế làm sao đã ăn được, chỉ tổ làm hại đường ruột.
Thực ra có thể có hiện tượng bé không tiêu hóa hết thức ăn, phân có lẫn rau quả nguyên màu hoặc miếng nhưng không có nghĩa là bé không tiêu hóa được. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên cũng không quá phải lo lắng. Khi khả năng hấp thụ của trẻ tốt hơn theo sự phát triển thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Việc cho trẻ ăn mịn mãi, không những làm trẻ mất phản xạ nhai mà còn gây ra những phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền như: giảm chức năng cơ hàm, chán ăn, ăn chậm do phải ăn cháo thường xuyên liên tục, thực đơn khó thay đổi đa dạng, dẫn tới phải làm trò để ăn, ăn là một cực hình cho cả trẻlẫn người thân….
Vì thế rất cần thiết tập cho trẻ ăn thô theo đúng thời kì phát triển của trẻ.
Phương pháp ăn dặm cho bé
Đối với trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ phải chú ý quan sát những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có thế ăn thô hơn một chút. Không phải cứ đợi đến lúc có răng trẻ mới biết nhai. Khi trẻ biết gặm nhấm đồ vật, hai hàm có cử động nhai khi đưa thức ăn vào, bạn đã có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn.
Ban đầu phải là những loại thức ăn thật mềm, đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ, vì dụ như các loại hoa quả: chuối, đu đủ, hồng xiêm…,các loại củ luộc chín kĩ.
Sau đó, tùy vào phản ứng của bé (thích thú, tiêu hóa tốt)thì mẹ sẽ tăng dần độ thô và đa dạng bữa ăn cho bé tập nhai, có thể thay cháo bằng mì, phở, nui, bánh mì….
Bé Ngọc Khánh, con gái chị Ngọc (Gia Lâm) biết ăn hoa quả mềm cắt miếng khi hơn 6 tháng tuổi. Đến 8 tháng, dù mới có 3 răng nhưng cháu đã ăn được cháo nguyên hạt và nhiều loại thức ăn thô khác. Chị Ngọc chia sẻ bữa ăn của bé rất vui vẻ nhẹ nhàng, mình lại chế biến được nhiều món cho con.
Đối với trẻ đã lớn và mất khả năng nhai, bố mẹ cần kiên trì tập lại cho con từ đầu.
Bữa ăn của trẻ cần nấu đặc hơn. Các loại rau củ quả và thức ăn mặn cắt miếng nhỏ, nấu mềm. Đặc biệt nên tập cho bé ăn các loại hoa quả, vừa nhiều màu sắc và có độ mềm thíchhơp. Bánh qui ăn dặm cũng rất hiệu quả cho bé tập nhai.
Vai trò động viên, giúp đỡ của cha mẹ vô cũng quan trọng đối với bé. Trong bữa ăn hạy làm động tác nhai để bé học theo. Khi bé có phản xạ nhai, bố mẹ phải tuyên dương khen ngợi ngay, và khuyến khích bé tiếp tục. Không nên tỏ thái độ thất vọng, bực bội khi bé chưa làm được.
Đối với trẻ lớn hơn, từ 3 đến 5 tuổi, ngoài những biện pháp trên, bố mẹ cần trò chuyện với con, có thể dùng nhiều cách nói hình ảnh dề hiểu để con biết khi cho thức ăn vào miệng là phải nhai.
Ở một số trẻ do ăn thô bị hóc và nôn ọe nên có tâm lý sợ hãi. Hơn ai hết, bố mẹ cần giúp con vượt qua bằng cách tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thức ăn có nhiều màu sắc hấp dẫn. Rất cần điều chỉnh độ thô phù hợp để trẻ nhai dễ, không bị hóc, trẻ sẽ hào hứng hơn.
(Mặt trời bé thơ)
Những quan niệm sai lầm
Cu Bin, con trai chị Huyền (Làng Quốc tế Thăng Long, HN) chuẩn bị sang tuổi thứ 6 nhưng vẫn ăn cơm theo kiểu nuốt lống, cơm phải chan canh, các loại thức ăn phải thật nhỏ, thật mềm để….nuốt không bị hóc.
Bé Nhím nhà chị Vân (Hoàn Kiếm, HN) cũng đã hơn 2 tuổi nhưng bữa ăn của cháu chỉ có cháo và sữa. Cháo nguyên hạt nấu nhừ, loãng, rau và đạm động vật thì xay nhuyễn. Nhím không biết ăn hoa quả hay bánh kẹo. Đồ ăn hơi thô một chút là nôn ọe ngay.
Đó chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp các bé bị mất phản xạ nhai. Nguyên nhận là trẻ không được luyện ăn thô đúng thời kỳ vì những lo lắng thái quá của cha mẹ.
Sợ con nôn trớ vì hóc thức ăn:
Nhiều mẹ cũng đã tập cho con ăn thô nhưng gặp phải tình trạng bé bị nôn ọe. Và chỉ cần một lần như thế, mẹ đã ngừng luôn, không cho bé ăn nữa. Tiếp tục bài xay nhuyễn tất tần tật, và tin rằng đến lúc nào đó nó sẽ biết nhai.
Thực ra khi bé nôn ọe, mẹ phải kiểm tra lại xem thức ăn mình chế biến đã có độ mềm thích hợp, có bị đặc quá hay không, có bị loãng nhưng lại lổn nhổn chỗ thô chỗ mịn hay không, hoặc đôi khi mẹ có xúc thìa đầy quá không?Chẳng phải lúc nào cũng tại vì con chưa ăn được.
Sợ con không tiêu hóa được, hại dạ dày:
Chị Liên bắt đầu không xay mịn mà băm nhuyễn thức ăn khi bé nhà chị sang tháng thứ 9 nhưng chị gặp phải sự phản đối của mọi người trong nhà: nó bé thế làm sao đã ăn được, chỉ tổ làm hại đường ruột.
Thực ra có thể có hiện tượng bé không tiêu hóa hết thức ăn, phân có lẫn rau quả nguyên màu hoặc miếng nhưng không có nghĩa là bé không tiêu hóa được. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên cũng không quá phải lo lắng. Khi khả năng hấp thụ của trẻ tốt hơn theo sự phát triển thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Việc cho trẻ ăn mịn mãi, không những làm trẻ mất phản xạ nhai mà còn gây ra những phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền như: giảm chức năng cơ hàm, chán ăn, ăn chậm do phải ăn cháo thường xuyên liên tục, thực đơn khó thay đổi đa dạng, dẫn tới phải làm trò để ăn, ăn là một cực hình cho cả trẻlẫn người thân….
Vì thế rất cần thiết tập cho trẻ ăn thô theo đúng thời kì phát triển của trẻ.
Phương pháp ăn dặm cho bé
Đối với trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ phải chú ý quan sát những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có thế ăn thô hơn một chút. Không phải cứ đợi đến lúc có răng trẻ mới biết nhai. Khi trẻ biết gặm nhấm đồ vật, hai hàm có cử động nhai khi đưa thức ăn vào, bạn đã có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn.
Ban đầu phải là những loại thức ăn thật mềm, đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ, vì dụ như các loại hoa quả: chuối, đu đủ, hồng xiêm…,các loại củ luộc chín kĩ.
Sau đó, tùy vào phản ứng của bé (thích thú, tiêu hóa tốt)thì mẹ sẽ tăng dần độ thô và đa dạng bữa ăn cho bé tập nhai, có thể thay cháo bằng mì, phở, nui, bánh mì….
Bé Ngọc Khánh, con gái chị Ngọc (Gia Lâm) biết ăn hoa quả mềm cắt miếng khi hơn 6 tháng tuổi. Đến 8 tháng, dù mới có 3 răng nhưng cháu đã ăn được cháo nguyên hạt và nhiều loại thức ăn thô khác. Chị Ngọc chia sẻ bữa ăn của bé rất vui vẻ nhẹ nhàng, mình lại chế biến được nhiều món cho con.
Đối với trẻ đã lớn và mất khả năng nhai, bố mẹ cần kiên trì tập lại cho con từ đầu.
Bữa ăn của trẻ cần nấu đặc hơn. Các loại rau củ quả và thức ăn mặn cắt miếng nhỏ, nấu mềm. Đặc biệt nên tập cho bé ăn các loại hoa quả, vừa nhiều màu sắc và có độ mềm thíchhơp. Bánh qui ăn dặm cũng rất hiệu quả cho bé tập nhai.
Vai trò động viên, giúp đỡ của cha mẹ vô cũng quan trọng đối với bé. Trong bữa ăn hạy làm động tác nhai để bé học theo. Khi bé có phản xạ nhai, bố mẹ phải tuyên dương khen ngợi ngay, và khuyến khích bé tiếp tục. Không nên tỏ thái độ thất vọng, bực bội khi bé chưa làm được.
Đối với trẻ lớn hơn, từ 3 đến 5 tuổi, ngoài những biện pháp trên, bố mẹ cần trò chuyện với con, có thể dùng nhiều cách nói hình ảnh dề hiểu để con biết khi cho thức ăn vào miệng là phải nhai.
Ở một số trẻ do ăn thô bị hóc và nôn ọe nên có tâm lý sợ hãi. Hơn ai hết, bố mẹ cần giúp con vượt qua bằng cách tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thức ăn có nhiều màu sắc hấp dẫn. Rất cần điều chỉnh độ thô phù hợp để trẻ nhai dễ, không bị hóc, trẻ sẽ hào hứng hơn.
(Mặt trời bé thơ)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,348
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,123
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,302
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,130