“Cứ ba-bốn trẻ lại có một trẻ rơi vào tình trạng có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Từ đó cho thấy kiến thức chăm sóc về dinh dưỡng con của các bà mẹ Việt chưa đầy đủ và còn nhiều sai lệch”.
BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM nhận định như trên.
Khám dinh dưỡng cho trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2
Nhiều trẻ thiếu vitamin D
Theo BS Hậu, một trong những sai lầm thường gặp ở bà mẹ Việt là hay ủ ấm, kiêng nắng, gió cho trẻ. Điều này dẫn tới việc trẻ bị thiếu vitamin D trầm trọng.
“Để cơ thể trẻ tổng hợp được vitamin D cần có ánh nắng mặt trời. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết điều đó. Thậm chí, không chỉ bé mà mẹ cũng phải phơi nắng bởi nếu mẹ bị thiếu vitamin D, sữa mẹ cũng sẽ thiếu vitamin D”, BS Hậu chia sẻ.
Biểu hiện của trẻ khi bị thiếu vitamin D giống như thiếu canxi. Chẳng hạn, trẻ dễ bị kích thích, cáu gắt, quấy khóc, hay vặn mình, ngủ không ngon, đổ mồ hôi, tóc thưa và rụng hình vành khăn, chậm phát triển chiều cao, chậm đi đứng và vận động.
Để trẻ không bị thiếu vitamin D, BS Hậu khuyên phụ huynh phải cho bé phơi nắng ấm buổi sớm từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Đặc biệt phải phơi nắng trực tiếp, không đứng sau cửa kính hay che đậy quần áo.
Trong điều kiện thời tiết âm u hoặc nơi sinh sống chật hẹp không thể phơi nắng trẻ, phụ huynh phải tìm cách bổ sung thêm vitamin D cho con. Vitamin D có nhiều trong một số thực phẩm ăn dặm và sữa công thức, hoặc cũng có thể cho bé uống vitamin D để phòng ngừa.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, muốn trẻ hấp thu được vitamin D phải có chất béo. Đó cũng là lý do các chuyên gia dinh dưỡng hay khuyên mẹ bỏ thêm một muỗng cà phê dầu ô liu vào chén cháo của trẻ. Dầu ăn không chỉ giúp trẻ hấp thu vitamin A, D mà còn làm cho bữa ăn của bé đầy đủ năng lượng hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng do mẹ thiếu kiến thức
Tình trạng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam còn cho thấy nhiều nghịch lý.
Ví dụ, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nông thôn cao hơn thành thị còn dễ hiểu, nhưng ở thành phố, nhiều trẻ sinh ra trong gia đình khá giả vẫn bị suy dinh dưỡng, hoặc béo phì mà vẫn thiếu vi chất.
Giải thích nghịch lý này, BS Hậu cho rằng, thời nay dù ở nông thôn hay thành thị cũng không khó khăn đến mức không đảm bảo dinh dưỡng được cho bữa ăn của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do kiến thức chăm sóc về dinh dưỡng cho con của các phụ huynh còn nhiều thiếu sót.
Đa số các bà mẹ chưa biết cách cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của con mình. Nhiều bé ở thành phố, do điều kiện kinh tế dư dả được mẹ cho ăn vặt quá nhiều, khi tới bữa chính bé không muốn ăn nữa nên bị thiếu chất. Hoặc có bé vận động quá ít nên chẳng thấy đói. Cũng có bà mẹ chế biến bữa ăn quá đơn điệu, theo cảm quan của người lớn mà không quan tâm tới khẩu vị của trẻ, làm bé chán ăn. Thậm chí có bệnh nhi nhìn bề ngoài béo phì nhưng do bữa ăn quá nhiều năng lượng mà thiếu rau xanh nên vẫn thiếu sắt, vitamin…
Theo số liệu thống kê từ một hội thảo do Hội Dinh dưỡng Việt Nam chủ trì mới đây, Việt Nam đang đứng đầu các nước lân cận về tình trạng trẻ em có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Cụ thể, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép: tỷ lệ thấp còi ở trẻ dưới năm tuổi ở mức cao và trẻ thừa cân, béo phì cũng như các bệnh liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở thành phố lớn.
(Phụ nữ Tp HCM)
BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM nhận định như trên.
Khám dinh dưỡng cho trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2
Nhiều trẻ thiếu vitamin D
Theo BS Hậu, một trong những sai lầm thường gặp ở bà mẹ Việt là hay ủ ấm, kiêng nắng, gió cho trẻ. Điều này dẫn tới việc trẻ bị thiếu vitamin D trầm trọng.
“Để cơ thể trẻ tổng hợp được vitamin D cần có ánh nắng mặt trời. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết điều đó. Thậm chí, không chỉ bé mà mẹ cũng phải phơi nắng bởi nếu mẹ bị thiếu vitamin D, sữa mẹ cũng sẽ thiếu vitamin D”, BS Hậu chia sẻ.
Biểu hiện của trẻ khi bị thiếu vitamin D giống như thiếu canxi. Chẳng hạn, trẻ dễ bị kích thích, cáu gắt, quấy khóc, hay vặn mình, ngủ không ngon, đổ mồ hôi, tóc thưa và rụng hình vành khăn, chậm phát triển chiều cao, chậm đi đứng và vận động.
Để trẻ không bị thiếu vitamin D, BS Hậu khuyên phụ huynh phải cho bé phơi nắng ấm buổi sớm từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Đặc biệt phải phơi nắng trực tiếp, không đứng sau cửa kính hay che đậy quần áo.
Trong điều kiện thời tiết âm u hoặc nơi sinh sống chật hẹp không thể phơi nắng trẻ, phụ huynh phải tìm cách bổ sung thêm vitamin D cho con. Vitamin D có nhiều trong một số thực phẩm ăn dặm và sữa công thức, hoặc cũng có thể cho bé uống vitamin D để phòng ngừa.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, muốn trẻ hấp thu được vitamin D phải có chất béo. Đó cũng là lý do các chuyên gia dinh dưỡng hay khuyên mẹ bỏ thêm một muỗng cà phê dầu ô liu vào chén cháo của trẻ. Dầu ăn không chỉ giúp trẻ hấp thu vitamin A, D mà còn làm cho bữa ăn của bé đầy đủ năng lượng hơn.
Trẻ suy dinh dưỡng do mẹ thiếu kiến thức
Tình trạng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam còn cho thấy nhiều nghịch lý.
Ví dụ, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nông thôn cao hơn thành thị còn dễ hiểu, nhưng ở thành phố, nhiều trẻ sinh ra trong gia đình khá giả vẫn bị suy dinh dưỡng, hoặc béo phì mà vẫn thiếu vi chất.
Giải thích nghịch lý này, BS Hậu cho rằng, thời nay dù ở nông thôn hay thành thị cũng không khó khăn đến mức không đảm bảo dinh dưỡng được cho bữa ăn của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do kiến thức chăm sóc về dinh dưỡng cho con của các phụ huynh còn nhiều thiếu sót.
Đa số các bà mẹ chưa biết cách cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của con mình. Nhiều bé ở thành phố, do điều kiện kinh tế dư dả được mẹ cho ăn vặt quá nhiều, khi tới bữa chính bé không muốn ăn nữa nên bị thiếu chất. Hoặc có bé vận động quá ít nên chẳng thấy đói. Cũng có bà mẹ chế biến bữa ăn quá đơn điệu, theo cảm quan của người lớn mà không quan tâm tới khẩu vị của trẻ, làm bé chán ăn. Thậm chí có bệnh nhi nhìn bề ngoài béo phì nhưng do bữa ăn quá nhiều năng lượng mà thiếu rau xanh nên vẫn thiếu sắt, vitamin…
Theo số liệu thống kê từ một hội thảo do Hội Dinh dưỡng Việt Nam chủ trì mới đây, Việt Nam đang đứng đầu các nước lân cận về tình trạng trẻ em có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Cụ thể, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép: tỷ lệ thấp còi ở trẻ dưới năm tuổi ở mức cao và trẻ thừa cân, béo phì cũng như các bệnh liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở thành phố lớn.
(Phụ nữ Tp HCM)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167