Cách xử lý các tai nạn sinh hoạt hay gặp


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Những tai nạn sinh hoạt là rất khó tránh, vì vậy chúng ta cần phải nắm vững các biện pháp cấp cứu khi có tổn thương xảy ra.


Hóc thức ăn


Sau khi bị hóc, đưa người bệnh vào viện lấy ra là cần thiết, tránh phương pháp tự cứu sai, ví dụ như nuốt miếng cơm lớn vào hoặc uống giấm… để kéo thức ăn bị hóc xuống dạ dày. Có người lại dùng tay móc họng ra, thực ra những phương pháp không đúng này chỉ làm cho vật hóc càng vào sâu hơn.




Phương pháp ứng cứu: khi phát hiện vật hóc trong cổ họng, khí quản, nên nghiêng đầu ra thấp phía sau, để cho cơ thể thấp hơn phần vai, sau đó người khác đứng ở phía sau dùng lực vỗ vào lưng, làm họ bật vật hóc ra.


Vật lạ vướng ở mắt có thể dùng đũa hoặc nhíp gắp ra, nếu vị trí khá sâu nên lập tức đến viện xử lý.


Có vật lạ mắc ở họng, người còn tỉnh táo đứng thẳng hoặc ngồi, người cứu trợ ở phía sau, hai tay ôm vòng qua người bệnh, một tay chống đỡ, dùng ngón trỏ điểm vào trung tâm lỗ rốn ở bụng, tay khác dùng cả bàn tay ép giữ chặt trên đầu, liên tục ép nén mạnh 6-10 lần vào trong và lên trên.


Người bị ngất xỉu nên cho nằm ngửa, người cứu trợ ấn vào lỗ rốn mạnh, không thấy hiệu quả, cách mấy giây sau, có thể làm lại lần nữa, làm cho người bệnh bật tiếng ho, có thể vật lạ trong cổ họng sẽ xông ra khỏi khí đạo.


Pháo gây tổn thương


Bắn pháo hoa lại rất phổ biến trong các ngày lễ. Trẻ em là nhóm dễ bị tai nạn nếu pháo hoa bắn ở tầm thấp.


Phương pháp ứng cứu: Cần phải gấp rút đưa người bệnh đến bệnh viện.


Nếu bộ phận bị thương là mắt thì cần lấy vải mềm nhẹ nhàng che chắn vết thương, khẩn cấp vào viện. Nếu quần áo bị cháy thì cần nhanh chóng cởi bỏ hoặc dùng áo của người xung quanh để dập lửa và đưa ngay vào viện gần nhất.


Ngã bong gân


Một số người thích tham gia các trò chơi mạnh hoặc đi ra ngoài bị ngã xe gây bong gân.


Phương pháp ứng cứu: Nếu vị trí bị thương không có cảm giác đau nhức, thông thường không bị gãy xương. Nếu xuất hiện phản ứng khác thường ví dụ như bước đi khập khiễng, đau nhức không đi được rất có thể là gãy xương, lúc này chỉ nên ngồi yên một chỗ.


Sau khi ngã, nhiều người toàn có thói quen xoa vào chỗ đau đề giảm đau hoặc cử động thử cảm giác, những cách làm này là không đúng. Nếu bị thương bong gân hoặc ngã, hoạt động hoặc xoa vào dễ gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho vết thương càng thêm nặng, ví dụ như tê liệt chân.


Người trợ giúp lập tức dùng thanh nẹp cố định người bệnh, khi không có thanh nẹp có thể dùng sách hoặc thứ gì đó cứng cố định chỗ đau, kịp thời gọi xe cấp cứu.


Đứt tay


Các bà nội trợ hay bị thương do sơ ý khi chặt, cắt gì đó.Trong trường hợp không nặng, dùng nước sạch và xà bông rửa sạch vết thương, giữ cho da quanh vết thương khô ráo, dùng miếng vải sạch che vết thương và quấn lại.


Khi bị thương nặng do dao nên chú ý: Không được lập tức lấy, gắp vật lạ đâm,dính trong tay, nếu ra máu nhiều nên nâng cao vị trí bị thương để vết thương cao hơn tim, dùng miếng vải sạch ép ngăn không cho máu chảy ra, quấn vết thương lại. Lập tức đưa tới bệnh viện, tiêm vắc xin uốn ván theo chỉ định của bác sỹ.


Các lưu ý khác:


- Khi chảy máu, dùng cầm máu chặn cầm máu, ví dụ dùng dây thừng chắc, dây giày hoặc dây lưng buộc chặt chỗ vết thương.


- Bong gân, kéo căng bị thương hoặc gãy xương tìm cách làm nóng chỗ đau.


- Khi bị bỏng bôi dầu vàng lên vết bỏng.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl