Thích mua và sử dụng những loại hương cuốn tàn nhưng phần lớn người dân đều không biết tác hại của loại hương này như thế nào đến sức khoẻ của chính mình, thậm chí còn có thể gây ung thư.
Trong tâm thức mọi người châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Và đến nay, nhiều người vẫn thích dùng hương cuốn tàn vì tin rằng nếu nhà nào thắp hương càng đậu tàn cong nhiều vòng thì càng có nhiều lộc.
Không những thế nhiều người còn ưa thích hương vừa phải cuốn tàn cong vừa phải có hương thơm ngát, thậm chí có hương thơm đậm đặc như mùi nước hoa. Chính vì vậy, hàng triệu cây hương đã được xuất xưởng để cung cấp tới người tiêu dùng bằng bất cứ phương pháp kinh hoàng nào.
Tìm hiểu quy trình làm hương ở thôn Cao Thôn, xã Bảo Khê, TP. Hưng Yên (một trong những làng nghề chuyên sản xuất và cung cấp hương lâu đời) mới biết, nếu như trước đây muốn có hương đậu tàn thì cần phải phơi nắng từ sáng đến tận chiều. Còn bây giờ việc này đỡ vất vả hơn nhiều, khi tăm hương mua về sẽ được nhuộm hoá chất axit photphoric.
Người dân nơi đây cũng khẳng định, để làm hương đậu tàn chắc chắn phải dùng đến hoá chất, còn cứ làm theo cách tự nhiên thì khó có thể có hương đậu và cuốn tàn cong. Song cũng chính bản thân họ không hề biết đến sự độc hại này đối với chính sức khoẻ của họ.
Ông chủ của một cơ sở sản xuất hương tại Hà nội cũng cho biết, vì hầu như người dân không nắm được nên rất hay sử dụng hương thơm đậm đặc. Cũng chính vì thế nhiều nhà sản xuất đã dùng đến hoá chất thì mới có được hương thơm sặc sụa như vậy.
Nếu như ngày xưa phải trong hàng trăm nét hương thắp thường mới chỉ có vài nén đậu tàn cong, nhưng đến nay người dùng muốn có loại hương đậu bao nhiêu tàn cong cũng có. Dạo qua thị trường hương hiện nay có thể nhận thấy hàng trăm nhãn hiệu, với nhiều mùi thơm khác nhau, từ nhãn hiệu nhập ngoại đến hàng nội địa. Loại hương được nhiều người mua nhất là hương có mùi thơm ngát và đậu tàn.
Thích mua và sử dụng những loại hương cuốn tàn nhưng dường như phần lớn người tiêu dùng không hề quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần sản xuất ra những nén hương đó như thế nào, tác hại của loại hương đó ra sao đến sức khoẻ của chính mình.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ, Nguyên trưởng phòng nghiên cứu thực phẩm, Viện công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), việc sử dụng axit photphoric để ngâm tăm hương thì các chất độc hại này sẽ không tác động mạnh, tác động ngay đến cơ thể mà nó sẽ tích luỹ dần dần, gây nguy hại từ từ đến sức khỏe con người.
Cũng theo ông Ngữ, nếu chúng ta không kiểm soát được công nghệ sản xuất hương và sử dụng hoá chất một cách tuỳ tiện, bừa bãi thì những loại hương này khi đốt sẽ toả khói độc anhytrit photphat, ngoài ra còn có các khói khác, khói này sẽ gây ra những bệnh tật. Nếu tiếp xúc thường xuyên với khói hương độc thì mắt sẽ mờ dần do niêm mạc mắt bị ảnh hưởng. Nếu hít phải khói này thì bị ảnh hưởng đến niêm mạc của hệ thống hô hấp. Và chủ yếu các khí độc này tồn đọng lại ở trong phổi có thể gây nên bệnh hiểm nghèo. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi.
Có thể nói nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân châu Á ở bất kỳ lứa tuổi nào và sống ở đâu đều biết đến. Tập quán này cũng đã đi vào đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Với phần lớn người Việt, nén hương là sợi dây giúp họ liên lạc với thế giới tâm linh, vì vậy, mỗi nén hương đều được thắp lên với lòng thành kính. Nhưng mỗi chúng ta đừng đánh mất đi giá trị tôt đẹp ấy vì những điều mang màu sắc mê tín dị đoan, kẻo hại đến sức khoẻ mà không biết.
Theo VnMedia
Trong tâm thức mọi người châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Và đến nay, nhiều người vẫn thích dùng hương cuốn tàn vì tin rằng nếu nhà nào thắp hương càng đậu tàn cong nhiều vòng thì càng có nhiều lộc.
Không những thế nhiều người còn ưa thích hương vừa phải cuốn tàn cong vừa phải có hương thơm ngát, thậm chí có hương thơm đậm đặc như mùi nước hoa. Chính vì vậy, hàng triệu cây hương đã được xuất xưởng để cung cấp tới người tiêu dùng bằng bất cứ phương pháp kinh hoàng nào.
Tìm hiểu quy trình làm hương ở thôn Cao Thôn, xã Bảo Khê, TP. Hưng Yên (một trong những làng nghề chuyên sản xuất và cung cấp hương lâu đời) mới biết, nếu như trước đây muốn có hương đậu tàn thì cần phải phơi nắng từ sáng đến tận chiều. Còn bây giờ việc này đỡ vất vả hơn nhiều, khi tăm hương mua về sẽ được nhuộm hoá chất axit photphoric.
Người dân nơi đây cũng khẳng định, để làm hương đậu tàn chắc chắn phải dùng đến hoá chất, còn cứ làm theo cách tự nhiên thì khó có thể có hương đậu và cuốn tàn cong. Song cũng chính bản thân họ không hề biết đến sự độc hại này đối với chính sức khoẻ của họ.
Ông chủ của một cơ sở sản xuất hương tại Hà nội cũng cho biết, vì hầu như người dân không nắm được nên rất hay sử dụng hương thơm đậm đặc. Cũng chính vì thế nhiều nhà sản xuất đã dùng đến hoá chất thì mới có được hương thơm sặc sụa như vậy.
Nếu như ngày xưa phải trong hàng trăm nét hương thắp thường mới chỉ có vài nén đậu tàn cong, nhưng đến nay người dùng muốn có loại hương đậu bao nhiêu tàn cong cũng có. Dạo qua thị trường hương hiện nay có thể nhận thấy hàng trăm nhãn hiệu, với nhiều mùi thơm khác nhau, từ nhãn hiệu nhập ngoại đến hàng nội địa. Loại hương được nhiều người mua nhất là hương có mùi thơm ngát và đậu tàn.
Thích mua và sử dụng những loại hương cuốn tàn nhưng dường như phần lớn người tiêu dùng không hề quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần sản xuất ra những nén hương đó như thế nào, tác hại của loại hương đó ra sao đến sức khoẻ của chính mình.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Ngữ, Nguyên trưởng phòng nghiên cứu thực phẩm, Viện công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), việc sử dụng axit photphoric để ngâm tăm hương thì các chất độc hại này sẽ không tác động mạnh, tác động ngay đến cơ thể mà nó sẽ tích luỹ dần dần, gây nguy hại từ từ đến sức khỏe con người.
Cũng theo ông Ngữ, nếu chúng ta không kiểm soát được công nghệ sản xuất hương và sử dụng hoá chất một cách tuỳ tiện, bừa bãi thì những loại hương này khi đốt sẽ toả khói độc anhytrit photphat, ngoài ra còn có các khói khác, khói này sẽ gây ra những bệnh tật. Nếu tiếp xúc thường xuyên với khói hương độc thì mắt sẽ mờ dần do niêm mạc mắt bị ảnh hưởng. Nếu hít phải khói này thì bị ảnh hưởng đến niêm mạc của hệ thống hô hấp. Và chủ yếu các khí độc này tồn đọng lại ở trong phổi có thể gây nên bệnh hiểm nghèo. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi.
Có thể nói nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân châu Á ở bất kỳ lứa tuổi nào và sống ở đâu đều biết đến. Tập quán này cũng đã đi vào đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Với phần lớn người Việt, nén hương là sợi dây giúp họ liên lạc với thế giới tâm linh, vì vậy, mỗi nén hương đều được thắp lên với lòng thành kính. Nhưng mỗi chúng ta đừng đánh mất đi giá trị tôt đẹp ấy vì những điều mang màu sắc mê tín dị đoan, kẻo hại đến sức khoẻ mà không biết.
Theo VnMedia