Khoa học đã chứng minh rằng ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormone sinh dục nữ (estrogen).
Phụ nữ bị mắc các bệnh tim mạch muộn hơn nam giới. Khoa học đã chứng minh rằng ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormone sinh dục nữ (estrogen), các hormone sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Phụ nữ qua sinh đẻ thì hệ thống tim mạch càng được bảo vệ tốt hơn.
Khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể và bắt đầu giai đoạn bùng nổ các bệnh tim mạch (huyết áp cao, bệnh mạch vành…) ở phái nữ với diễn biến rất phức tạp.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, liệu pháp hormone thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch vì ở độ tuổi này, trong cơ thể phụ nữ không những lượng hormone sinh dục bị giảm mà còn bị giảm cả tính nhạy cảm với các hormone này
.
Liệu pháp hormone thay thế chỉ được dùng với liều ngắn ngày nhằm loại bỏ các triệu chứng rầm rộ của tiền mãn kinh.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, phụ nữ thường có tỷ lệ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với nam và đây là một trong các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành.
Phụ nữ thường hay bị các rối loạn tuyến giáp hơn so với đàn ông và các rối loạn tuyến giáp gây ra những ảnh hưởng xấu với chức năng tim mạch ví dụ gây tăng nhịp tim.
Phụ nữ thường có nhiều vấn đề (áp lực) trong gia đình và công việc hơn so với đàn ông. Phái nữ ngày càng bị tác động bởi các stress do sự thay đổi vị trí xã hội của họ trong thời gian gần đây, và điều đó dẫn đến sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, đặc biệt gây nên các rối loạn tim mạch.
Trong sự phát triển bệnh lý tim mạch, stress có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong trạng thái stress, huyết áp và nhịp tim tăng cao. Điều này tạo nên gánh nặng cho tim, tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ phát triển các quá trình bệnh lý.
Trong trạng thái stress, huyết áp động mạch tăng, những người thường xuyên bị tác động của các yếu tố stress sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh huyết áp cao. Stress có ảnh hưởng lên thành phần hóa học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch.
Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại, sự cung cấp máu cho cơ tim bị hạn chế, phát triển bệnh thiếu máu cơ tim.
Hệ thống tim mạch ở phụ nữ dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại, ví dụ thuốc lá, rượu bia… Các nghiên cứu cho thấy, 10 điếu thuốc lá sẽ gây ra tác hại với phụ nữ như 15 điếu thuốc với đàn ông.
Các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy, tỷ lệ người bị bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới, mà một trong các lý do chính là do tuổi thọ ở phụ nữ cao hơn nam.
Và một điều không may mắn là, các phương pháp can thiệp mạch vành hiện đại như thông mạch vành bằng cách đặt stent, phương pháp nong mạch và nối mạch thông đạt hiệu quả thấp ở phụ nữ.
Như vậy ngoài các nguy cơ mắc bệnh tim mạch như ở đàn ông, ở phụ nữ còn có các nguy cơ bổ sung. Hơn nữa, bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị kém hơn so với đàn ông nên vấn đề phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh này là quan trọng hàng đầu.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ
- Giảm cân nếu bị thừa cân, luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý (phụ nữ ngoài 40 tuổi cân nặng hợp lý có thể tính bằng cách lấy chiều cao (cm) trừ đi 100 hoặc 105).
- Phụ nữ không nên uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao: đi bộ nhanh 40-60 phút/buổi, tốt nhất là hằng ngày, hoặc không dưới 5 buổi/tuần.
- Chế độ ăn uống phải hợp lý: đủ no, đủ chất, thức ăn đa dạng và bảo đảm vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng muối ăn: không quá 5-6g/ngày.
- Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin E, C, A, B6, B 12, acid folic và axít béo không no Omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Axít béo không no Omega-3 có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi…).
Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như kẽm, kali, magiê, selen. Cùng với các vitamin C, E và A, selen được coi là các chất chống oxy hóa (antioxydant), selen có nhiều trong tỏi ta, tôm đồng, cải bắp, nước chè xanh.
- Không ăn thịt mỡ, da động vật và hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, sôcôla. Tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn…
- Luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép (không vượt quá 140/90mmHg, người bị tiểu đường – không vượt quá 130/90mmHg).
- Học cách điều hòa cuộc sống (trong gia đình, tại công sở, ngoài xã hội) để giảm nguy cơ bị tác động của stress.
Và điều lưu ý cuối cùng là do các bệnh tim mạch thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh, nếu có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch (bố, mẹ, ông bà, anh chị em ruột).
Những người này phải luôn chú ý kiểm tra theo huyết áp trong suốt quá trình mang thai để phòng ngừa và điều chỉnh kịp thời phòng ngừa bệnh huyết áp cao.
Suckhoe365.net
Phụ nữ bị mắc các bệnh tim mạch muộn hơn nam giới. Khoa học đã chứng minh rằng ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormone sinh dục nữ (estrogen), các hormone sinh dục này có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Phụ nữ qua sinh đẻ thì hệ thống tim mạch càng được bảo vệ tốt hơn.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu người ta thấy rằng, liệu pháp hormone thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa được sự phát triển của xơ vữa động mạch vì ở độ tuổi này, trong cơ thể phụ nữ không những lượng hormone sinh dục bị giảm mà còn bị giảm cả tính nhạy cảm với các hormone này
.
Liệu pháp hormone thay thế chỉ được dùng với liều ngắn ngày nhằm loại bỏ các triệu chứng rầm rộ của tiền mãn kinh.
Ngoài ra, ở độ tuổi này, phụ nữ thường có tỷ lệ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với nam và đây là một trong các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành.
Phụ nữ thường hay bị các rối loạn tuyến giáp hơn so với đàn ông và các rối loạn tuyến giáp gây ra những ảnh hưởng xấu với chức năng tim mạch ví dụ gây tăng nhịp tim.
Phụ nữ thường có nhiều vấn đề (áp lực) trong gia đình và công việc hơn so với đàn ông. Phái nữ ngày càng bị tác động bởi các stress do sự thay đổi vị trí xã hội của họ trong thời gian gần đây, và điều đó dẫn đến sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, đặc biệt gây nên các rối loạn tim mạch.
Trong sự phát triển bệnh lý tim mạch, stress có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong trạng thái stress, huyết áp và nhịp tim tăng cao. Điều này tạo nên gánh nặng cho tim, tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ phát triển các quá trình bệnh lý.
Trong trạng thái stress, huyết áp động mạch tăng, những người thường xuyên bị tác động của các yếu tố stress sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh huyết áp cao. Stress có ảnh hưởng lên thành phần hóa học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch.
Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại, sự cung cấp máu cho cơ tim bị hạn chế, phát triển bệnh thiếu máu cơ tim.
Hệ thống tim mạch ở phụ nữ dễ bị tổn thương hơn khi có tác động của các tác nhân độc hại, ví dụ thuốc lá, rượu bia… Các nghiên cứu cho thấy, 10 điếu thuốc lá sẽ gây ra tác hại với phụ nữ như 15 điếu thuốc với đàn ông.
Các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy, tỷ lệ người bị bệnh tim mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới, mà một trong các lý do chính là do tuổi thọ ở phụ nữ cao hơn nam.
Và một điều không may mắn là, các phương pháp can thiệp mạch vành hiện đại như thông mạch vành bằng cách đặt stent, phương pháp nong mạch và nối mạch thông đạt hiệu quả thấp ở phụ nữ.
Như vậy ngoài các nguy cơ mắc bệnh tim mạch như ở đàn ông, ở phụ nữ còn có các nguy cơ bổ sung. Hơn nữa, bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị kém hơn so với đàn ông nên vấn đề phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh này là quan trọng hàng đầu.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ
- Giảm cân nếu bị thừa cân, luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý (phụ nữ ngoài 40 tuổi cân nặng hợp lý có thể tính bằng cách lấy chiều cao (cm) trừ đi 100 hoặc 105).
- Phụ nữ không nên uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao: đi bộ nhanh 40-60 phút/buổi, tốt nhất là hằng ngày, hoặc không dưới 5 buổi/tuần.
- Chế độ ăn uống phải hợp lý: đủ no, đủ chất, thức ăn đa dạng và bảo đảm vệ sinh.
- Hạn chế sử dụng muối ăn: không quá 5-6g/ngày.
- Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin E, C, A, B6, B 12, acid folic và axít béo không no Omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Axít béo không no Omega-3 có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi…).
Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như kẽm, kali, magiê, selen. Cùng với các vitamin C, E và A, selen được coi là các chất chống oxy hóa (antioxydant), selen có nhiều trong tỏi ta, tôm đồng, cải bắp, nước chè xanh.
- Không ăn thịt mỡ, da động vật và hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, sôcôla. Tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn…
- Luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép (không vượt quá 140/90mmHg, người bị tiểu đường – không vượt quá 130/90mmHg).
- Học cách điều hòa cuộc sống (trong gia đình, tại công sở, ngoài xã hội) để giảm nguy cơ bị tác động của stress.
Và điều lưu ý cuối cùng là do các bệnh tim mạch thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mãn kinh, nếu có tiền sử gia đình về bệnh tim mạch (bố, mẹ, ông bà, anh chị em ruột).
Những người này phải luôn chú ý kiểm tra theo huyết áp trong suốt quá trình mang thai để phòng ngừa và điều chỉnh kịp thời phòng ngừa bệnh huyết áp cao.
Suckhoe365.net
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 900