Cứng khớp, triệu chứng không thể coi thường


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân, dễ dẫn đến tàn phế, có thể gây tổn thương tim, phổi, da, mắt.




Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.Cho tới hiện nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Sự thách thức xuất phát từ tính đa dạng của bệnh trong biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ sinh học, đã có những tiến bộ đột phá trong chẩn đoán, điều trị giúp ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm sự tiến triển của bệnh.


Đây là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt.


Cứng khớp buổi sáng là triệu chứng thường gặp trong viêm khớp dạng thấp, có thể kéo dài trên 1 giờ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây cứng khớp buổi sáng như thoái hóa khớp, nhưng thường không kéo dài như viêm khớp dạng thấp, mà chỉ khoảng dưới 30 phút.


Tổn thương khớp đặc trưng của viêm khớp dạng thấplà viêm màng hoạt dịch, phá hủy sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây hủy hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động.






Cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp và có kế hoạch điều trị phù hợp. Ảnh: viemkhop​


Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp


Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm... Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh. Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấpđược xếp vào nhóm bệnh tự miễn.


Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên có liên quan đến yếu tốmôi trường và di truyền, chẳng hạn một số vi trùng, hoặc virus (Epstein-Barr virus, cytomegalovirus, parvovirus, và rubella virus). Vai trò của di truyềnthể hiện qua các cặp sinh đôi đồng trứng có tỉ lệ cùng mắc bệnh viêm khớp dạng thấpcao hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng, đồng thời có mối tương quan giữa viêm khớp dạng thấpvới các gen HLA-DR4, HLA-DR1.


Đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp


Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30 - 50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.


Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự. Vì vậy, khi thấy có một trong các triệu chứng sau đây cần nhanh chóng đến một trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:


- Cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng


- Đau khớp dai dẳng


- Đau khớp nặng thêm theo thời gian


- Khớp sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm


- Đau khớp có kèm sốt


- Biểu hiện trên nhiều khớp, đối xứng


- Đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày.


Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên. Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấpvà có kế hoạch điều trị phù hợp.


Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị thường sẽ kéo dài. Tuy nhiên điều trị viêm khớp dạng thấp đã tiến bộ rất nhiều trong 30 năm qua. Điều trị hiện nay giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình hủy hoại khớp không hồi phục xảy ra.


Không nên dùng thuốc corticoid một cách tuỳ tiện. Cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khớp để xác định chẩn đoán, tư vấn và có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp nhất. Không có biện pháp điều trị duy nhất nào hiệu quả cho tất cả các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, đa số các trường hợp đều phải thay đổi điều trị nhiều lần trong suốt quá trình trị bệnh và nên tái khám định kỳ.


Nên điều trị sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người được điều trị sớm sẽ tốt hơn trong dự hậu và có nhiều khả năng để sống một cuộc sống tích cực. Họ cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ bị các loại tổn thương khớp dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân, dễ dẫn đến tàn phế, có thể gây tổn thương tim, phổi, da, mắt.



AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl