Chắp mắt là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Chắp mắt gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho người bệnh khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, sinh hoạt.
Chắp mắt là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Cần phân biệt với lên lẹo mắt là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến zeis hay moll (lẹo phía ngoài); hoặc của các tuyến meibomius (lẹo trong mi mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên).
Trước khi bị lên chắp, có thể có nhưng triệu chứng sau:
- Thấy ngứa mi mắt
- Bờ mi có màu đỏ
- Cảm thấy cộm
- Sờ vào thấy cảm giác khác những điểm khác. Thoạt đầu, mụn chắp xuất hiện với cái đầu nhỏ, màuvàng vì bên trong có mủ. Sau đó chấm vàng nở dần thành hạt và vỡ.
Khi có chắp mắt, nên:
- Ðắp lên mặt miếng gạc thấm nước ấm (không nóng) mỗi ngày 3-4 lần. Mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Tránh để mắt bụi bẩn.
- Không được sờ, nắn chỗ bị chắp, dù bạn sốt ruột muốn nặn ra ngay.
- Phần lớn mụn chắp đều có thể tự chữa ở gia đình. Thường sau 1, 2 ngày mụn chắp sẽ khỏi. Nếu quá thời gian đó, chắp vẫn còn mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thêm thuốc kháng sinh.
- Chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
(Nguồn: Y Dược 365)
Chắp mắt là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Cần phân biệt với lên lẹo mắt là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến zeis hay moll (lẹo phía ngoài); hoặc của các tuyến meibomius (lẹo trong mi mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên).
- Thấy ngứa mi mắt
- Bờ mi có màu đỏ
- Cảm thấy cộm
- Sờ vào thấy cảm giác khác những điểm khác. Thoạt đầu, mụn chắp xuất hiện với cái đầu nhỏ, màuvàng vì bên trong có mủ. Sau đó chấm vàng nở dần thành hạt và vỡ.
Khi có chắp mắt, nên:
- Ðắp lên mặt miếng gạc thấm nước ấm (không nóng) mỗi ngày 3-4 lần. Mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
- Tránh để mắt bụi bẩn.
- Không được sờ, nắn chỗ bị chắp, dù bạn sốt ruột muốn nặn ra ngay.
- Phần lớn mụn chắp đều có thể tự chữa ở gia đình. Thường sau 1, 2 ngày mụn chắp sẽ khỏi. Nếu quá thời gian đó, chắp vẫn còn mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thêm thuốc kháng sinh.
- Chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát. Còn khi chắp mắt tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ cần phải lấy khối chắp sau chích để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.
(Nguồn: Y Dược 365)