Theo dõi nhịp sống của thai mỗi ngày là cách giúp mẹ “cảm thấy” bé đang khỏe mạnh.
Khi nào thai nhi bắt đầu đạp?
Việc bắt đầu cử động của mỗi thai nhi là khác nhau nhưng thông thường từ tuần thứ 16 thai nhi đã bắt đầu đạp. Song lúc này tiếng đạp của bé chỉ có thể thấy qua ống nghe của bác sĩ. Khi thai được 18-20 tuần thì mẹ mới có thể tự cảm nhận được bé cựa quậy. Nếu mang thai lần 2, bạn có thể cảm nhận thai cử động từ tháng thứ tư của thai kỳ nhưng nếu là con so, phải đến khoảng tháng thứ năm bạn mới cảm nhận được cử động của thai.
Thai đạp bình thường
Trong 3 tháng giữa, cử động của thai nhi chỉ như một cái “búng” nhẹ hoặc có lúc như “ruột cuộn" lên rất nhanh. Vì em bé còn nhỏ nên đôi khi bạn không cảm nhận cử động rõ lắm.
Từ tháng thứ sáu trở đi, mẹ sẽ thấy thai máy nhiều hơn trong lúc nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn. Lúc này, bé đã được nạp thêm năng lượng nên sẽ đạp nhiều hơn. Điều kỳ diệu là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai mẹ con sẽ khiến bé “phản ứng” từ trong bụng mẹ. Bé sẽ đạp nhiều nếu bạn lo lắng, stress. Còn những lúc bạn thấy thai ít máy là khi bé đang ngủ.
Sau 28 tuần, sức sống của bé mãnh liệt hơn, thai nhi sẽ đạp mỗi ngày. Bạn nên đếm cử động thai ngày 2 lần. Mười cử động của thai ở bất cứ hình thức nào trong ít nhất một giờ được xem là bình thường. Còn nếu bạn cảm thấy ít hơn thì hãy tới khám bác sĩ.
Vào tháng thứ 8, các chu kỳ thức ngủ của thai đều đặn đi vào “lộ trình”. Nếu muốn đếm cử động thai, bạn chỉ cần đếm sau khi ăn hoặc khi vỗ về nói chuyện bé. Tuy nhiên, càng gần ngày sinh thì bé sẽ đạp ít hơn vì lúc này “ngôi nhà” đã trở nên chật chội khiến cho bé khó cử động chân tay và đã sẵn sàng cho việc chào đời tốt đẹp.
Thai đạp bất thường
Nếu bạn cảm thấy những thay đổi sau đây, thì rất có thể em bé đang gặp nguy hiểm và bạn cần đến bác sĩ ngay: Số lần thai đạp giảm so với bình thường, và bé đạp cũng yếu hẳn đi. Hoặc bé trở nên đạp mạnh, gấp gáp hơn vì có thể bé đang bị ngạt thở nên cố giãy giụa trong tử cung.
Vào tháng cuối thai kì, chỗ bé đạp cũng có thể là vị trí bé nằm trong tử cung. Đa số, các bé đã xoay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Do đó nếu bạn thấy bị đạp ở bụng dưới thì có thể ngôi thai của bạn là ngôi ngược hoặc thai đang nằm ngang.
Cách đếm số lần thai đạp
Sau bữa ăn, bạn nên ngồi (hoặc nằm nghiêng) về phía bên trái và đánh dấu mốc thời gian, đặt tay lên bụng và bắt đầu đếm. Thai nhi khỏe mạnh thường cử động nhiều lần trong một ngày. Đếm cho đến khi được 10 cử động thì thôi. Nếu bé cử động 10 lần trong một giờ đầu tiên, mẹ có thể ngừng đếm. Ngược lại, bạn đừng quá lo vì bé có thể đang ngủ. Mẹ thử ăn (uống) thứ gì đó. Hoặc đi lại trong khoảng 5 phút. Sau đó, đếm lại số lần thai đạp trong một giờ đồng hồ.
(Gia đình trẻ)
Khi nào thai nhi bắt đầu đạp?
Việc bắt đầu cử động của mỗi thai nhi là khác nhau nhưng thông thường từ tuần thứ 16 thai nhi đã bắt đầu đạp. Song lúc này tiếng đạp của bé chỉ có thể thấy qua ống nghe của bác sĩ. Khi thai được 18-20 tuần thì mẹ mới có thể tự cảm nhận được bé cựa quậy. Nếu mang thai lần 2, bạn có thể cảm nhận thai cử động từ tháng thứ tư của thai kỳ nhưng nếu là con so, phải đến khoảng tháng thứ năm bạn mới cảm nhận được cử động của thai.
Thai đạp bình thường
Trong 3 tháng giữa, cử động của thai nhi chỉ như một cái “búng” nhẹ hoặc có lúc như “ruột cuộn" lên rất nhanh. Vì em bé còn nhỏ nên đôi khi bạn không cảm nhận cử động rõ lắm.
Từ tháng thứ sáu trở đi, mẹ sẽ thấy thai máy nhiều hơn trong lúc nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn. Lúc này, bé đã được nạp thêm năng lượng nên sẽ đạp nhiều hơn. Điều kỳ diệu là sợi dây kết nối tình cảm giữa hai mẹ con sẽ khiến bé “phản ứng” từ trong bụng mẹ. Bé sẽ đạp nhiều nếu bạn lo lắng, stress. Còn những lúc bạn thấy thai ít máy là khi bé đang ngủ.
Sau 28 tuần, sức sống của bé mãnh liệt hơn, thai nhi sẽ đạp mỗi ngày. Bạn nên đếm cử động thai ngày 2 lần. Mười cử động của thai ở bất cứ hình thức nào trong ít nhất một giờ được xem là bình thường. Còn nếu bạn cảm thấy ít hơn thì hãy tới khám bác sĩ.
Vào tháng thứ 8, các chu kỳ thức ngủ của thai đều đặn đi vào “lộ trình”. Nếu muốn đếm cử động thai, bạn chỉ cần đếm sau khi ăn hoặc khi vỗ về nói chuyện bé. Tuy nhiên, càng gần ngày sinh thì bé sẽ đạp ít hơn vì lúc này “ngôi nhà” đã trở nên chật chội khiến cho bé khó cử động chân tay và đã sẵn sàng cho việc chào đời tốt đẹp.
Thai đạp bất thường
Nếu bạn cảm thấy những thay đổi sau đây, thì rất có thể em bé đang gặp nguy hiểm và bạn cần đến bác sĩ ngay: Số lần thai đạp giảm so với bình thường, và bé đạp cũng yếu hẳn đi. Hoặc bé trở nên đạp mạnh, gấp gáp hơn vì có thể bé đang bị ngạt thở nên cố giãy giụa trong tử cung.
Vào tháng cuối thai kì, chỗ bé đạp cũng có thể là vị trí bé nằm trong tử cung. Đa số, các bé đã xoay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Do đó nếu bạn thấy bị đạp ở bụng dưới thì có thể ngôi thai của bạn là ngôi ngược hoặc thai đang nằm ngang.
Cách đếm số lần thai đạp
Sau bữa ăn, bạn nên ngồi (hoặc nằm nghiêng) về phía bên trái và đánh dấu mốc thời gian, đặt tay lên bụng và bắt đầu đếm. Thai nhi khỏe mạnh thường cử động nhiều lần trong một ngày. Đếm cho đến khi được 10 cử động thì thôi. Nếu bé cử động 10 lần trong một giờ đầu tiên, mẹ có thể ngừng đếm. Ngược lại, bạn đừng quá lo vì bé có thể đang ngủ. Mẹ thử ăn (uống) thứ gì đó. Hoặc đi lại trong khoảng 5 phút. Sau đó, đếm lại số lần thai đạp trong một giờ đồng hồ.
(Gia đình trẻ)