Cho trẻ ăn luôn là một trong những điều khó khăn nhất của các gia đình Việt. Khi trao đổi trên các diễn đàn mình nhận thấy có rất nhiều bà mẹ muốn tìm hiểu về phương pháp cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, đa số các mẹ đều còn nhiều thắc mắc, chưa rõ và còn nhiều lúng túng khi thực hành phương pháp này. Mẹ Bi xin tổng kết lại và giải đáp phần nào những lo âu của các mẹ, nhất là các mẹ đang chuẩn bị cho con ăn dặm kiểu Nhật.
Thời kỳ ăn dặm
Khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi, theo bản năng, bé sẽ có phản xạ nhai. Theo các giai đoạn phát triển bản năng này, ở Nhật, các bậc phụ huynh sẽ tập nhai cho bé. Bé bắt đầu tập ăn dạng nhuyễn như bột trong khoảng 1-2 tháng, để bé có thể làm quen thìa và tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào họng để nuốt. Các bà mẹ Nhật sẽ cho bé ăn thức ăn thô hơn một chút-cháo hạt loãng vào tháng thứ 7 -8. Đến 9-11 tháng bé có thể ăn cháo hạt đặc, bé có khả năng nhai tốt và có thể ăn cơm nát-cơm thường một cách dễ dàng tự nhiên vào khoảng 1-1,5 tuổi. Do đó, bé ăn ngon miệng hơn nhờ thức ăn đa dạng và bé không phải ăn một dạng thực phẩm quá lâu dài trong một giai đoạn.
Có thể bạn đang lo lắng vì cho bé ăn cơm sớm như vậy bé sẽ đau dạ dày. Nhưng, bạn có thể yên tâm rằng trẻ con Nhật vẫn tập ăn như vậy bao đời nay mà người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, vẫn sống khỏe và không chỉ có Nhật mà ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh Pháp … họ đều cho bé tập ăn như vậy.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào khẳng định về mối liên quan giữa bệnh dạ dày và việc ăn thức ăn thô sớm. Trên thực tế, vi khuẩn Helicobacter Pylori được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày. Phát hiện này mới được công nhận không lâu và đã làm thay đổi phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay. Chế độ sinh hoạt, stress, chế độ ăn chỉ là yếu tố làm dễ gây bệnh nặng hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.
Tập kỹ năng nhai cho bé
Ở nước ta, bé thường được cho ăn bột đến gần 1 tuổi, rồi tiếp tục ăn cháo đến 2 tuổi, nhưng hầu hết các bé không hào hứng ăn cháo đến 2 tuổi. Đa số, trẻ bắt đầu có phản ứng chán ăn cháo từ khoảng 1 tuổi. Nhiều mẹ không nghĩ đến thử cho bé ăn cơm, hoặc có thể nghĩ đến nhưng vì sợ hại dạ dày mà cha mẹ vẫn cố gắng ép bé ăn cháo.
Bố mẹ nhân lúc bé để ý cái khác để đút trộm 1 thìa vào miệng bé nên phải bế bé đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi đồ chơi, cho bé vừa ăn vừa xem tivi…. Bố mẹ thấy vui và chấp nhận khi bé chịu ăn. Nhưng bé ăn không hề ngon miệng. Dần dần bé sẽ chán ăn và ngậm thức ăn hoặc phun ra phì phì…, cho dù mẹ cố nghĩ ra các món mới cũng không thay đổi được tình hình. Việc cho bé ăn càng ngày càng giống như cực hình với cả bố mẹ lẫn con cái.
Có một số bố mẹ yên tâm với suy nghĩ là bao giờ đến 2 tuổi thì ăn cơm, hoặc bao giờ bé chán quá hẵng hay với những bé vẫn chịu ăn cháo tuy không hào hứng. Nhưng khi bố mẹ cho trẻ ăn cơm vào khoảng 1 tuổi rưỡi -2 tuổi, thì một số bé quên mất kỹ năng nhai, chỉ quen nuốt chửng. Thế là bé có nguy cơ không biết nhai, không ăn được cơm dù đã rất chán cháo. Việc tập cho con ăn cơm lại vất vả hơn cho bố mẹ. Có bé biết nhai nhưng lại lười nhai do đã quen ăn nuốt chửng quá lâu.
Đến lớn vẫn ăn chậm do kém kỹ năng nuốt:
Bé chỉ quen nuốt những đồ nhuyễn do ăn cháo quá lâu, vì thế khi bé lớn hơn, nhưng bé vẫn ăn cơm chậm vì nhai rất lâu. Kỹ năng nhai và nuốt thô kém khiến bé nhai mãi nhai mãi mới nuốt được.
Không tự xúc cũng do ăn cháo lâu quá:
Bé có thể tự ăn dễ dàng hơn nhờ ăn thô/khô sớm. Hơn 1 tuổi, trẻ sẽ có ý muốn bắt chước người lớn tự xúc, tự ăn, tay bé đã khá khéo để có thể cho thức ăn vào miệng vào khoảng 15 – 16 tháng. Ở Nhật, bé hơn 1 tuổi rưỡi đã có thể ăn khá thành thạo. Bố mẹ chỉ ngồi giám sát, và giúp đỡ thôi. Ăn một bữa rất nhanh vì chúng ăn tự nguyện chứ không phải do người khác nhét vào mồm mình. Nhưng nếu trẻ ăn cháo thì bố mẹ phải đút cho bé do bé xúc thìa khó và cũng không bốc ăn được. Vì vậy, lớn hơn trẻ vẫn có thói quen được đút, có bé đến 3-4 tuổi, ăn cơm rồi cũng vẫn phải đút hoặc trẻ khá lề mề chậm chạp khi tự ăn. Nếu phục vụ trẻ, sẽ làm trẻ mất ý thức tự giác, tự lập, khiến bé trở nên thụ động. Dần dần trẻ có thể đành hanh vô lối, nhút nhát, thiếu tự tin, ỉ lại vì quen làm theo ý chí người khác.
Và một số vấn đề khác:
Khi mới sinh bộ não trẻ chỉ có 400 gr, bộ não đạt 1050gr lúc 9 tuổi và 2000gr khi trưởng thành 20 tuổi. Với nền khoa học hiện đại bạn biết rằng phải tìm đủ mọi cách kích thích não bé trong thời gian não phát triển, kích thích càng sớm càng tốt qua các giác quan: Mắt, tai, mũi, miệng, da. Giúp trẻ ăn uống sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất, kích thích não bé phát triển và thông minh hơn.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Không có răng thì nhai làm sao được? Thực ra chỉ cần vài cái răng chúng nó vẫn nhai tốt, nếu được tập đúng thời kỳ và chế biến đồ ăn hợp lứa tuổi.
Vì vậy, để không phải vất vả với việc ăn của con thì bạn phải tập cho bé ăn thô đúng thời kỳ. Trẻ ăn được thô, đặc sớm sẽ làm phong phú được bữa ăn sớm, duy trì tình yêu ăn uống của bé, không bị chán ăn do phải ăn cháo mãi, không có cảm giác giống cực hình khi ăn. Ăn phải nhai còn tiết nhiều dịch vị giúp bé ngon miệng, tiêu hóa tốt, lại thèm ăn… Trẻ cũng có thể tự lập sớm hơn, phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện.
(Hạnh phúc gia đình)
Thời kỳ ăn dặm
Khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi, theo bản năng, bé sẽ có phản xạ nhai. Theo các giai đoạn phát triển bản năng này, ở Nhật, các bậc phụ huynh sẽ tập nhai cho bé. Bé bắt đầu tập ăn dạng nhuyễn như bột trong khoảng 1-2 tháng, để bé có thể làm quen thìa và tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào họng để nuốt. Các bà mẹ Nhật sẽ cho bé ăn thức ăn thô hơn một chút-cháo hạt loãng vào tháng thứ 7 -8. Đến 9-11 tháng bé có thể ăn cháo hạt đặc, bé có khả năng nhai tốt và có thể ăn cơm nát-cơm thường một cách dễ dàng tự nhiên vào khoảng 1-1,5 tuổi. Do đó, bé ăn ngon miệng hơn nhờ thức ăn đa dạng và bé không phải ăn một dạng thực phẩm quá lâu dài trong một giai đoạn.
Có thể bạn đang lo lắng vì cho bé ăn cơm sớm như vậy bé sẽ đau dạ dày. Nhưng, bạn có thể yên tâm rằng trẻ con Nhật vẫn tập ăn như vậy bao đời nay mà người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, vẫn sống khỏe và không chỉ có Nhật mà ở các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh Pháp … họ đều cho bé tập ăn như vậy.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào khẳng định về mối liên quan giữa bệnh dạ dày và việc ăn thức ăn thô sớm. Trên thực tế, vi khuẩn Helicobacter Pylori được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày. Phát hiện này mới được công nhận không lâu và đã làm thay đổi phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay. Chế độ sinh hoạt, stress, chế độ ăn chỉ là yếu tố làm dễ gây bệnh nặng hơn chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.
Tập kỹ năng nhai cho bé
Ở nước ta, bé thường được cho ăn bột đến gần 1 tuổi, rồi tiếp tục ăn cháo đến 2 tuổi, nhưng hầu hết các bé không hào hứng ăn cháo đến 2 tuổi. Đa số, trẻ bắt đầu có phản ứng chán ăn cháo từ khoảng 1 tuổi. Nhiều mẹ không nghĩ đến thử cho bé ăn cơm, hoặc có thể nghĩ đến nhưng vì sợ hại dạ dày mà cha mẹ vẫn cố gắng ép bé ăn cháo.
Bố mẹ nhân lúc bé để ý cái khác để đút trộm 1 thìa vào miệng bé nên phải bế bé đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi đồ chơi, cho bé vừa ăn vừa xem tivi…. Bố mẹ thấy vui và chấp nhận khi bé chịu ăn. Nhưng bé ăn không hề ngon miệng. Dần dần bé sẽ chán ăn và ngậm thức ăn hoặc phun ra phì phì…, cho dù mẹ cố nghĩ ra các món mới cũng không thay đổi được tình hình. Việc cho bé ăn càng ngày càng giống như cực hình với cả bố mẹ lẫn con cái.
Có một số bố mẹ yên tâm với suy nghĩ là bao giờ đến 2 tuổi thì ăn cơm, hoặc bao giờ bé chán quá hẵng hay với những bé vẫn chịu ăn cháo tuy không hào hứng. Nhưng khi bố mẹ cho trẻ ăn cơm vào khoảng 1 tuổi rưỡi -2 tuổi, thì một số bé quên mất kỹ năng nhai, chỉ quen nuốt chửng. Thế là bé có nguy cơ không biết nhai, không ăn được cơm dù đã rất chán cháo. Việc tập cho con ăn cơm lại vất vả hơn cho bố mẹ. Có bé biết nhai nhưng lại lười nhai do đã quen ăn nuốt chửng quá lâu.
Đến lớn vẫn ăn chậm do kém kỹ năng nuốt:
Bé chỉ quen nuốt những đồ nhuyễn do ăn cháo quá lâu, vì thế khi bé lớn hơn, nhưng bé vẫn ăn cơm chậm vì nhai rất lâu. Kỹ năng nhai và nuốt thô kém khiến bé nhai mãi nhai mãi mới nuốt được.
Không tự xúc cũng do ăn cháo lâu quá:
Bé có thể tự ăn dễ dàng hơn nhờ ăn thô/khô sớm. Hơn 1 tuổi, trẻ sẽ có ý muốn bắt chước người lớn tự xúc, tự ăn, tay bé đã khá khéo để có thể cho thức ăn vào miệng vào khoảng 15 – 16 tháng. Ở Nhật, bé hơn 1 tuổi rưỡi đã có thể ăn khá thành thạo. Bố mẹ chỉ ngồi giám sát, và giúp đỡ thôi. Ăn một bữa rất nhanh vì chúng ăn tự nguyện chứ không phải do người khác nhét vào mồm mình. Nhưng nếu trẻ ăn cháo thì bố mẹ phải đút cho bé do bé xúc thìa khó và cũng không bốc ăn được. Vì vậy, lớn hơn trẻ vẫn có thói quen được đút, có bé đến 3-4 tuổi, ăn cơm rồi cũng vẫn phải đút hoặc trẻ khá lề mề chậm chạp khi tự ăn. Nếu phục vụ trẻ, sẽ làm trẻ mất ý thức tự giác, tự lập, khiến bé trở nên thụ động. Dần dần trẻ có thể đành hanh vô lối, nhút nhát, thiếu tự tin, ỉ lại vì quen làm theo ý chí người khác.
Và một số vấn đề khác:
Khi mới sinh bộ não trẻ chỉ có 400 gr, bộ não đạt 1050gr lúc 9 tuổi và 2000gr khi trưởng thành 20 tuổi. Với nền khoa học hiện đại bạn biết rằng phải tìm đủ mọi cách kích thích não bé trong thời gian não phát triển, kích thích càng sớm càng tốt qua các giác quan: Mắt, tai, mũi, miệng, da. Giúp trẻ ăn uống sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất, kích thích não bé phát triển và thông minh hơn.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Không có răng thì nhai làm sao được? Thực ra chỉ cần vài cái răng chúng nó vẫn nhai tốt, nếu được tập đúng thời kỳ và chế biến đồ ăn hợp lứa tuổi.
Vì vậy, để không phải vất vả với việc ăn của con thì bạn phải tập cho bé ăn thô đúng thời kỳ. Trẻ ăn được thô, đặc sớm sẽ làm phong phú được bữa ăn sớm, duy trì tình yêu ăn uống của bé, không bị chán ăn do phải ăn cháo mãi, không có cảm giác giống cực hình khi ăn. Ăn phải nhai còn tiết nhiều dịch vị giúp bé ngon miệng, tiêu hóa tốt, lại thèm ăn… Trẻ cũng có thể tự lập sớm hơn, phát triển thể chất và tinh thần một cách toàn diện.
(Hạnh phúc gia đình)