Các cơ quan tai mũi họng là các hốc rỗng vùng đầu mặt cổ, đặc biệt vùng hầu họng là ngã tư đường ăn, đường thở. Dị vật tai mũi họng là những tai nạn sinh hoạt, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tai nạn này gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em, người cao tuổi và người rối loạn tâm thần. Đây là một cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng.
Thông thường, các trường hợp dị vật vùng tai mũi họng được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám, có trường hợp được lấy bỏ dễ dàng, không để lại biến chứng như dị vật tai, dị vật mũi. Tuy nhiên, có những trường hợp phải được xử trí cấp cứu, thậm chí là cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được xử trí đúng và kịp thời, dị vật tai mũi họng có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: ngạt thở cấp (hay gặp trong dị vật đường thở), áp-xe thành họng, hạ họng (hay gặp trong dị vật tại họng, hạ họng), áp-xe thực quản (gặp trong dị vật thực quản), viêm xoang (gặp trong dị vật tại hốc mũi), thủng màng nhĩ đối với dị vật tai.
Dị vật ở tai
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi ống tai sụn ở ngoài và ống tai xương ở trong. Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương rất hẹp. Dị vật thường bị kẹt ở vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Những hành động cố gắng lấy dị vật của cha mẹ trẻ có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc dễ gây tổn thương màng nhĩ.
Những dị vật thường gặp: hạt cườm, đồ chơi, côn trùng sống. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì khó chịu. Trẻ em thường được khám và phát hiện tình cờ.
Những cách lấy dị vật thường được áp dụng: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dụng cụ có móc để kéo dị vật, ống hút. Đặc biệt, dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài, đối với cơ sở y tế nên giết chết côn trùng trước khi lấy ra bằng lidocain 2%.
Lưu ý: cần có dụng cụ thích hợp, ánh sáng tốt, bệnh nhân hợp tác, kinh nghiệm của bác sĩ là những yếu tố quan trọng để lấy dị vật ra một cách dễ dàng.
Dị vật ở mũi
Mũi gồm 2 hốc mũi được chia cách bởi vách ngăn ở giữa. Mỗi hốc mũi có các cuốn mũi và khe mũi dưới, giữa, trên. Dị vật ở mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em với biểu hiện chảy mũi một bên và có mùi hôi. Dị vật mũi có thể là: hạt cườm, mảnh đồ chơi, sỏi, nến, đồ ăn, cục pin. Chúng thường nằm ở vị trí sàn mũi.
Trước khi lấy dị vật cần nhỏ thuốc để giảm phù nề, tê tại chỗ. Nếu dị vật là cục pin thì cần phải được lấy ra khỏi mũi càng sớm càng tốt vì pin bị phân hủy bởi dịch mũi gây hoại tử mô xung quanh.
Lưu ý: trong khi cố gắng lấy dị vật có nguy cơ đẩy dị vật từ mũi vào trong, rớt xuống họng tạo ra dị vật đường thở rất nguy hiểm.
Dị vật ở họng
Cấu trúc họng gồm nhiều khe, rãnh, hố nên dị vật dễ rơi vào các vị trí như cắm vào amydal, rơi vào hố lưỡi thanh thiệt, xoang lê 2 bên.Dị vật hay gặp nhất do thức ăn có xương, nhai nuốt vội dẫn đến hóc xương cá, xương gà, trẻ em cho đồ chơi vào miệng. Triệu chứng nổi bật nhất khi mắc dị vật ở họng là nuốt vướng, đau. Khi bị dị vật ở họng không nên dùng ngón tay móc họng vì dễ gây tổn thương niêm mạc, đẩy dị vật sâu hoặc gãy đầu ngoài dị vật khiến việc tìm dị vật càng khó khăn hơn. Do đó, khi bị mắc dị vật trong họng, bệnh nhân nên đến ngay cở sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được lấy dị vật ra càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh dị vật trong họng, việc chế biến thức ăn và cách ăn uống rất quan trọng, không nên ăn đồ ăn có xương lẫn với các thức ăn mềm dễ trôi như canh dưa cá, bún cá, bún sườn, cần phải thận trọng khi ăn uống, nhai kỹ thức ăn, nhất là thức ăn có xương nhỏ.
PGS.TS. Lương Thị Minh Hương, ThS. Lâm Quang Hiệt
(Bộ môn Tai mũi họng- Trường đại học Y Hà Nội)
Thông thường, các trường hợp dị vật vùng tai mũi họng được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thăm khám, có trường hợp được lấy bỏ dễ dàng, không để lại biến chứng như dị vật tai, dị vật mũi. Tuy nhiên, có những trường hợp phải được xử trí cấp cứu, thậm chí là cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được xử trí đúng và kịp thời, dị vật tai mũi họng có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng: ngạt thở cấp (hay gặp trong dị vật đường thở), áp-xe thành họng, hạ họng (hay gặp trong dị vật tại họng, hạ họng), áp-xe thực quản (gặp trong dị vật thực quản), viêm xoang (gặp trong dị vật tại hốc mũi), thủng màng nhĩ đối với dị vật tai.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng cấp cứu dị vật đường thở với người lớn
Dị vật ở tai
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi ống tai sụn ở ngoài và ống tai xương ở trong. Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương rất hẹp. Dị vật thường bị kẹt ở vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Những hành động cố gắng lấy dị vật của cha mẹ trẻ có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc dễ gây tổn thương màng nhĩ.
Những dị vật thường gặp: hạt cườm, đồ chơi, côn trùng sống. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì khó chịu. Trẻ em thường được khám và phát hiện tình cờ.
Những cách lấy dị vật thường được áp dụng: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dụng cụ có móc để kéo dị vật, ống hút. Đặc biệt, dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài, đối với cơ sở y tế nên giết chết côn trùng trước khi lấy ra bằng lidocain 2%.
Lưu ý: cần có dụng cụ thích hợp, ánh sáng tốt, bệnh nhân hợp tác, kinh nghiệm của bác sĩ là những yếu tố quan trọng để lấy dị vật ra một cách dễ dàng.
Dị vật ở mũi
Mũi gồm 2 hốc mũi được chia cách bởi vách ngăn ở giữa. Mỗi hốc mũi có các cuốn mũi và khe mũi dưới, giữa, trên. Dị vật ở mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em với biểu hiện chảy mũi một bên và có mùi hôi. Dị vật mũi có thể là: hạt cườm, mảnh đồ chơi, sỏi, nến, đồ ăn, cục pin. Chúng thường nằm ở vị trí sàn mũi.
Trước khi lấy dị vật cần nhỏ thuốc để giảm phù nề, tê tại chỗ. Nếu dị vật là cục pin thì cần phải được lấy ra khỏi mũi càng sớm càng tốt vì pin bị phân hủy bởi dịch mũi gây hoại tử mô xung quanh.
Lưu ý: trong khi cố gắng lấy dị vật có nguy cơ đẩy dị vật từ mũi vào trong, rớt xuống họng tạo ra dị vật đường thở rất nguy hiểm.
Dị vật ở họng
Cấu trúc họng gồm nhiều khe, rãnh, hố nên dị vật dễ rơi vào các vị trí như cắm vào amydal, rơi vào hố lưỡi thanh thiệt, xoang lê 2 bên.Dị vật hay gặp nhất do thức ăn có xương, nhai nuốt vội dẫn đến hóc xương cá, xương gà, trẻ em cho đồ chơi vào miệng. Triệu chứng nổi bật nhất khi mắc dị vật ở họng là nuốt vướng, đau. Khi bị dị vật ở họng không nên dùng ngón tay móc họng vì dễ gây tổn thương niêm mạc, đẩy dị vật sâu hoặc gãy đầu ngoài dị vật khiến việc tìm dị vật càng khó khăn hơn. Do đó, khi bị mắc dị vật trong họng, bệnh nhân nên đến ngay cở sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được lấy dị vật ra càng sớm càng tốt.
Để phòng tránh dị vật trong họng, việc chế biến thức ăn và cách ăn uống rất quan trọng, không nên ăn đồ ăn có xương lẫn với các thức ăn mềm dễ trôi như canh dưa cá, bún cá, bún sườn, cần phải thận trọng khi ăn uống, nhai kỹ thức ăn, nhất là thức ăn có xương nhỏ.
PGS.TS. Lương Thị Minh Hương, ThS. Lâm Quang Hiệt
(Bộ môn Tai mũi họng- Trường đại học Y Hà Nội)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,629
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,827