Chế độ dinh dưỡng cho người bị bỏng


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Bỏng thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân bị bỏng nặng (rộng và sâu) cần được chuyển sớm đến bệnh viện gần nhất.Những trường hợp bỏng nhẹ thì có thể xử trí tại nhà.

Nhu cầu dinh dưỡng


Đối với những trường hợp bỏng nặng, nhu cầu năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào các giai đoạn bỏng như sau:



Giai đoạn sốc bỏng:

Năng lượng: = (25 x trọng lượng cơ thể (kg)) + (40 x % diện tích bỏng), khoảng 2.100 - 2.300kcalo:

Protein (g): 70 - 90kcalo (14 - 16% tổng năng lượng).

Lipid (g): 35 - 50kcalo (15 - 20% tổng năng lượng.

Glucid (g): 350 - 370kcalo.

Trong đó 75% ăn qua đường ruột, 25% ăn qua đường tĩnh mạch.

Giai đoạn nhiễm độc, nhiễm trùng và suy mòn bỏng:

Năng lượng: = 60 - 65kcalo /kg/ngày, khoảng 2.900 - 3.000kcal.

Protein (g): 120 - 140 kcalo (16 - 20% tổng năng lượng).

Lipid (g): 50 - 60kcalo (15 - 20% tổng năng lượng).

Glucid (g): 400 - 450kcalo.

Nước 2 - 3 lít/ngày.

Số bữa ăn: 7 - 8 bữa/ngày.

Giai đoạn hồi phục bỏng:

Năng lượng: = 3.300 - 3.500kcal.

Protein (g): 170 - 180kcalo (20 - 25% tổng năng lượng).

Lipid (g): 100 - 110kcalo (20 - 30% tổng năng lượng.

Glucid (g): 450 - 500kcalo.

Nước 2 - 3 lít/ngày.

Số bữa ăn: 6 - 7 bữa/ngày.

Đối với những trường hợp bỏng nhẹ thì chế độ ăn có thể duy trì như thường ngày.

Những lưu ý

Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung những dưỡng chất giúp vết bỏng mau lành trong cả hai trường hợp bỏng như sau:

Chất đạm (protein) giúp tái tạo mô liên kết và làm đầy vết thương. Trong chế độ ăn uống nếu cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng protein thì làn da sẽ chậm lành vết thương và tăng khả năng hình thành sẹo. Chất đạm có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá… Ngoài ra, đạm thực vật cũng có nhiều trong nhóm thực phẩm như: đậu tương, các loại hạt.

Vitamin A: loại vitamin quan trọng hàng đầu, thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương và sản sinh ra những tế bào da mới để hạn chế nguy cơ sẹo. Những thực phẩm dễ dàng cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin A là rau xanh có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau bina…; các loại trái cây thuộc họ cam quít, thực phẩm chế biến từ bơ sữa.

Vitamin C: quan trọng cho việc tổng hợp collagen và cũng có tác dụng chống oxy hóa, ngoài ra tham gia tích cực vào quá trình sản sinh những bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm hại gây nên tình trạng vết thương khó lành hoặc dễ nhiễm trùng. Cam, quít, trái cây có nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh là nguồn vitamin C phong phú.

Kẽm: giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào, tập trung nhiều trong những loại đồ ăn hải sản, tôm, cua, ốc, hàu, ngao... Ngoài ra, nó còn có nhiều trong bí ngô và hạt bí ngô.

Acid béo Omega 3: có tiềm năng điều chỉnh miễn dịch và kháng viêm, có nhiều trong những loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích…).

Nên tránh các món bánh kẹo, thịt xông khói vì các món này gây hao hụt vitamin và chất khoáng đang cần được tích lũy cho phản ứng tái tạo mô mềm. Cũng nên hạn chế rượu bia, cà phê, vì không chỉ gây hao hụt vitamin, chất khoáng mà còn là dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong khi vết bỏng đang rất cần nước.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngoài chế độ dinh dưỡng như trên, bệnh nhân bỏng cần chú ý uống nhiều nước hàng ngày. Nếu uống ít nước, vùng da bị bỏng có xu hướng bị khô, mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Trường hợp ăn uống kém có thể uống thêm sữa cao năng lượng 2 - 3 ly mỗi ngày để cung cấp thêm năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết giúp mau lành vết bỏng. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc vì vùng da tổn thương sẽ tự hồi phục khi ngủ.

(Sức khỏe đời sống)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl