Chào bạn,
Xuất tinh ra máu (hemospermia) là tình trạng có lẫn máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.
1.Nguyên nhân:
Viêm và nhiễm khuẩn:
Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất, có thể là viêm túi tinh,
viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…Trong đó các viêm nhiễm ở túi tinh được coi là nguyên nhân hàng đầu của xuất tinh ra máu chiếm khoảng 40% các trường hợp. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh. Túi tinh, tuyến tiền liệt, ụ núi và niệu đạo. Hậu quả của quá trình này là gây xuất tinh ra máu.
Các nguyên nhân gây viêm thường là nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi túi tinh hay can ci hóa tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là Escherichia coli), Chlamydia, vi khuẩn gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virus. Ở Việt Nam lao là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm.
Các chấn thương gây viêm hay gặp trong các trường hợp quan hệ tình dục quá nhiều hay kiêng quan hệ tình dục quá lâu.
Tắc túi tinh và các nang túi tinh.
Các nguyên nhân gây căng và giãn túi tinh lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc.
Ung thư.
Các loại ung thư thường gặp phải kể đến ung thư
tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho.
Thủ thuật gây chấn thương
Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn.
Các bệnh toàn thân:
Các bệnh toàn thân thường gặp là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mãn, tăng huyết áp.
Giãn tĩnh mạch niệu đạo.
Trường hợp này, tinh dịch thường không có lẫn máu mà chỉ đái máu một bãi sau khi cương dương vật.
2.Chẩn đoán:
Lâm sàng: tinh dịch có màu đỏ hoặc màu nâu, hoặc rỉ sắt.
Xét nghiệm tinh dịch đồ: có nhiều hồng cầu trong tinh dịch, hoặc có thể thấy số lượng bạch cầu tăng nhiều trong tinh dịch khi viêm nhiễm.
Nội soi túi tinh: được chỉ định trong trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà có phát hiện bất thường túi tinh qua siêu âm hay cộng hưởng từ.
3. Điều trị:
- Điều trị nội khoa:
Chỉ định điều trị cho các trường hợp viêm và nhiễm khuẩn: Trong trường hợp nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn thông thường điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
-Điều trị ngoại khoa:
Tùy theo nguyên nhân và trong từng trường hợp cụ thể: bác sĩ sẽ có chỉ định mổ mở hay mổ nọi soi như trong các trường hợp: tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh.