Mùa lạnh là "mùa của viêm xoang". AloBacsi xin trích đăng bài giới thiệu về bệnh này.
Nhiễm khuẩn - Mối lo của xoang
Những bệnh mà họ nhà xoang dễ mắc thường là nhiễm khuẩn:
Siêu vi khuẩn: Thường xảy ra sau khi trẻ mắc một số bệnh virut như cúm, sởi, phát ban…, đặc biệt là những virut gây viêm nhiễm đường hô hấp trên,
Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn trực tiếp từ mũi lan vào gây viêm xoang cấp rồi đến viêm xoang mạn tính. Vi khuẩn hay gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn khác hiếm gặp hơn.
Nấm: Hiếm gặp ở trẻ em. Thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
Yếu tố miễn dịch: Trẻ em thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên tần suất nhiễm khuẩn nhiều hơn người lớn vì vậy khả năng nhiễm khuẩn vùng mũi họng cũng dễ bị hơn dẫn tới viêm xoang dễ dàng hơn. Khi đã mắc viêm xoang thì tuyến nhầy cũng tăng tiết hơn, khả năng chống lại bệnh cũng kém hơn do đó dễ bị các biến chứng hơn.
Cơ địa dị ứng: Đây là một vấn đề phức tạp. Cơ địa có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dị ứng
Lời nhắn gửi của họ nhà xoang
Khi chúng tôi bị nhiễm khuẩn, dịch mủ tràn đầy vào các xoang khiến chủ nhân khó thở và thường oán hận chúng tôi lắm nên khi chữa trị, các bác sĩ thường phải đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang, sự thông khí mũi xoang. Tuy nhiên, chúng tôi mong bác mũi mỗi khi bị viêm cần nhắc nhở điều trị ngay khi lỗ thông với chúng tôi chưa bị tắc vì lúc này chỉ cần nhỏ thuốc tại chỗ với các thuốc co mạch và sát khuẩn trong khoảng 1 - 2 tuần là sẽ không ảnh hưởng tới chúng tôi.
Chủ nhân của chúng tôi nên tránh để chúng tôi khỏi phải tiếp xúc với các khói bụi độc hại bằng khẩu trang. Mùa lạnh nên tránh ra ngoài trời khuya sau 8 giờ tối nhé bởi vì khi chúng tôi đã bị viêm nhiễm thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và lâu dài.
VA quá phát làm tắc nghẽn hốc mũi khiến quá trình dẫn lưu kém, hút vi khuẩn từ mũi vào xoang. Do đó, vấn đề nạo VA được coi như động tác đầu tiên trong quá trình điều trị viêm xoang…
Răng: Vi khuẩn từ răng trong trường hợp chân răng chui vào xoang hàm lan vào xoang gây nên những đợt viêm xoang hàm ứ mủ. Hay gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Do tổn thương các răng hàm trên, thường do sâu răng, viêm quanh cuống răng, u hạt, u nang chân răng.
bạch huyết phát triển, sự liên hệ giao cảm ở trẻ, điều kiện địa tạng, di truyền, chuyển hóa. Ngoài ra, vấn đề nhấn mạnh ở đây là ở những người có viêm mũi xoang dị ứng thường hay đi kèm với hen nên diễn biến bệnh càng trở nên phức tạp hơn.
Những cản trở dẫn lưu cơ học của xoang:
dị hình vách ngăn, các khối u chèn ép, polýp mũi…
Chấn thương: Chấn thương áp lực hoặc chấn thương cơ học làm rách niêm mạc, chảy máu, phù nề tụ máu niêm mạc, chấn thương vỡ khối xương mặt làm tăng xuất tiết, ứ đọng dịch mũi xoang, dị vật, sẹo xơ, tắc lỗ dẫn lưu mũi xoang đều có thể dẫn tới viêm xoang
Trào ngược dạ dày - thực quản: Đây là một hội chứng gây ra do nhiều nguyên nhân tuy nhiên nhìn chung là nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng gây nên acid hóa vùng niêm mạc này dẫn đến những rối loạn trong quá trình hoạt động của hệ thống lông nhầy, viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm xoang.
Các xoang ở trẻ em
Bệnh lý toàn thân:
Một số trẻ mắc các bệnh về nội tiết như rối loạn nội tiết…, bệnh chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống niêm dịch - lông chuyển.
Yếu tố môi trường:
Khí hậu, nguồn nước, độ ẩm, khí thải, thuốc lá đều là những yếu tố gây viêm xoang. Do làm giảm sức đề kháng của cơ thể nói chung cũng như niêm mạc mũi xoang nói riêng làm thuận lợi cho quá trình viêm xoang. Ngày nay, môi trường bị ô nhiễm như bụi trong không khí, các khí thải như CO, SO2, hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt làm gia tăng tình trạng bệnh đường hô hấp nói chung cũng như viêm xoang nói riêng đặc biệt ở trẻ em.
Yếu tố xã hội:
Vấn đề mạng lưới y tế tốt, ý thức người dân tốt và một xã hội phát triển sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang khi điều trị kịp thời các bệnh viêm mũi họng thông thường, giữ gìn vệ sinh môi trường tốt cũng như điều kiện kinh tế tốt để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ, tăng sức đề kháng cũng là những vấn đề cần được quan tâm.
Lịch sử họ nhà xoang
Anh em nhà xoang chúng tôi có tới tận 10 người cơ đấy. Chúng tôi được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm. Chúng tôi được sinh vào khoảng tuần lễ thứ 4 của thời kỳ bào thai từ nụ mũi xoang xuất hiện ở vùng giữa sọ mặt và tạo nên mũi và các khối xoang mặt.
Anh cả xoang sàng xuất hiện sớm nhất vào những tháng đầu của thời kỳ bào thai. Từ đây số tế bào phát triển về xương trán và xương hàm phát triển thành xoang trán và xoang hàm. Chính vì vậy, xoang sàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các xoang mặt và quá trình nhiễm khuẩn của các xoang. Anh hai là xoang hàm, lúc đầu là một khe nhỏ, tháng thứ ba, thứ tư hình thành hốc sâu, tháng thứ sáu phát triển rộng ra, đồng thời xoang hàm được phủ bởi một lớp niêm mạc từ xoang sàng bò vào.
Quá trình phát triển của xoang hàm phụ thuộc vào sự phát triển của xương hàm trên và liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ thống răng. Xoang hàm xuất hiện trên phim Xquang lúc 4 tuổi, lúc 5-6 tuổi thì hoàn chỉnh, phát triển đến lúc 20 tuổi. Xoang hàm chỉ thực sự viêm sau 5-6 tuổi. Điều trị xoang hàm ở trẻ em cần tôn trọng mầm răng. Sinh muộn nhất là xoang trán và xoang bướm. Bắt đầu xuất hiện trên phim Xquang lúc 8 tuổi, hoàn thành sự phát triển lúc 20 tuổi.
AloBacsi.
Nhiễm khuẩn - Mối lo của xoang
Những bệnh mà họ nhà xoang dễ mắc thường là nhiễm khuẩn:
Siêu vi khuẩn: Thường xảy ra sau khi trẻ mắc một số bệnh virut như cúm, sởi, phát ban…, đặc biệt là những virut gây viêm nhiễm đường hô hấp trên,
Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn trực tiếp từ mũi lan vào gây viêm xoang cấp rồi đến viêm xoang mạn tính. Vi khuẩn hay gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn khác hiếm gặp hơn.
Nấm: Hiếm gặp ở trẻ em. Thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
Yếu tố miễn dịch: Trẻ em thường có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên tần suất nhiễm khuẩn nhiều hơn người lớn vì vậy khả năng nhiễm khuẩn vùng mũi họng cũng dễ bị hơn dẫn tới viêm xoang dễ dàng hơn. Khi đã mắc viêm xoang thì tuyến nhầy cũng tăng tiết hơn, khả năng chống lại bệnh cũng kém hơn do đó dễ bị các biến chứng hơn.
Cơ địa dị ứng: Đây là một vấn đề phức tạp. Cơ địa có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dị ứng
Lời nhắn gửi của họ nhà xoang
Khi chúng tôi bị nhiễm khuẩn, dịch mủ tràn đầy vào các xoang khiến chủ nhân khó thở và thường oán hận chúng tôi lắm nên khi chữa trị, các bác sĩ thường phải đảm bảo sự dẫn lưu mũi xoang, sự thông khí mũi xoang. Tuy nhiên, chúng tôi mong bác mũi mỗi khi bị viêm cần nhắc nhở điều trị ngay khi lỗ thông với chúng tôi chưa bị tắc vì lúc này chỉ cần nhỏ thuốc tại chỗ với các thuốc co mạch và sát khuẩn trong khoảng 1 - 2 tuần là sẽ không ảnh hưởng tới chúng tôi.
Chủ nhân của chúng tôi nên tránh để chúng tôi khỏi phải tiếp xúc với các khói bụi độc hại bằng khẩu trang. Mùa lạnh nên tránh ra ngoài trời khuya sau 8 giờ tối nhé bởi vì khi chúng tôi đã bị viêm nhiễm thì quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và lâu dài.
VA quá phát làm tắc nghẽn hốc mũi khiến quá trình dẫn lưu kém, hút vi khuẩn từ mũi vào xoang. Do đó, vấn đề nạo VA được coi như động tác đầu tiên trong quá trình điều trị viêm xoang…
Răng: Vi khuẩn từ răng trong trường hợp chân răng chui vào xoang hàm lan vào xoang gây nên những đợt viêm xoang hàm ứ mủ. Hay gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Do tổn thương các răng hàm trên, thường do sâu răng, viêm quanh cuống răng, u hạt, u nang chân răng.
bạch huyết phát triển, sự liên hệ giao cảm ở trẻ, điều kiện địa tạng, di truyền, chuyển hóa. Ngoài ra, vấn đề nhấn mạnh ở đây là ở những người có viêm mũi xoang dị ứng thường hay đi kèm với hen nên diễn biến bệnh càng trở nên phức tạp hơn.
Những cản trở dẫn lưu cơ học của xoang:
dị hình vách ngăn, các khối u chèn ép, polýp mũi…
Chấn thương: Chấn thương áp lực hoặc chấn thương cơ học làm rách niêm mạc, chảy máu, phù nề tụ máu niêm mạc, chấn thương vỡ khối xương mặt làm tăng xuất tiết, ứ đọng dịch mũi xoang, dị vật, sẹo xơ, tắc lỗ dẫn lưu mũi xoang đều có thể dẫn tới viêm xoang
Trào ngược dạ dày - thực quản: Đây là một hội chứng gây ra do nhiều nguyên nhân tuy nhiên nhìn chung là nó làm cho dịch dạ dày trào ngược lên vùng mũi họng gây nên acid hóa vùng niêm mạc này dẫn đến những rối loạn trong quá trình hoạt động của hệ thống lông nhầy, viêm nhiễm niêm mạc gây phù nề bít tắc lỗ thông mũi xoang dẫn tới viêm xoang.
Các xoang ở trẻ em
Bệnh lý toàn thân:
Một số trẻ mắc các bệnh về nội tiết như rối loạn nội tiết…, bệnh chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải, còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống niêm dịch - lông chuyển.
Yếu tố môi trường:
Khí hậu, nguồn nước, độ ẩm, khí thải, thuốc lá đều là những yếu tố gây viêm xoang. Do làm giảm sức đề kháng của cơ thể nói chung cũng như niêm mạc mũi xoang nói riêng làm thuận lợi cho quá trình viêm xoang. Ngày nay, môi trường bị ô nhiễm như bụi trong không khí, các khí thải như CO, SO2, hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt làm gia tăng tình trạng bệnh đường hô hấp nói chung cũng như viêm xoang nói riêng đặc biệt ở trẻ em.
Yếu tố xã hội:
Vấn đề mạng lưới y tế tốt, ý thức người dân tốt và một xã hội phát triển sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang khi điều trị kịp thời các bệnh viêm mũi họng thông thường, giữ gìn vệ sinh môi trường tốt cũng như điều kiện kinh tế tốt để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ, tăng sức đề kháng cũng là những vấn đề cần được quan tâm.
Lịch sử họ nhà xoang
Anh em nhà xoang chúng tôi có tới tận 10 người cơ đấy. Chúng tôi được chia thành hai nhóm: Nhóm xoang trước và nhóm xoang sau. Nhóm xoang trước bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm. Chúng tôi được sinh vào khoảng tuần lễ thứ 4 của thời kỳ bào thai từ nụ mũi xoang xuất hiện ở vùng giữa sọ mặt và tạo nên mũi và các khối xoang mặt.
Anh cả xoang sàng xuất hiện sớm nhất vào những tháng đầu của thời kỳ bào thai. Từ đây số tế bào phát triển về xương trán và xương hàm phát triển thành xoang trán và xoang hàm. Chính vì vậy, xoang sàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các xoang mặt và quá trình nhiễm khuẩn của các xoang. Anh hai là xoang hàm, lúc đầu là một khe nhỏ, tháng thứ ba, thứ tư hình thành hốc sâu, tháng thứ sáu phát triển rộng ra, đồng thời xoang hàm được phủ bởi một lớp niêm mạc từ xoang sàng bò vào.
Quá trình phát triển của xoang hàm phụ thuộc vào sự phát triển của xương hàm trên và liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ thống răng. Xoang hàm xuất hiện trên phim Xquang lúc 4 tuổi, lúc 5-6 tuổi thì hoàn chỉnh, phát triển đến lúc 20 tuổi. Xoang hàm chỉ thực sự viêm sau 5-6 tuổi. Điều trị xoang hàm ở trẻ em cần tôn trọng mầm răng. Sinh muộn nhất là xoang trán và xoang bướm. Bắt đầu xuất hiện trên phim Xquang lúc 8 tuổi, hoàn thành sự phát triển lúc 20 tuổi.
AloBacsi.