Các biểu hiện điển hình của bệnh á sừng như khô da, nứt da, bong tróc da ở bàn tay và bàn chân, nhất là ở gót chân. Điều này khiến cho người bệnh phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như làm giảm chất lượng công việc của họ. Hiện nay, á sừng được xem là một bệnh viêm da cơ địa bởi những thương tổn dạng sừng gây ra ở bàn tay, bàn chân hoặc các đầu ngón tay, ngón chân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ về triệu chứng của bệnh á sừng, từ đó phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Khi mắc bệnh á sừng nếu không biết giữ gìn vệ sinh đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây nên hiện tượng sưng tấy, nổi hạch và phát sốt. Khi phát hiện thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh á sừng cần phải đến bệnh viện hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị đúng hướng. Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng, người đọc có thể tham khảo để xem mình có bị bệnh á sừng hay không.
Nhận diện các triệu chứng của bệnh á sừng
- Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân và nhất là ở gót chân.
- Dấu hiệu ban đầu của bệnh á sừng là vùng da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da và gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy và bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ khiến cho vùng da bệnh trở nên đỏ hơn, có hiện tượng ngứa ngáy và nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa. Càng để lâu không điều trị thì bệnh có thể làm cho các móng bắt đầu xù xì, lỗ chỗ. Vào mua đông, thời tiết lạnh và khô hanh sẽ khiến cho vùng bệnh dễ bị nứt nẻ và gây đau đớn, rớm máu, khiến cho việc đi lại cũng như sinh hoạt trở nên khó khăn và gặp nhiều phiền toái hơn.
- Khi tiếp xúc vùng bệnh á sừng với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, các loại nước bẩn... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và trở nặng hơn. Không những thế, người bệnh á sừng còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nấm tại các vùng da tổn thương rất cao.
- Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng đó là người nội trợ, công nhân giặt giũ, công nhân nhà máy xà phòng, người làm nông nghiệp, thợ làm tóc hoặc kỹ thuật viên y tế.
Tuy bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại vô cùng khó chịu, gây nhiều cản trở và phiền toái trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu người bệnh tiếp tục làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thường phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất thì các triệu chứng của bệnh á sừng sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây đau đớn và nứt nẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, nếu phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh á sừng và đi khám, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi chưa có sự chỉ idndhj của bác sĩ, bởi nó sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây hại đến sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh nên có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý hơn, như vậy sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng.
Khi mắc bệnh á sừng nếu không biết giữ gìn vệ sinh đúng cách rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây nên hiện tượng sưng tấy, nổi hạch và phát sốt. Khi phát hiện thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh á sừng cần phải đến bệnh viện hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị đúng hướng. Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh á sừng, người đọc có thể tham khảo để xem mình có bị bệnh á sừng hay không.
Nhận diện các triệu chứng của bệnh á sừng
- Bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân và nhất là ở gót chân.
- Dấu hiệu ban đầu của bệnh á sừng là vùng da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da và gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy và bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ khiến cho vùng da bệnh trở nên đỏ hơn, có hiện tượng ngứa ngáy và nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa. Càng để lâu không điều trị thì bệnh có thể làm cho các móng bắt đầu xù xì, lỗ chỗ. Vào mua đông, thời tiết lạnh và khô hanh sẽ khiến cho vùng bệnh dễ bị nứt nẻ và gây đau đớn, rớm máu, khiến cho việc đi lại cũng như sinh hoạt trở nên khó khăn và gặp nhiều phiền toái hơn.
- Khi tiếp xúc vùng bệnh á sừng với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, các loại nước bẩn... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và trở nặng hơn. Không những thế, người bệnh á sừng còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nấm tại các vùng da tổn thương rất cao.
- Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng đó là người nội trợ, công nhân giặt giũ, công nhân nhà máy xà phòng, người làm nông nghiệp, thợ làm tóc hoặc kỹ thuật viên y tế.
Tuy bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại vô cùng khó chịu, gây nhiều cản trở và phiền toái trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu người bệnh tiếp tục làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thường phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất thì các triệu chứng của bệnh á sừng sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây đau đớn và nứt nẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, nếu phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh á sừng và đi khám, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi chưa có sự chỉ idndhj của bác sĩ, bởi nó sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây hại đến sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh nên có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý hơn, như vậy sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng.