Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2


Với lối sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng và lối sinh hoạt không lành mạnh làm cho nhiều người bị bệnh trĩ làm phiền. Vậy nên khi đề cập đến bệnh trĩ nói chung thì phần đông mọi người đều biết nhưng khi hỏi về một loại bệnh trĩ cụ thể mà điển hình là bệnh trĩ nội thì phần lớn mọi người lại không có kiến thức về căn bệnh này. Vậy thực chất bệnh trĩ nội là gì?



Bệnh trĩ nội hiểu đơn giản là bệnh được hình thành bên trong hậu môn. Các búi trĩ là hệ quả của các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn dãn nở mà gây nên.

Lý do chủ yếu dẫn đến trĩ nội là do người bệnh có chế độ dinh dưỡng không khoa học dẫn đến các bị các bệnh về đường tiêu hóa mà cụ thể là táo bón một trong lý do chính dẫn đến bệnh trĩ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ là do người bệnh có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đơn cử như việc ngồi quá lâu một chỗ dẫn đến việc khí huyết tích tụ, máu không được tuần hoàn. Việc phải dùng quá nhiều sức khi vác vật nặng cũng dẫn đến gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn gây nên các búi trĩ

Vì trĩ nội hình thành bên trong hậu môn nên khi mới hình thành khó nhận biết hơn bệnh trĩ ngoại. Mọi người có thể dựa vào những triệu chứng qua từng mức độ dưới đây để nhận biết căn bệnh này:

Trĩ nội độ 1: là cấp độ đầu của bệnh trĩ. Triệu chứng điển hình của cấp độ này là đi vệ sinh ra máu nhưng rất kín đáo nên người bệnh thường không để ý đến dấu hiệu này. Máu thường dính một lượng nhỏ theo chất thải hoặc trên giấy vệ sinh. Bệnh càng nghiêm trọng thì tần suất máu chảy càng nhiều.

Trĩ nội độ 2: cấp độ này thì các búi trĩ đã bắt đầu sa ra ngoài sau những lần người bệnh đi đi vệ sinh nhưng có thể tự co lên được.

Trĩ nội độ 3: bên cạnh những đau đớn, bất lợi trong việc đi đi vệ sinh mà người bệnh phải trải qua thì các búi trĩ đã phát triển ngày một to hơn, sa hẳn ra ngoài nhưng cấp độ này tác động thì các búi trĩ vẫn có thể về vị trí ban đầu.

Trĩ nội độ 4: là giai đoạn nghiêm trọng nhất của căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ phải chịu đựng tất cả những triệu chứng ở trên kèm theo đó là tình trạng sa trĩ. Vì các búi trĩ đã phát triển quá to nên dù cho người bệnh có tác động thì các búi trĩ cũng không thể về lại vị trí ban đầu. Thậm chí chỉ cần ngồi xổm hay dùng lực mạnh là búi trĩ đã ra ngoài.

Chữa bệnh trĩ nội thì căn bản cũng như cách điều trị bệnh trĩ thông thường. Bệnh có thể được điều trị khỏi bằng những phương pháp dân gian, bằng các loại thảo dược như rau diếp cá, rau má hoặc có thể dùng thuốc đặt, uống, hoặc bôi khi ở mức độ nhẹ ( độ 1 và 2)

Lưu ý khi bệnh đã chuyển qua mức độ nặng thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời bằng những phương pháp hiện đại như thắt búi trĩ, sử dụng sóng cao tần: PPH, HCPT để được điều trị triệt để tránh những biến chứng nguy hiểm viêm, nghẹt dẫn đến hoại tử hậu môn, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến ung thư trực tràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Trên đây là những kiến thức về bệnh trĩ nội một trong 2 dạng của bệnh trĩ. Nếu thấy bản thân có những biểu hiện của căn bệnh này hãy tham khảo những cách chữa được liệt kê ở trên hoặc đến ngay các cơ sở uy tín để được khám và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.