Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, Tiến sĩ Baker đã đúc rút ra 10 phẩm chất giúp bạn "chèo lái" cuộc đời của mình một cách suôn sẻ.
Điều gì sẽ khiến bạn thực sự hạnh phúc? Một ngôi nhà mới? Một món quà đắt giá? Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những sự "trao đổi bên ngoài" không mấy ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài của bạn. Trên thực tế, những sự kiện như giảm được cân nặng hay kết hôn cũng chỉ là niềm vui "chóng vánh" và trôi qua rất nhanh, đẩy bạn trở lại với tâm trạng cũ trước đó.
"Bí quyết hạnh phúc thực sự là cách mà bạn rèn luyện nên những phẩm chất nội tâm của mình", Tiến sĩ Dan Baker, tác giả cuốn sách best-seller What Happy People Know chia sẻ trên MSN. "Nếu muốn thỏa mãn và vui vẻ lâu dài, bạn phải tiếp cận cuộc sống bằng một thái độ và tâm thế luôn nhìn vào mặt tích cực, tươi sáng của vấn đề".
1. Sự lạc quan
Mở lòng với tất cả mọi trải nghiệm trong cuộc đời, kể cả đau khổ và thất vọng, với một niềm tin đinh ninh rằng những gì tốt đẹp rồi sẽ đến... đấy chính là tinh thần cốt lõi của lạc quan. Lạc quan giúp thu nhỏ tối đa sự sợ hãi về tương lai, cho phép bạn sống vô tư và thoải mái hơn. Một nghiên cứu của Đại học Massachusetts còn nhận thấy, những nạn nhân bị liệt sau tai nạn giao thông còn lạc quan về tương lai hơn cả người trúng số độc đắc. Lý do: Bi kịch cho phép họ nhìn thấy những nỗi buồn "tầm thường" chẳng đáng để tâm đến chút nào, miễn là còn được sống.
2. Yêu
Dù là chuyện tình đôi lứa lãng mạn hay tình cảm chăm sóc, dưỡng dục của gia đình... thì cảm giác yêu thương luôn mang đến cho cơ thể sự thư thái, vui vẻ. Những người cô độc dễ đầu hàng trước những cảm xúc tiêu cực hơn hẳn người bình thường, Tiến sĩ David Niven, Tác giả cuốn 100 bí mật đơn giản của Hạnh phúc cho biết. "Việc dành thời gian ở cạnh những người mà mình yêu thường sẽ giúp củng cố mối liên hệ nhân bản bên trong mỗi người, xua tan những ý nghĩ bất an và giúp cải thiện tâm trạng của bạn". Vì thế, thay vì một mình cặm cụi nấu bữa tối cho cả nhà, hãy nhờ mọi người hỗ trợ một tay. Khi phải đi xa, hãy chuẩn bị nhiều bức ảnh chụp người thân trong ví và nên chọn những bức hình cười tươi nhất có thể.
3. Sự can đảm
Theo Tiến sĩ Baker, khi dám đứng dậy bảo vệ những gì quan trọng với bạn, sự tự hào và tự tôn sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Bạn sẽ tránh được những sự ấm ức không cần thiết.
4. Ưa hoạt động
Những người hạnh phúc nhất là những người luôn săn tìm trải nghiệm mới. Để thắp lên ngọn lửa đam mê bên trong bạn, Tiến sĩ Baker gợi ý một việc khá "kỳ dị" là lập ra mục tiêu "mắc ít nhất 1 sai lầm mỗi ngày". Nó sẽ khuyến khích bạn thử nghiệm những cái mới mà không lo ngại về thất bại hay sai làm. Hơn nữa, việc rèn luyện sự tò mò theo cách này cũng được khoa học chứng minh là giúp cải thiện sự hạnh phúc (cơ thể sẽ sản sinh ra dopamine, một hoạt chất giúp não cảm thấy phấn khích).
5. Tĩnh tâm
Đó là trạng thái mà bạn luôn cảm thấy bình thản và vui vẻ với vị trí hiện tại của mình trong cuộc sống. Giàu lên hay trở nên nổi tiếng không làm bạn thay đổi. Họ không phải là nô lệ cho tiền bạc hay địa vị.
6. Sức khỏe tốt
Cơ thể và tinh thần luôn kết nối chặt chẽ với nhau, vì thế nếu muốn hạnh phúc, bạn cũng phải chăm sóc cơ thể mình thật tốt. Cách dễ nhất để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh là sống lành mạnh và năng hoạt động. Chạy bộ, khiêu vũ, tập thể thao sẽ sản sinh ra endorphin giúp cơ thể sảng khoái và phấn kích, theo nghiên cứu của Đại học Bắc Arizona.
7. Duy tâm
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tôn giáo, Tâm linh và Sức khỏe thuộc Đại học Duke, những người duy tâm luôn có sự thỏa mãn về cuộc sống lớn hơn người vô thần. Tôn giáo có những tác động tích cực đến cả thể trạng vật lý và tinh thần của con người: những người thường xuyên cầu nguyện hoặc phụng sự trong các hoạt động tôn giáo ít bị trầm cảm, tăng huyết áp và quá khích hơn.
8. Vị tha
Cho mà không mong chờ nhận lại là cách tốt nhất để bạn tự hào về mình, về thế giới của mình và về cuộc sống nói chung. Tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện giúp bạn kết nối với người khác và sống có mục đích.
9. Sự hài hước
Luôn tìm kiếm sự hài hước kể cả trong những tình huống xấu nhất sẽ giúp bạn thoát khỏi sự tuyệt vọng và bế tắc, Tiến sĩ Baker cho biết. Nụ cười cũng tạo ra những thay đổi về mặt vật lý trên cơ thể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn (các hormone tốt như serotonin và dopamine tăng lên, trong khi hormone gây stress là cortisol lại tụt giảm).
10. Mục đích
Nghĩ ra một lý do để vui vẻ chui ra khỏi giường mỗi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái cả ngày. Nếu bạn không chắc chắn về mục đích của mình, thì mục đích của bạn chính là tìm ra một... mục đích tích cực cho ngày hôm đó, Tiến sĩ Baker kết luận.
Vietnamnet
Điều gì sẽ khiến bạn thực sự hạnh phúc? Một ngôi nhà mới? Một món quà đắt giá? Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những sự "trao đổi bên ngoài" không mấy ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài của bạn. Trên thực tế, những sự kiện như giảm được cân nặng hay kết hôn cũng chỉ là niềm vui "chóng vánh" và trôi qua rất nhanh, đẩy bạn trở lại với tâm trạng cũ trước đó.
"Bí quyết hạnh phúc thực sự là cách mà bạn rèn luyện nên những phẩm chất nội tâm của mình", Tiến sĩ Dan Baker, tác giả cuốn sách best-seller What Happy People Know chia sẻ trên MSN. "Nếu muốn thỏa mãn và vui vẻ lâu dài, bạn phải tiếp cận cuộc sống bằng một thái độ và tâm thế luôn nhìn vào mặt tích cực, tươi sáng của vấn đề".
1. Sự lạc quan
Mở lòng với tất cả mọi trải nghiệm trong cuộc đời, kể cả đau khổ và thất vọng, với một niềm tin đinh ninh rằng những gì tốt đẹp rồi sẽ đến... đấy chính là tinh thần cốt lõi của lạc quan. Lạc quan giúp thu nhỏ tối đa sự sợ hãi về tương lai, cho phép bạn sống vô tư và thoải mái hơn. Một nghiên cứu của Đại học Massachusetts còn nhận thấy, những nạn nhân bị liệt sau tai nạn giao thông còn lạc quan về tương lai hơn cả người trúng số độc đắc. Lý do: Bi kịch cho phép họ nhìn thấy những nỗi buồn "tầm thường" chẳng đáng để tâm đến chút nào, miễn là còn được sống.
2. Yêu
Dù là chuyện tình đôi lứa lãng mạn hay tình cảm chăm sóc, dưỡng dục của gia đình... thì cảm giác yêu thương luôn mang đến cho cơ thể sự thư thái, vui vẻ. Những người cô độc dễ đầu hàng trước những cảm xúc tiêu cực hơn hẳn người bình thường, Tiến sĩ David Niven, Tác giả cuốn 100 bí mật đơn giản của Hạnh phúc cho biết. "Việc dành thời gian ở cạnh những người mà mình yêu thường sẽ giúp củng cố mối liên hệ nhân bản bên trong mỗi người, xua tan những ý nghĩ bất an và giúp cải thiện tâm trạng của bạn". Vì thế, thay vì một mình cặm cụi nấu bữa tối cho cả nhà, hãy nhờ mọi người hỗ trợ một tay. Khi phải đi xa, hãy chuẩn bị nhiều bức ảnh chụp người thân trong ví và nên chọn những bức hình cười tươi nhất có thể.
3. Sự can đảm
Theo Tiến sĩ Baker, khi dám đứng dậy bảo vệ những gì quan trọng với bạn, sự tự hào và tự tôn sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Bạn sẽ tránh được những sự ấm ức không cần thiết.
4. Ưa hoạt động
Những người hạnh phúc nhất là những người luôn săn tìm trải nghiệm mới. Để thắp lên ngọn lửa đam mê bên trong bạn, Tiến sĩ Baker gợi ý một việc khá "kỳ dị" là lập ra mục tiêu "mắc ít nhất 1 sai lầm mỗi ngày". Nó sẽ khuyến khích bạn thử nghiệm những cái mới mà không lo ngại về thất bại hay sai làm. Hơn nữa, việc rèn luyện sự tò mò theo cách này cũng được khoa học chứng minh là giúp cải thiện sự hạnh phúc (cơ thể sẽ sản sinh ra dopamine, một hoạt chất giúp não cảm thấy phấn khích).
5. Tĩnh tâm
Đó là trạng thái mà bạn luôn cảm thấy bình thản và vui vẻ với vị trí hiện tại của mình trong cuộc sống. Giàu lên hay trở nên nổi tiếng không làm bạn thay đổi. Họ không phải là nô lệ cho tiền bạc hay địa vị.
6. Sức khỏe tốt
Cơ thể và tinh thần luôn kết nối chặt chẽ với nhau, vì thế nếu muốn hạnh phúc, bạn cũng phải chăm sóc cơ thể mình thật tốt. Cách dễ nhất để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh là sống lành mạnh và năng hoạt động. Chạy bộ, khiêu vũ, tập thể thao sẽ sản sinh ra endorphin giúp cơ thể sảng khoái và phấn kích, theo nghiên cứu của Đại học Bắc Arizona.
7. Duy tâm
Theo nghiên cứu của Trung tâm Tôn giáo, Tâm linh và Sức khỏe thuộc Đại học Duke, những người duy tâm luôn có sự thỏa mãn về cuộc sống lớn hơn người vô thần. Tôn giáo có những tác động tích cực đến cả thể trạng vật lý và tinh thần của con người: những người thường xuyên cầu nguyện hoặc phụng sự trong các hoạt động tôn giáo ít bị trầm cảm, tăng huyết áp và quá khích hơn.
8. Vị tha
Cho mà không mong chờ nhận lại là cách tốt nhất để bạn tự hào về mình, về thế giới của mình và về cuộc sống nói chung. Tham gia các hoạt động tình nguyện, từ thiện giúp bạn kết nối với người khác và sống có mục đích.
9. Sự hài hước
Luôn tìm kiếm sự hài hước kể cả trong những tình huống xấu nhất sẽ giúp bạn thoát khỏi sự tuyệt vọng và bế tắc, Tiến sĩ Baker cho biết. Nụ cười cũng tạo ra những thay đổi về mặt vật lý trên cơ thể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn (các hormone tốt như serotonin và dopamine tăng lên, trong khi hormone gây stress là cortisol lại tụt giảm).
10. Mục đích
Nghĩ ra một lý do để vui vẻ chui ra khỏi giường mỗi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái cả ngày. Nếu bạn không chắc chắn về mục đích của mình, thì mục đích của bạn chính là tìm ra một... mục đích tích cực cho ngày hôm đó, Tiến sĩ Baker kết luận.
Vietnamnet