Để điều trị bệnh gút hiệu quả thì chắc chắn ta phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng cách sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn, khiến cho bệnh trở nặng với các triệu chứng đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh gút nên uống thuốc gì để chữa trị? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây để tìm được câu trả lời cho mình nhé.
Người bệnh gút uống thuốc gì?
Các loại thuốc tây không chỉ được sử dụng cho những trường hợp đau cấp tính mà người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để tránh những cơn đau đớn tiếp theo cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút trong tương lai.
Các loại thuốc được dùng khi đau cấp
Thuốc Colchicine: Đây là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gút lâu đời nhất, có hiệu quả với 85% trường hợp đau cấp tính. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều gây khó chịu cho bệnh nhân như buồn nôn, tiêu chảy.
Ngay cả khi người bệnh đã qua giai đoạn đau cấp tính nhưng bác sĩ vẫn có thể tiếp tục kê đơn có colchicine với liều thấp để ngăn chặn những cơn đau xảy ra trong tương lai.
Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)
Bao gồm các loại thuốc giảm đau không cần toa có chứa thành phần là ibuprifen hoặc naproxem sodium, cũng như các loại thuốc kê toa bao gồm idomethacin (Indocin) hoặc celecoxib (Celebrex). Đây được xem là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình điều trị lâu dài. NSAID sẽ được bác sĩ cho người bệnh sử dụng đến khi nồng độ acid uric trong máu giảm xuống đáng kể. Các loại thuốc chữa bệnh gút này có thể được sử dụng cùng nhau hoặc kết hợp với một số loại thuốc trị gút mãn tính khác.
Bác sĩ có thể kê thuốc NSAID với liều cao để ngăn chặn triệt để những cơn đau cấp tính. Sau đó là một liều thấp hơn để sử dụng mỗi ngày, phòng tránh cơn đau gút cấp tính tái phát trong tương lai.
Thuốc Corticosteroid
Thuốc có chứa corticosteroid như Prednisone giúp người bệnh kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và đau nhức ở vùng bệnh. Corticostreroid có hai dạng khá phổ biến đó là thuốc viên hoặc tiêm trực tiếp vào vùng khớp bị bệnh. Đây là loại thuốc có tác dụng khá mạnh chỉ sử dụng cho những người không dùng được các loại thuốc kháng viêm không steroid NSAID hay colchicine. Tác dụng phụ của corticosteroid có thể xảy ra thường xuyên, làm thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết và gây huyết áp cao ở người bệnh.
Các loại thuốc ngăn ngừa bệnh gút mãn tính
Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh gout nhiều lần trong năm hoặc dù diễn ra nhưng không thường xuyên nhưng lại đặc biệt đau đớn. Vậy người bệnh gút uống thuốc gì để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Các loại thuốc sử dụng dài hạn chỉ được bác sĩ chỉ định sau khi thực hiện xong các xét nghiệm máu, khẳng định rằng nồng độ acid uric trong máu đang ở mức quá cao.
Các loại thuốc tùy chọn bao gồm:
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Thuốc ức chế xanthine oxidase bao gồm allopurinol (Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và febuxostat (Uloric), giới hạn số lượng axit uric trong cơ thể được sản xuất. Điều này sẽ làm giảm nồng độ axit uric trong máu đáng kể và làm giảm các biến chứng do bệnh gút gây ra như suy thận mạn.
Tác dụng phụ của thuốc allopurinol là gây ra tình trạng phát ban về đêm và làm giảm đơn vị máu. Còn tác dụng phụ của Febuxosta là gây ra tình trạng phát ban, buồn nôn và làm giảm chức năng gan.
- Thuốc đào thải axit uric: Đó là Probenecid (Probalan) giúp cải thiện khả năng đào thải chất đọc của thận, để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ axit uric giảm sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong nước tiểu lại tăng lên đáng kể. Các tác dụng có thể xảy ra khi sử dụng loại thuốc này đó là phát ban, đau dạ dày và sỏi thận.
Trên là các loại thuốc chữa bệnh gút được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng. Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì nếu dùng thuốc tùy tiện không những không hết bệnh mà còn làm ảnh hưởng lớn đến những cơ quan khác trong cơ thể do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Cuối cùng xin chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Người bệnh gút uống thuốc gì?
Các loại thuốc tây không chỉ được sử dụng cho những trường hợp đau cấp tính mà người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để tránh những cơn đau đớn tiếp theo cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút trong tương lai.
Các loại thuốc được dùng khi đau cấp
Thuốc Colchicine: Đây là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gút lâu đời nhất, có hiệu quả với 85% trường hợp đau cấp tính. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều gây khó chịu cho bệnh nhân như buồn nôn, tiêu chảy.
Ngay cả khi người bệnh đã qua giai đoạn đau cấp tính nhưng bác sĩ vẫn có thể tiếp tục kê đơn có colchicine với liều thấp để ngăn chặn những cơn đau xảy ra trong tương lai.
Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)
Bao gồm các loại thuốc giảm đau không cần toa có chứa thành phần là ibuprifen hoặc naproxem sodium, cũng như các loại thuốc kê toa bao gồm idomethacin (Indocin) hoặc celecoxib (Celebrex). Đây được xem là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình điều trị lâu dài. NSAID sẽ được bác sĩ cho người bệnh sử dụng đến khi nồng độ acid uric trong máu giảm xuống đáng kể. Các loại thuốc chữa bệnh gút này có thể được sử dụng cùng nhau hoặc kết hợp với một số loại thuốc trị gút mãn tính khác.
Bác sĩ có thể kê thuốc NSAID với liều cao để ngăn chặn triệt để những cơn đau cấp tính. Sau đó là một liều thấp hơn để sử dụng mỗi ngày, phòng tránh cơn đau gút cấp tính tái phát trong tương lai.
Thuốc Corticosteroid
Thuốc có chứa corticosteroid như Prednisone giúp người bệnh kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và đau nhức ở vùng bệnh. Corticostreroid có hai dạng khá phổ biến đó là thuốc viên hoặc tiêm trực tiếp vào vùng khớp bị bệnh. Đây là loại thuốc có tác dụng khá mạnh chỉ sử dụng cho những người không dùng được các loại thuốc kháng viêm không steroid NSAID hay colchicine. Tác dụng phụ của corticosteroid có thể xảy ra thường xuyên, làm thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết và gây huyết áp cao ở người bệnh.
Các loại thuốc ngăn ngừa bệnh gút mãn tính
Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh gout nhiều lần trong năm hoặc dù diễn ra nhưng không thường xuyên nhưng lại đặc biệt đau đớn. Vậy người bệnh gút uống thuốc gì để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Các loại thuốc sử dụng dài hạn chỉ được bác sĩ chỉ định sau khi thực hiện xong các xét nghiệm máu, khẳng định rằng nồng độ acid uric trong máu đang ở mức quá cao.
Các loại thuốc tùy chọn bao gồm:
- Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Thuốc ức chế xanthine oxidase bao gồm allopurinol (Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và febuxostat (Uloric), giới hạn số lượng axit uric trong cơ thể được sản xuất. Điều này sẽ làm giảm nồng độ axit uric trong máu đáng kể và làm giảm các biến chứng do bệnh gút gây ra như suy thận mạn.
Tác dụng phụ của thuốc allopurinol là gây ra tình trạng phát ban về đêm và làm giảm đơn vị máu. Còn tác dụng phụ của Febuxosta là gây ra tình trạng phát ban, buồn nôn và làm giảm chức năng gan.
- Thuốc đào thải axit uric: Đó là Probenecid (Probalan) giúp cải thiện khả năng đào thải chất đọc của thận, để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể. Khi nồng độ axit uric giảm sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong nước tiểu lại tăng lên đáng kể. Các tác dụng có thể xảy ra khi sử dụng loại thuốc này đó là phát ban, đau dạ dày và sỏi thận.
Trên là các loại thuốc chữa bệnh gút được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng. Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì nếu dùng thuốc tùy tiện không những không hết bệnh mà còn làm ảnh hưởng lớn đến những cơ quan khác trong cơ thể do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Cuối cùng xin chúc bạn luôn khỏe mạnh!