Mất ngủ không chỉ cần uống thuốc là xong


Songmaivoianh

Active Member
744
51
28
Xu
0
Mất ngủ là sự báo động của cơ thể, không nên dập tắt nó bằng thuốc mà hãy tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Nhiều người coi thường chuyện mất ngủ, hoặc tự điều trị bằng thuốc ngủ hoặc bỏ lơ, chấp nhận như là chuyện tự nhiên.



Mất ngủ không chỉ cần uống thuốc là xong

Ông NHT, 56 tuổi, ở quận 5 lâm vào tình trạng mất ngủ kéo dài hơn bốn tháng nay. Ông T. đã cầu cứu đến thuốc an thần. Sau khi dùng thuốc, tình trạng mất ngủ giảm bớt ít nhiều nhưng chỉ một thời gian sau lại tái phát. Ông cứ nghĩ cơ thể mình mắc chứng bệnh nào đó của tuổi già nhưng khi đi khám bệnh, bác sĩ kiểm tra về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và xác định nguyên nhân là con trai ông đang làm ăn thất bại, gia đình xáo trộn làm ông thường lo lắng và khó ngủ.
Ngược lại, bà LTL, 57 tuổi, ở Đồng Nai cũng thường bị mất ngủ nhiều năm nay. Bà cho đó là bệnh thường gặp của người già và chấp nhận “sống chung” với nó. Chỉ đến khi huyết áp tăng vọt, bà L. được đưa vào BV Đại học Y Dược TP.HCM, các bác sĩ hội chẩn và kết luận: Bà bị mất ngủ do ảnh hưởng từ bệnh cao huyết áp.

Trầm cảm, suy giảm hệ miễn dịch


Bác sĩ Trương Thìn, Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu TP.HCM, cho rằng mất ngủ là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Ở người già đó là sự suy thoái của các cơ quan chức năng trong cơ thể. Ở những người trẻ là sự bất ổn trong tinh thần như stress, chấn động tâm lý hoặc bị hưng phấn bởi các chất kích thích…Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM: “Nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ ở người già là sự thoái hóa của vỏ não do tuổi già, thiếu máu não do cao huyết áp, hẹp hay tắc động mạch cảnh. Về tâm lý cũng có một số nguyên nhân như stress do về hưu, cô đơn, mặc cảm bị con cái bỏ rơi và do không hoạt động vào ban ngày. Ở người trẻ, những rối loạn nhịp điệu sinh học cũng gây mất ngủ. Những người làm nghề công nhân, văn nghệ sĩ, tiếp viên nhà hàng… thường thức đêm, ngủ ngày rất dễ bị rối loạn này” – bác sĩ Hoài Nam cho biết.Theo bác sĩ Hoài Nam, mất ngủ thường không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, trầm trọng mà không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào trầm cảm, dẫn đến các rối loạn về tâm thần và các rối loạn về thực thể như viêm dạ dày, tê tay chân, đau-sưng khớp, suy giảm hệ thống miễn dịch…

Thuốc an thần: Chữa đằng ngọn


Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Điều trị oxy cao áp TP.HCM, mất ngủ lâu dần cũng thành quen nên nhiều người xem đó như một phần khó tránh của cuộc sống. Nhiều người bệnh thường nhờ đến thuốc ngủ nhưng họ không biết rằng uống thuốc ngủ thường xuyên thì càng lúc càng phải dùng nhiều hơn hoặc đổi thuốc mạnh hơn. Nghĩa là không sớm thì muộn họ sẽ bị lệ thuộc vào thuốc ngủ, phải uống thuốc mới ngủ được. Điều này rất nguy hiểm, do đó cần phải tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để có hướng điều trị thích hợp.Bác sĩ Trương Thìn cho rằng: “Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Không nhất thiết ai bị bệnh mất ngủ cũng dùng thuốc an thần. Rất nhiều người bệnh đến chỗ tôi để điều trị bệnh mất ngủ nhưng do họ bị u uất, lo lắng, thương nhớ, thất tình… thì làm sao tôi có thể cho thuốc được? Mất ngủ là sự báo động của cơ thể, không nên dập tắt nó bằng thuốc mà hãy tìm ra nguyên nhân để giải quyết”.
Theo Tạp chí sức khỏe gia đình
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.