Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận ở trẻ em


fansipan

Member
214
0
16
33
Hà Nội
thanyviet.vn
Xu
0
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận ở trẻ em. Cách điều trị và phòng ngừa.
Từ người già đến trẻ em, bệnh sỏi thận không bỏ qua bất cứ ai. Hiện nay bệnh sỏi thận ở trẻ em có xu hướng ngày càng tăng. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận ở trẻ em, cũng như cách phòng ngừa và điều trị cho con em bạn nhé!


Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận ở trẻ em
– Yếu tố di truyền;
– Bệnh gây rối loạn chuyển hóa: rối loạn enzyme, sỏi do tăng acid uric, sỏi calci oxalate không rõ ngồn gốc, do hội chứng ống thận;
Sỏi thận do sỏi niệu thứ phát;
– Một số loại thuốc thải quá nhiều qua thận;
– Chế độ ăn uống không hợp lý (trẻ ăn qúa nhiều thức ăn nhanh có chứa nhiều muối hoặc thực phẩm nhiều đạm, uống ít nước);
– Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chỗ hẹp của đường tiểu không bình thường hoặc bị một số bệnh cản trở việc đẩy nước tiểu ra ngoài.

Triệu chứng của bệnh sỏi thận ở trẻ
Ngoài các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận thì các bậc phụ huynh cũng nên biết những dấu hiệu nhận biết nhằm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Các triệu chứng ở trẻ thường gặp là đau lưng, đau ở vùng hông, trẻ thường tiểu ít, tiểu nhiều lần và thậm chí là tiểu ra máu. Cần chú ý khi trẻ kêu khóc khi đi tiểu, nôn nhiều, ra nhiều mô hôi, người nhợt nhạt.

Cách điều trị bệnh sỏi thận ở trẻ
Nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ như trên thì nên đưa trẻ đi khám sức khỏe để xác định được chính xác trẻ bị sỏi thận hay không.
Khi trẻ còn nhỏ và kích thước sỏi bé, mới xuất hiện, các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ điều trị cho bé bằng thuốc nam hoặc sử dụng phương pháp tán sỏi qua da, mổ nội soi vừa không gây đau đớn hay để lại sẹo cho trẻ. Với những phương pháp này, trẻ sẽ hồi phục rất nhanh nếu chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ trong và sau khi điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi ở trẻ em
– Các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen uống một ly nước ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng, để giúp cơ thể đẩy được các chất thải sau đêm ra ngoài.
– Nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ ngày từ nhỏ. Tớt nhất là cho trẻ ăn nhạt. Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ rán có chứa quá nhiều muối và lượng dầu mỡ gây ra tình trạng béo phì.
– Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể: trẻ nặng 10-20 kg cần 1-1.5 lít/ngày, trẻ 30 kg cần 1.75 lít/ngày, trên 30 kg thì cần 2 lít/ngày.
– Nhắc trẻ không được nhịn tiểu, phải đi toilet ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con.

Xem thêm: Bệnh sỏi thận nên ăn gì?
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl