Hiện nay tình trạng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ đang tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị người bệnh nên kết hợp với các bài tập thể dục thoái hóa cột sống cổ sau đây nhằm tác động đến xương khớp, giúp xương dẻo dai và giảm bớt các cơn đau do bệnh gây ra.
1. Mối nguy hiểm từ bệnh thoái hóa đốt sống cổ
1.1. Chèn ép rễ thần kinh
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống hay còn gọi là bệnh rễ tủy cổ. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay ngoài ra còn khiến chức năng vùng cánh tay bị yếu đi, việc điều khiển cơ thể trở nên khó khăn hơn bình thường, nguy hiểm có thể gây suy yếu cơ bắp, teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh
Mayo Clinic cho hay, việc xảy ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thứ 6 (C6), các rễ thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, bị chèn ép sẽ khiến các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai lan xuống từng chi tay. Thoái hóa đốt sống cổ C7 sẽ gây tình trạng đau nhức dọc theo xương bả vai và nách tới ngón giữa.
dây thần kinh bị chèn ép
1.2. Chứng hẹp ống sống
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống thay đổi dẫn tới gai xương, cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống, thu hẹp không gian tủy sống, tình trạng này được gọi là chứng hẹp tủy sống hay hẹp ống sống. Trong hẹp ống sống cổ do thoái hóa, tỉ lệ bị bệnh lí tủy cao hơn so với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ở nhóm này, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
hẹp ống sống
1.3. Bại liệt vĩnh viễn
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, tình trạng này để lâu, kéo dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân, nguy hiểm nhất có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Trong một số trường hợp phẫu thuật có lẽ là biện pháp duy nhất để điều trị cũng như giảm thiểu áp lực phục hồi một số chức năng của cột sống tuy nhiên phẫu thuật nó như một con dao 2 lưỡi, những biến chứng, rủi ro trong quá trình phẫu thuật cũng không phải không có.
Do vậy, việc phòng bệnh cũng như phát hiện và điều trị hay chữa bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Bên cạnh việc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo y học thì người bệnh có thể tự tập luyện các bài tập thể dục dành riêng cho cổ dưới đây cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Xem thêm >>> Những nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ dể mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày
2. Bài tập trị thoái hóa cột sống cổ
Đây là những bài tập hết sức đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến trung tâm. Thực hiện các bài tập sau mỗi ngày sẽ giúp bệnh ngày càng cải thiện theo chiều hướng tốt.
1. Tư thế ưỡn ngực
Đây là tư thế tốt cho cả bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và lưng, tác dụng của bài tập là tác động đến phần cổ và lưng, kéo dãn cột sống cổ giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép từ đó giảm thiểu những cơn đau nhức. Đồng thời tác động đến cột sống lưng và làm mạnh vùng cơ bụng.
Ưỡn ngực
2. Xoay đầu
Tác dụng trực tiếp đến các khớp cổ và dây thần kinh vùng cổ, từ đó giúp cổ dẻo dai và hạn chế các cơn đau nhức. Đây là bài tập thoái hóa cột sống cổ hết sức đơn giản và dễ thực hiện, có thể thực hiện vào thời gian rãnh hoặc khi đang làm việc cũng giúp cơ thể và đầu óc cảm thấy thoải mái hơn.
3. Gập cổ
Thực hiện giữ nguyên động tác cho tới khi nào cổ cảm thấy mỏi thì dừng lại nghỉ sau đó tiếp tục thực hiện. Tư thế làm thẳng cột sống lưng và kéo co dãn các khớp vùng cổ, giúp cổ linh hoạt hơn và đầy lùi dần các cơn đau.
Gập cổ
4. Nghiêng đầu sang một bên
Tương tự thực hiện động tác dưới đây khi nào thấy mỏi thì dừng và lại tiếp tục thực hiện. Các cơ khớp cổ chịu lực tác động thường xuyên và đều hai bên giúp cổ không bị cứng, các khớp xương cũng trở nên linh hoạt hơn.
5. Kéo giãn cột sống
Người bệnh nằm ngửa, 1 người trợ giúp ngồi trên phía đầu người bệnh, hai tay đặt dưới xương chẩm nâng đầu người bệnh lên đồng thời dùng một lực kéo vuông góc với trục đứng để làm giãn cột sống cổ. Kéo về phía người trợ giúp đến khi cảm thấy mỏi thì giảm từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện thêm 10 lần nữa.
6. Bài tập lực cân bằng
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Mỗi một động tác trên bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, tại công ty hoặc nơi làm việc khá thuận tiện và đơn giản. Khi có chế độ tập các bài tập trị thoái hóa cột sống cổ thường xuyên, điều tất nhiên là các cơn đau sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp.
3. Lưu ý với các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ để có hiệu quả
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu, để chữa trị có hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bạn nên áp dụng phương pháp bảo tồn để điều trị vật lý. Vì điều trị vật lý trị liệu có thể tập cho cột sống cổ bằng cách vận động nhẹ nhàng, từ cúi ngửa và nghiêng xoay với các nguyên tắc vận động làm sao không được cho đau thêm và không gây chóng mặt…
- Bệnh nhân phải xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở một góc vừa phải, và không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ, người bệnh cần được nằm nghỉ khoảng 30 phút.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay chườm nóng và chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
- Để chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả tối ưu nhất, sẽ còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do vậy bạn cần phải đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và sử dụng liệu trình thuốc phù hợp, cùng việc lựa chọn các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ đạt được kết quả tốt nhất.
- Tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh bị thoái hóa cột sống, mà còn giúp cho cơ thể người bệnh trở nên khỏe mạnh, và tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn, ngoài ra còn giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh tim mạch, giảm stress, và béo… Vì vậy khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn hãy lựa chọn cho mình các bài tập thể dục phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình.
- Cùng với các bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên kết hợp mát xa nhẹ nhàng ở vùng cổ, đây là một liệu pháp tốt giúp cải thiện căn bệnh này. Phương pháp mát xa để chữa thoái hóa đốt sống cổ đã được Ấn Độ áp dụng từ rất lâu, vì có hiệu quả trong thời gian dài.
- Sử dụng túi nước nóng ở vùng cổ cũng rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
- Nên lựa chọn gối nằm mềm và có độ dày vừa phải để nâng đỡ cổ, không dùng gối quá mềm hay quá cứng đều không tốt đối với hình dáng cột sống.
- Thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, thể thao hàng ngày, và tập luyện yoga và tránh hút thuốc sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
- Ngoài ra, có một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cũng cải thiện một phần không nhỏ các triệu chứng đau mỏi đốt sống cổ do thoái hóa.
Trên đây là những chia sẻ một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, hi vọng sẽ giúp bạn chọn được cho mình một bài tập thể dục hiệu quả nhất. Bên cạnh các bài tập người bệnh cũng cần phải lưu ý đến các phương pháp điều trị để kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng chữa trị thoái hóa đốt sống cổ để các triệu chứng bệnh không tái phát trở lại.
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
Xem ngay >>> Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Mối nguy hiểm từ bệnh thoái hóa đốt sống cổ
1.1. Chèn ép rễ thần kinh
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ từ đó chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống hay còn gọi là bệnh rễ tủy cổ. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng như ngứa, tê vùng cánh tay ngoài ra còn khiến chức năng vùng cánh tay bị yếu đi, việc điều khiển cơ thể trở nên khó khăn hơn bình thường, nguy hiểm có thể gây suy yếu cơ bắp, teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh
Mayo Clinic cho hay, việc xảy ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thứ 6 (C6), các rễ thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng, bị chèn ép sẽ khiến các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai lan xuống từng chi tay. Thoái hóa đốt sống cổ C7 sẽ gây tình trạng đau nhức dọc theo xương bả vai và nách tới ngón giữa.
dây thần kinh bị chèn ép
1.2. Chứng hẹp ống sống
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống thay đổi dẫn tới gai xương, cản trở vùng khoảng trống xung quanh tủy sống, thu hẹp không gian tủy sống, tình trạng này được gọi là chứng hẹp tủy sống hay hẹp ống sống. Trong hẹp ống sống cổ do thoái hóa, tỉ lệ bị bệnh lí tủy cao hơn so với những trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ở nhóm này, biểu hiện nổi bật thường là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước, sau đó là hai chân và hai tay. Chân thường yếu trước hai tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Khi yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Khi bệnh nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
hẹp ống sống
1.3. Bại liệt vĩnh viễn
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, tình trạng này để lâu, kéo dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân, nguy hiểm nhất có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Trong một số trường hợp phẫu thuật có lẽ là biện pháp duy nhất để điều trị cũng như giảm thiểu áp lực phục hồi một số chức năng của cột sống tuy nhiên phẫu thuật nó như một con dao 2 lưỡi, những biến chứng, rủi ro trong quá trình phẫu thuật cũng không phải không có.
Do vậy, việc phòng bệnh cũng như phát hiện và điều trị hay chữa bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Bên cạnh việc chữa thoái hóa đốt sống cổ theo y học thì người bệnh có thể tự tập luyện các bài tập thể dục dành riêng cho cổ dưới đây cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Xem thêm >>> Những nguyên nhân thoái hóa cột sống cổ dể mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày
2. Bài tập trị thoái hóa cột sống cổ
Đây là những bài tập hết sức đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến trung tâm. Thực hiện các bài tập sau mỗi ngày sẽ giúp bệnh ngày càng cải thiện theo chiều hướng tốt.
1. Tư thế ưỡn ngực
Đây là tư thế tốt cho cả bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và lưng, tác dụng của bài tập là tác động đến phần cổ và lưng, kéo dãn cột sống cổ giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép từ đó giảm thiểu những cơn đau nhức. Đồng thời tác động đến cột sống lưng và làm mạnh vùng cơ bụng.
Ưỡn ngực
2. Xoay đầu
Tác dụng trực tiếp đến các khớp cổ và dây thần kinh vùng cổ, từ đó giúp cổ dẻo dai và hạn chế các cơn đau nhức. Đây là bài tập thoái hóa cột sống cổ hết sức đơn giản và dễ thực hiện, có thể thực hiện vào thời gian rãnh hoặc khi đang làm việc cũng giúp cơ thể và đầu óc cảm thấy thoải mái hơn.
3. Gập cổ
Thực hiện giữ nguyên động tác cho tới khi nào cổ cảm thấy mỏi thì dừng lại nghỉ sau đó tiếp tục thực hiện. Tư thế làm thẳng cột sống lưng và kéo co dãn các khớp vùng cổ, giúp cổ linh hoạt hơn và đầy lùi dần các cơn đau.
Gập cổ
4. Nghiêng đầu sang một bên
Tương tự thực hiện động tác dưới đây khi nào thấy mỏi thì dừng và lại tiếp tục thực hiện. Các cơ khớp cổ chịu lực tác động thường xuyên và đều hai bên giúp cổ không bị cứng, các khớp xương cũng trở nên linh hoạt hơn.
5. Kéo giãn cột sống
Người bệnh nằm ngửa, 1 người trợ giúp ngồi trên phía đầu người bệnh, hai tay đặt dưới xương chẩm nâng đầu người bệnh lên đồng thời dùng một lực kéo vuông góc với trục đứng để làm giãn cột sống cổ. Kéo về phía người trợ giúp đến khi cảm thấy mỏi thì giảm từ từ, lúc nào hết mỏi thì thực hiện thêm 10 lần nữa.
6. Bài tập lực cân bằng
Đặt 2 tay phía trước trán, tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ cũng tạo 1 lực cân bằng chống lại lực của tay, giữ đầu ở vị trí thẳng đứng. Bạn giữ tư thế này trong 10 giây, đến khi khớp cổ thấy mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 5 lần.
Với bài tập này, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại. Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải nhằm giúp các cơ và khớp cổ được thả lỏng.
Mỗi một động tác trên bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, tại công ty hoặc nơi làm việc khá thuận tiện và đơn giản. Khi có chế độ tập các bài tập trị thoái hóa cột sống cổ thường xuyên, điều tất nhiên là các cơn đau sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp.
3. Lưu ý với các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ để có hiệu quả
Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu, để chữa trị có hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bạn nên áp dụng phương pháp bảo tồn để điều trị vật lý. Vì điều trị vật lý trị liệu có thể tập cho cột sống cổ bằng cách vận động nhẹ nhàng, từ cúi ngửa và nghiêng xoay với các nguyên tắc vận động làm sao không được cho đau thêm và không gây chóng mặt…
- Bệnh nhân phải xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở một góc vừa phải, và không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ, người bệnh cần được nằm nghỉ khoảng 30 phút.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hay chườm nóng và chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ.
- Để chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ đạt hiệu quả tối ưu nhất, sẽ còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do vậy bạn cần phải đi thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và sử dụng liệu trình thuốc phù hợp, cùng việc lựa chọn các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ đạt được kết quả tốt nhất.
- Tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ không chỉ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh bị thoái hóa cột sống, mà còn giúp cho cơ thể người bệnh trở nên khỏe mạnh, và tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn, ngoài ra còn giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ và các bệnh tim mạch, giảm stress, và béo… Vì vậy khi bị thoái hóa đốt sống cổ bạn hãy lựa chọn cho mình các bài tập thể dục phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình.
- Cùng với các bài tập điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên kết hợp mát xa nhẹ nhàng ở vùng cổ, đây là một liệu pháp tốt giúp cải thiện căn bệnh này. Phương pháp mát xa để chữa thoái hóa đốt sống cổ đã được Ấn Độ áp dụng từ rất lâu, vì có hiệu quả trong thời gian dài.
- Sử dụng túi nước nóng ở vùng cổ cũng rất hiệu quả, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, đúng cách theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
- Nên lựa chọn gối nằm mềm và có độ dày vừa phải để nâng đỡ cổ, không dùng gối quá mềm hay quá cứng đều không tốt đối với hình dáng cột sống.
- Thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục, thể thao hàng ngày, và tập luyện yoga và tránh hút thuốc sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
- Ngoài ra, có một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất cũng cải thiện một phần không nhỏ các triệu chứng đau mỏi đốt sống cổ do thoái hóa.
Trên đây là những chia sẻ một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, hi vọng sẽ giúp bạn chọn được cho mình một bài tập thể dục hiệu quả nhất. Bên cạnh các bài tập người bệnh cũng cần phải lưu ý đến các phương pháp điều trị để kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả cũng như khả năng chữa trị thoái hóa đốt sống cổ để các triệu chứng bệnh không tái phát trở lại.
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
Xem ngay >>> Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là bệnh gì? Có nguy hiểm không?