Tác dụng của củ hà thủ ô đỏ
Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ. Đó là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, điều trị sốt rét.
Theo Tây y, hà thủ ô đỏ có thể điều trị suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Cách bào chế hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ dạng phiến được cắt ngang hay cắt dọc với nhiều hình dạng khác nhau, lớp ngoài cùng màu nâu đen, lớp bên trong màu nâu hồng, ở giữa một số phiến có lõi gỗ to, một số phiến không có lõi tùy theo vị trí cắt. Phiến hà thủ ô giòn, có thể bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị chát hoặc hơi chát.
Hà thủ ô trước khi sử dụng thường được chế biến với nước đậu đen nhiều lần (cửu chưng cửu sái) nên có thể khác với mùi của hà thủ ô khi chưa chế biến và màu sắc cũng sậm hơn. Những phiến để lâu ngày thường chuyển màu nâu đen và đôi khi có mùi ôi hay mốc nếu bảo quản không tốt. Hà thủ ô thường được bán dưới dạng phiến hay củ
Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ. Đó là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, điều trị sốt rét.
Theo Tây y, hà thủ ô đỏ có thể điều trị suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Cách bào chế hà thủ ô đỏ
- Hà thủ ô đỏ khô rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước rồi ủ cho mềm, thái lát.
- Đậu đen rửa sạch, đãi bỏ hạt lép, hạt sâu, ngâm nước 30 phút. (Hà thủ ô đỏ và đậu đen lượng bằng nhau).
- Rửa sạch chõ, xếp một phiến hà thủ ô đỏ, rắc một lớp hạt đậu đen, đồ cho đến khi hạt đậu đen chín nhừ, chọn lấy phiến hà thủ ô phơi khô, nếu làm được như vậy 9 lần (gọi là cửu chung cửu sái) là tốt nhất.
- Sau đó, dùng hà thủ ô đã chế biến để sắc thuốc uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Hà thủ ô đỏ dạng phiến được cắt ngang hay cắt dọc với nhiều hình dạng khác nhau, lớp ngoài cùng màu nâu đen, lớp bên trong màu nâu hồng, ở giữa một số phiến có lõi gỗ to, một số phiến không có lõi tùy theo vị trí cắt. Phiến hà thủ ô giòn, có thể bẻ gãy, mùi thơm nhẹ, vị chát hoặc hơi chát.
Hà thủ ô trước khi sử dụng thường được chế biến với nước đậu đen nhiều lần (cửu chưng cửu sái) nên có thể khác với mùi của hà thủ ô khi chưa chế biến và màu sắc cũng sậm hơn. Những phiến để lâu ngày thường chuyển màu nâu đen và đôi khi có mùi ôi hay mốc nếu bảo quản không tốt. Hà thủ ô thường được bán dưới dạng phiến hay củ