Nhiều thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tăng mạnh vào mùa đông, đặc biệt rõ nhất ở các vùng có sự thay đổi về mùa rõ rệt như miền Bắc Việt Nam.
Đau dạ dày tăng mạnh khi trở lạnh
Thời tiết lạnh là thời điểm cơ thể yếu hơn và dễ bị tấn công nhất, do đó dễ gặp phải các viêm nhiễm như viêm loét dạ dày.
Dễ mắc bệnh đau dạ dày vào mùa đông
Hệ tiêu hóa hoạt động mạnh trong thời tiết lạnh nhằm mục đích bổ sung năng lượng để giữ ấm cơ thể, chống lại rét, làm bạn hay cảm thấy đói và ăn rất ngon miệng. Điều này dẫn đến việc ăn quá no, nhất là vào bữa tối, khiến dạ dày sẽ phải làm việc “cật lực” để chuyển hóa chúng thành năng lượng. Hậu quả là khó ngủ, ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày nữa.
Thêm nữa, vào mùa đông, mọi người thường có thói quen ăn các đồ ăn nóng như bún, phở, lẩu, đồng thời có kèm theo các chất cay như ớt để giảm cảm giác lạnh. Các đồ ăn này cũng là nguồn gây kích ứng mạnh tới dạ dày và làm tăng các biểu hiện của viêm loét dạ dày.
Một số trường hợp khác lại do ăn phải các thức ăn để nguội trong mùa đông. Các thức ăn này thường sẽ lạnh và gây kích ứng dịch dạ dày đặc biệt vào buổi sáng, khi mà hầu hết các cơ quan đang trong trạng thái ngủ và hệ tiêu hóa có lượng máu tuần hoàn thấp, rất dễ gây khó tiêu.
Làm gì để bảo vệ dạ dày trong mùa đông?
Một số lời khuyên của bác sĩ về tiêu hóa sẽ giúp bạn bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa vào mùa đông:
– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vùng bụng để bảo vệ dạ dày
– Hạn chế các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc các đồ ăn quá cay để tránh kích ứng dạ dày
– Nên ăn các đồ ăn ấm hoặc nóng vừa phải: rửa hoa quả bằng nước ấm trước khi ăn, làm nóng đồ ăn trước khi ăn.
– Tránh ăn các đồ ăn sống hoặc tái, vì các đồ ăn này sẽ là nguồn gây viêm trong mùa đông
– Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng như thịt bò, các loại đỗ, giàu vitamin và các thức ăn mềm, nấu kỹ.
– Tránh ăn quá nhiều dinh dưỡng vào bữa tối, tăng cường ăn rau, củ để tăng cảm giác no, giúp dạ dày “làm việc” tốt.
– Hãy nhớ nghỉ ngơi cho thức ăn tiêu hóa bớt rồi mới đi ngủ.
Xem thêm:
+ Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
+ Chữa khỏi bệnh đau dạ dày bằng nghệ tươi và dừa non
Đau dạ dày tăng mạnh khi trở lạnh
Thời tiết lạnh là thời điểm cơ thể yếu hơn và dễ bị tấn công nhất, do đó dễ gặp phải các viêm nhiễm như viêm loét dạ dày.
Dễ mắc bệnh đau dạ dày vào mùa đông
Hệ tiêu hóa hoạt động mạnh trong thời tiết lạnh nhằm mục đích bổ sung năng lượng để giữ ấm cơ thể, chống lại rét, làm bạn hay cảm thấy đói và ăn rất ngon miệng. Điều này dẫn đến việc ăn quá no, nhất là vào bữa tối, khiến dạ dày sẽ phải làm việc “cật lực” để chuyển hóa chúng thành năng lượng. Hậu quả là khó ngủ, ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày nữa.
Thêm nữa, vào mùa đông, mọi người thường có thói quen ăn các đồ ăn nóng như bún, phở, lẩu, đồng thời có kèm theo các chất cay như ớt để giảm cảm giác lạnh. Các đồ ăn này cũng là nguồn gây kích ứng mạnh tới dạ dày và làm tăng các biểu hiện của viêm loét dạ dày.
Một số trường hợp khác lại do ăn phải các thức ăn để nguội trong mùa đông. Các thức ăn này thường sẽ lạnh và gây kích ứng dịch dạ dày đặc biệt vào buổi sáng, khi mà hầu hết các cơ quan đang trong trạng thái ngủ và hệ tiêu hóa có lượng máu tuần hoàn thấp, rất dễ gây khó tiêu.
Làm gì để bảo vệ dạ dày trong mùa đông?
Một số lời khuyên của bác sĩ về tiêu hóa sẽ giúp bạn bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa vào mùa đông:
– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vùng bụng để bảo vệ dạ dày
– Hạn chế các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc các đồ ăn quá cay để tránh kích ứng dạ dày
– Nên ăn các đồ ăn ấm hoặc nóng vừa phải: rửa hoa quả bằng nước ấm trước khi ăn, làm nóng đồ ăn trước khi ăn.
– Tránh ăn các đồ ăn sống hoặc tái, vì các đồ ăn này sẽ là nguồn gây viêm trong mùa đông
– Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng như thịt bò, các loại đỗ, giàu vitamin và các thức ăn mềm, nấu kỹ.
– Tránh ăn quá nhiều dinh dưỡng vào bữa tối, tăng cường ăn rau, củ để tăng cảm giác no, giúp dạ dày “làm việc” tốt.
– Hãy nhớ nghỉ ngơi cho thức ăn tiêu hóa bớt rồi mới đi ngủ.
Xem thêm:
+ Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
+ Chữa khỏi bệnh đau dạ dày bằng nghệ tươi và dừa non