Ở người bình thường các loại lipit tàng trữ trong gan khoảng 3-4% trọng lượng gan, nếu tỷ lệ trên tăng gấp đôi hoặc lượng lipit thẩm thấu qua các tổ chức mô của gan vượt quá 30-40% sẽ được coi là bị bệnh gan tích mỡ. Những căn bệnh béo phì, đái tháo đường, lipit máu tăng, viêm gan… dẫn đến bệnh gan tích mỡ là nguyên nhân chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Về lâm sàng bệnh nhẹ không có biểu hiện gì đặc biệt, một số có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, bụng trên đau. Sờ nắn thấy gan mềm và dai, mặt trên căng, thông thường ấn không đau hoặc đau nhẹ. Bệnh nặng sẽ xuất hiện báng nước phù thũng, điện giải rối loạn. Tiếp theo là tế bào gan bị hoại tử, xơ gan. Một số bệnh nhân thấy da vàng, bilirubin tăng, da có các vết bẩn chấm đen, tích mạch nổi căng, nhiều người kèm theo chứng thiếu vitamin ở mức độ khác nhau.
Bệnh nhân gan tích mỡ nên ăn những gì?
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân là: thức ăn chứa nhiều prôtêin, có nhiệt lượng vừa phải, ít hợp chất cácbon, ít lipit, cung ứng đủ vitamin, muối khoáng và chất xơ. Vì thế, bệnh nhân có thể chọn ăn các thực phẩm sau:
Về lâm sàng bệnh nhẹ không có biểu hiện gì đặc biệt, một số có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, bụng trên đau. Sờ nắn thấy gan mềm và dai, mặt trên căng, thông thường ấn không đau hoặc đau nhẹ. Bệnh nặng sẽ xuất hiện báng nước phù thũng, điện giải rối loạn. Tiếp theo là tế bào gan bị hoại tử, xơ gan. Một số bệnh nhân thấy da vàng, bilirubin tăng, da có các vết bẩn chấm đen, tích mạch nổi căng, nhiều người kèm theo chứng thiếu vitamin ở mức độ khác nhau.
Bệnh nhân gan tích mỡ nên ăn những gì?
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân là: thức ăn chứa nhiều prôtêin, có nhiệt lượng vừa phải, ít hợp chất cácbon, ít lipit, cung ứng đủ vitamin, muối khoáng và chất xơ. Vì thế, bệnh nhân có thể chọn ăn các thực phẩm sau:
- Cá, tôm, nội tạng gia súc, thịt gà, thịt thỏ, thịt lợn nạc, trứng, đậu phụ là những thực phẩm chứa nhiều prôtêin, ít lipit, ít côlextêrôn, cho nhiệt lượng không cao, giúp giảm bớt nhiệt lượng, khống chế và giảm thể trọng. Lượng prôtêin nhiều tránh được sự hao hụt đạm trong cơ thể, giúp hồi phục và tái sinh tế bào gan. Lại có tác dụng chống tích mỡ trong gan, prôtêin còn kích thích sự chuyển hóa, làm giảm cân nặng. Hạn chế ở mức độ hợp lý lipit và côlextêrôn sẽ có lợi cho bệnh nhân gan tích mỡ.
- Các loại: dưa chuột, dưa hấu, lê, rau diếp, rau cần, đậu Hà Lan, rau cải chân vịt, giá đậu, nấm hương, mộc nhĩ, tôm cả vỏ, lương thực chế biến thô, cà chua… chứa nhiều vitamin, chất khoáng và xenluylô, có lợi cho việc giải cặn bã ra ngoài, thúc đẩy và duy trì sự chuyển hóa bình thường, điều chỉnh và phòng ngừa thiếu dinh dưỡng, điều tiết lipit máu và huyết đường. Người bệnh không ăn các món quá tinh chế, lương thực ăn cần có sự phối hợp giữa thô và tinh. Cà chua sống, dưa hấu và các loại trái cây tăng cường trong bữa ăn.
- Không nên ăn đường trắng, mật ong, nước ép trái cây hoặc trái cây nghiền, mứt quả, bơ, sôcôla, bánh ngọt, mỡ động vật và các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Ăn ngọt nhiều thì đường sẽ chuyển hóa thành mỡ, gây béo phì, dễ hình thành mỡ ở gan, ăn nhiều mỡ khó hạn chế nhiệt lượng, làm tăng thể trọng.