Sổ mũi là một chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp, mạn tính, cảm lạnh thông thường hoặc có thể do nhiễm virus cúm.
Như chúng ta đã biết, cấu tạo hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy thực hiện chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.
Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng sổ mũi.
Sổ mũi thường gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ giúp quý vị hiểu rõ nguyên nhân và cách trị sổ mũi hiệu quả bằng các bài thuốc và kinh nghiệm của y học cổ truyền.
Trị sổ mũi nhanh bằng các bài thuốc y học cổ truyền
1. Trị sổ mũi do viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng là do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất lạ trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng…
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng:
Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Bài 3: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
Bài 4: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 5 : Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong.
2. Trị sổ mũi do viêm xoang cấp, mạn tính
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm sưng làm cho lỗ thông xoang bị hẹp tắc gây ứ đọng các dịch nhầy bẩn, dẫn đến viêm nhiễm trong các hốc xoang. Viêm xoang mạn tính gây ra các triệu chứng như: sổ mũi nhầy, mủ, đau nhức các vùng xoang (trán, má hàm, hốc mũi…), ngạt tắc mũi, người mệt mỏi….
Bài thuốc 1: Bài thuốc xông của Đông y Bảo Phúc đặc trị sổ mũi do viêm xoang cấp, mạn tính
Đây là bài thuốc đặc trị sổ mũi do viêm xoang của Đông y gia truyền Bảo Phúc lưu truyền đã hơn 100 năm, hiệu quả điều trị và uy tín đã được khẳng định với hàng chục nghìn người bệnh trong và ngoài nước.
Công dụng: Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch nhầy, mủ viêm nhiễm ra ngoài. Thuốc có tác dụng diệt trùng cao, chống viêm nhiễm, làm lành niêm mạc xoang, khôi phục hoạt động của xoang. Giúp lưu thông đường thở, hết sổ mũi, ngạt mũi, dần dần đưa xoang về trạng thái bình thường và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc 2: Bài thuốc đông y chữa viêm xoang cấp tính
Công dụng: khắc phục nhanh những dấu hiệu viêm xoang cấp tính như: nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng kèm mủ, nhức đầu, sốt,… Thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn đông 12g, hạ khô thảo 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, thạch cao 40g.
– Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang gồm các vị thuốc trên. Chia ngày uống 2-3 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc 3: Bài thuốc đông y chữa viêm xoang mãn tính
Công dụng: làm thuyên giảm các triệu chứng do viêm xoang mãn tính gây ra như: xoang hàm, xoang trán đau, chảy nước mũi có mủ và mùi hôi khó chịu, nhức đầu thường xuyên,…các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần. Theo đông y, bài thuốc giúp thanh nhiệt, dưỡng âm và nhuận táo.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, sinh địa 12g, hà thủ ô 20g, huyền sâm 12g, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, ké đầu ngựa 16g, mạch môn đông 12g, tân di 8g.
– Cũng tương tự đối với bài thuốc trên: mỗi ngày bệnh nhân sắc uống 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.
3. Trị sổ mũi do cảm lạnh thông thường:
Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Các triệu chứng biểu hiện của cảm lạnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, sổ mũi.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:
Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.
Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.
Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.
Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).
Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
4. Trị sổ mũi do cảm cúm:
Bệnh cảm cúm gây ra khi đường hô hấp trên bao gồm mũi và cổ họng bị nhiễm virus cúm. Bệnh cảm cúm lây truyền khi virus được phát tán vào môi trường, hoặc sử dụng chung các vật dụng của người đang bị cúm như khăn, điện thoại, khẩu trang.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúmboa gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa đau họng, ho khan, đau đầu, người mệt mỏi, không muốn vận động, đau nhức các cơ, xương khớp và vùng quanh mắt, có thể bị chảy nước mắt hoặc xung huyết mắt, người nóng và có thể sốt nhẹ (dưới 39 độ). Bệnh thường thuyên giảm dần và tự khỏi sau 7-10 ngày.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm cúm bằng Đông y:
Chữa cảm cúm bằng tỏi
Sắc 6 củ tỏi với 12g gừng tươi và một ít đường đỏ, lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể giã nát 1 củ tỏi sạch đã bóc vỏ, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vừa đủ vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng sẽ giúp nhanh khỏi các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Chữa cảm cúm bằng nước gừng nóng
Thái vài lát gừng tươi đun sôi với nước cùng một ít đường phèn hoặc mật ong rồi uống khi nóng, ngày uống 3 lần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải dùng đến thuốc.
Chữa bệnh cảm cúm bằng cây tía tô
Dùng 1 nắm lá tía tô giã nhỏ, thêm nước sôi vào rồi gạn lấy nước, uống nóng hoặc thái nhỏ tía tô rồi trộn với cháo, ăn khi nóng rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
Chữa cảm cúm bằng hành lá
Hành lá có tính sát khuẩn mạnh giúp điều trị bệnh cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả. Bài thuốc chữa cảm cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm thật nhiều hành và ăn khi nóng rồi đắp chăn để ra mồ hôi.
Trên đây là các bài thuốc và các kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền trị sổ mũi ứng với từng bệnh cụ thể. Các bài thuốc dễ áp dụng bằng các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và cho hiệu quả cao.
Như chúng ta đã biết, cấu tạo hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy thực hiện chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng.
Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, viêm nhiễm, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, dịch tiết nhiều hơn bình thường gây hiện tượng sổ mũi.
Sổ mũi thường gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ giúp quý vị hiểu rõ nguyên nhân và cách trị sổ mũi hiệu quả bằng các bài thuốc và kinh nghiệm của y học cổ truyền.
Trị sổ mũi nhanh bằng các bài thuốc y học cổ truyền
1. Trị sổ mũi do viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng là do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất lạ trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng…
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng:
Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Bài 3: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
Bài 4: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 5 : Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong.
2. Trị sổ mũi do viêm xoang cấp, mạn tính
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm sưng làm cho lỗ thông xoang bị hẹp tắc gây ứ đọng các dịch nhầy bẩn, dẫn đến viêm nhiễm trong các hốc xoang. Viêm xoang mạn tính gây ra các triệu chứng như: sổ mũi nhầy, mủ, đau nhức các vùng xoang (trán, má hàm, hốc mũi…), ngạt tắc mũi, người mệt mỏi….
Bài thuốc 1: Bài thuốc xông của Đông y Bảo Phúc đặc trị sổ mũi do viêm xoang cấp, mạn tính
Đây là bài thuốc đặc trị sổ mũi do viêm xoang của Đông y gia truyền Bảo Phúc lưu truyền đã hơn 100 năm, hiệu quả điều trị và uy tín đã được khẳng định với hàng chục nghìn người bệnh trong và ngoài nước.
Công dụng: Kích thích cơ thể tự đào thải toàn bộ các dịch nhầy, mủ viêm nhiễm ra ngoài. Thuốc có tác dụng diệt trùng cao, chống viêm nhiễm, làm lành niêm mạc xoang, khôi phục hoạt động của xoang. Giúp lưu thông đường thở, hết sổ mũi, ngạt mũi, dần dần đưa xoang về trạng thái bình thường và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc 2: Bài thuốc đông y chữa viêm xoang cấp tính
Công dụng: khắc phục nhanh những dấu hiệu viêm xoang cấp tính như: nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng kèm mủ, nhức đầu, sốt,… Thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn đông 12g, hạ khô thảo 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, thạch cao 40g.
– Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang gồm các vị thuốc trên. Chia ngày uống 2-3 lần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc 3: Bài thuốc đông y chữa viêm xoang mãn tính
Công dụng: làm thuyên giảm các triệu chứng do viêm xoang mãn tính gây ra như: xoang hàm, xoang trán đau, chảy nước mũi có mủ và mùi hôi khó chịu, nhức đầu thường xuyên,…các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần. Theo đông y, bài thuốc giúp thanh nhiệt, dưỡng âm và nhuận táo.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị: kim ngân hoa 16g, sinh địa 12g, hà thủ ô 20g, huyền sâm 12g, hoàng cầm 12g, đan bì 12g, ké đầu ngựa 16g, mạch môn đông 12g, tân di 8g.
– Cũng tương tự đối với bài thuốc trên: mỗi ngày bệnh nhân sắc uống 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.
3. Trị sổ mũi do cảm lạnh thông thường:
Đông y gọi cảm lạnh là thương hàn có nghĩa là cảm thương phải khí hàn. Vào mùa đông và khi giao mùa hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu thì chính khí không thể đối kháng được hàn khí, do đó hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ gây ra bệnh thương hàn. Các triệu chứng biểu hiện của cảm lạnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, sổ mũi.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm lạnh của Đông y:
Đánh gió: Dầu nóng hoặc một củ gừng tươi.
Cách tiến hành: Bôi dầu, chà xát cho thấm đều vùng dọc hai bên cột sống từ cổ vai gáy xuống, rồi dùng thìa hoặc một đồng xu bằng kim loại cạnh tròn đánh vào vùng đó theo chiều từ trên xuống dưới. Với gừng tươi thì rửa sạch củ gừng, giã nát củ gừng (cả vỏ), vắt nước cốt lên dọc hai bên sống lưng rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng.
Theo Đông y, đây là vùng phân bố hai kinh thái dương của cơ thể, là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại cảm lạnh. Như vậy, đánh gió là trực tiếp đem khí nóng vào cơ thể, giúp cơ thể đủ khí dương để đánh bạt khí lạnh ra ngoài.
Xông hơi: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ (các loại lá này đều chứa tinh dầu cay nóng).
Cách tiến hành: Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút. Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng. Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng). Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới. Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.
Cháo giải cảm: Cháo thịt nạc hoặc cháo trứng, thái thêm một ít lá tía tô, hành, kinh giới, gừng tươi ăn nóng. Các dược liệu trên đều có chứa tinh dầu, vì thế khi ăn nên tranh thủ hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì tô cháo cũng có cả tác dụng như một nồi xông nhỏ.
Đa số các trường hợp cảm lạnh thường khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian đó cơ thể suy giảm sức đề kháng nên có thể bị những bội nhiễm thứ phát gây viêm xoang, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em), viêm họng, viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
4. Trị sổ mũi do cảm cúm:
Bệnh cảm cúm gây ra khi đường hô hấp trên bao gồm mũi và cổ họng bị nhiễm virus cúm. Bệnh cảm cúm lây truyền khi virus được phát tán vào môi trường, hoặc sử dụng chung các vật dụng của người đang bị cúm như khăn, điện thoại, khẩu trang.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúmboa gồm: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa đau họng, ho khan, đau đầu, người mệt mỏi, không muốn vận động, đau nhức các cơ, xương khớp và vùng quanh mắt, có thể bị chảy nước mắt hoặc xung huyết mắt, người nóng và có thể sốt nhẹ (dưới 39 độ). Bệnh thường thuyên giảm dần và tự khỏi sau 7-10 ngày.
Một số biện pháp đơn giản chữa cảm cúm bằng Đông y:
Chữa cảm cúm bằng tỏi
Sắc 6 củ tỏi với 12g gừng tươi và một ít đường đỏ, lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 lần. Hoặc có thể giã nát 1 củ tỏi sạch đã bóc vỏ, chế thêm nước đun sôi rồi cho giấm gạo vừa đủ vào, đem đổ vào ấm pha trà, dùng hơi nóng để xông mũi và miệng sẽ giúp nhanh khỏi các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Chữa cảm cúm bằng nước gừng nóng
Thái vài lát gừng tươi đun sôi với nước cùng một ít đường phèn hoặc mật ong rồi uống khi nóng, ngày uống 3 lần sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần phải dùng đến thuốc.
Chữa bệnh cảm cúm bằng cây tía tô
Dùng 1 nắm lá tía tô giã nhỏ, thêm nước sôi vào rồi gạn lấy nước, uống nóng hoặc thái nhỏ tía tô rồi trộn với cháo, ăn khi nóng rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
Chữa cảm cúm bằng hành lá
Hành lá có tính sát khuẩn mạnh giúp điều trị bệnh cảm cúm nhanh chóng và hiệu quả. Bài thuốc chữa cảm cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm thật nhiều hành và ăn khi nóng rồi đắp chăn để ra mồ hôi.
Trên đây là các bài thuốc và các kinh nghiệm quý báu của y học cổ truyền trị sổ mũi ứng với từng bệnh cụ thể. Các bài thuốc dễ áp dụng bằng các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và cho hiệu quả cao.