Sự thực về Dược Liệu Cỏ Máu mà không phải ai cũng biết


Cây cỏ máu theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, uỷ viên BCH Hội Dược liệu TP.HCM, cho biết gọi đây là cây cỏ máu là không đúng thực chất có tên gọi đúng là Kê Huyết Đằng, đây là loại dược liệu mà thời gian gần đây có rất nhiều người bán hàng trên mạng và quảng cáo với tác dụng như là một loại thần dược cho sức khỏe và là thực phẩm đa chức năng, vậy thực sự về Dược Liệu Kê Huyết đằng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Huyết đằng là một loại Dược liệu khá đặc biệt vì thân cây cắt ra có nhựa màu đỏ giống máu người, vì vậy người ta gọi là cỏ máu, đây là tên gọi quen thuộc với nhiều người hiện nay, tuy nhiên loại dược liệu này có thực sự kì diệu như tên gọi và những tác dụng mà người ta kì vọng không?

Dược Liệu Huyết Đằng là gì?
Dược Liệu Kê Huyết Đằng có tên khác là Thuyết đằng, Hoạt huyết đằng, Đại Hoạt Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Dây máu người…. hay hiện nay người ta gọi là cỏ máu.


>>> Bài viết được xem nhiều nhất:
Dâm Dương hoắc hành trình đi tìm hooc môn tình yêu cho phái nữ

Ba kích giúp quý ông “hóa rồng” chốn phòng the hay “chim le le” thảm hại

Dược Liệu Thục Địa bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn cho cả nam và nữ.

Kê huyết đằng là dạng dây leo, có thể cao tới hơn 10 mét. Vỏ có màu hơi nâu. Thân cây có hình tròn có vân, khi cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu.Lá mọc so le, có 3 lá chét, cuống dài từ 4 đến 10cm; lá có cuống ngắn. Lá có hình trứng, dài từ 8 đến 16cm, rộng từ 4 đến 9cm. Hoa mọc ra ở nách lá, hoa có màu vàng hay vàng lục. Quả là loại quả mọng, có hình trứng, khi chín có màu lam đen, quả mọc thành chùm. Ra hoa vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Quả từ tháng 9 đến tháng 10.


Theo đông Y Kê Huyết Đằng có tác dụng chữa đau lưng, Thiếu máu, hư laoHòa huyết, bổ huyết, thông kinh,Hành huyết, chỉ thống, thông kinh lạc chủ trị lưng đau, gối đau, té ngã tổn thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều (Đông Dược Học Thiết Yếu). Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những tác dụng nổi bật và các bài thuốc chữa bệnh từ Kê Huyết Đằng

7 Tác dụng nổi bật của Kê Huyết Đằng

Trị đau lưng, gối mỏi

16g huyết rồng; tục đoạn, xuyên khung, cẩu tích, dây đau xương mỗi thứ 12g. Các vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Sử dụng khoảng 6 thang sẽ thấy hiệu quả.



Cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm

Chuẩn bị: 90g kê huyết đằng, đem rửa sạch, sắc lấy nước. Cho vào 1 – 2 quả trứng gà nấu như canh, nên kiên trì ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để bồi bổ sức khỏe.

Kinh nguyệt không đều

Phụ nữ nếu kinh nguyệt không đều lấy 16g huyết rồng, 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu. Sắc uống mỗi ngày một thang. Sử dụng liên tục 5 – 10 ngày tình trạng trên sẽ dứt.

Trị khí huyết hư, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

16g huyết rồng; đương quy, hà thủ ô, thục địa mỗi thứ 12g, 10g nhân sâm. Sắc uống ngày 1 thang chia làm hai lần, nên uống ngay khi thuốc còn nóng. Dùng từ 3 – 5 ngày.

Trị đau dạ dày

Dùng Kê Huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thử cách sau đây Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất đỡ.

Chữa đau lưng

Kê huyết đằng, tỳ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ mỗi thứ 16g; cỏ xước 12g; quế chi rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi thứ 8g; trần bì 6g. Sắc uống.

Chữa thiếu máu, hư lao

Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 -10 ngày. Mỗi lần uống 25ml, ngày hai lần. Để có hiệu quả cao hơn có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày uống 2 – 4g, pha với ít rượu.

Kê huyết đằng có vị đắng, tính ấm, tác dụng bổ huyết, mạnh gân cốt, thông kinh hoạt lạc, trị đau lưng, mỏi gối, đau dạ dày, kinh huyệt không đều ở phụ nữ... Ngoài ra, rễ cây có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng rất tốt. tuy nhiên nhiều người vẫn thường nghĩ là kê huyết đằng có tác dụng tăng cân nhưng thực chất không phải như vậy. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong một vài trường hợp, vì cây có tính ấm nên khi sử dụng nhiều quá chúng ta sẽ có cảm giác khô họng và bị táo bón” - lương y Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý thêm.

Mua Kê Huyết Đằng ở đâu để đảm bảo chất lượng?
Theo ThS, dược sĩ Dương Hồng Tố Quyên, phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, cho biết “Nhìn cảm quan bên ngoài chúng ta sẽ rất khó có thể phân biệt được vì một số cây nhìn giống nhau nhưng lại khác nhau về loài cũng như công dụng. Chỉ khi chặt thân có nhựa màu đỏ chảy ra như máu nên người ta gọi là cây cỏ máu hay dây máu, có một đặc điểm chung là nước cây nấu ra có màu đỏ. Vì vậy để mua được đúng sản phẩm đạt chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và được sự kiểm nghiệm của bộ y tế, người dùng nên tìm mua những địa chỉ uy tín để tránh những “Tiền mất tật mang”.

Qua bài viết chúng tôi chia sẻ, hi vọng rằng khách hàng và những người có nhu cầu dùng loại dược liệu này đã hiểu thêm về tác dụng thực sự của nó. Dược Liệu Dương Thư là địa chỉ có uy tín lâu năm trong việc bào chế và phân phối các loại dược liệu sạch, chúng tôi luôn mong muốn là địa chỉ uy tín của khách hàng khi có nhu cầu về dược liệu, nhận cung cấp với số lượng lớn.

Xem thêm: Sâm Hàn Quốc Nhập khẩu, Rượu sâm Hàn quốc giá tốt nhất, Đông trùng hạ thảo.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.