Rốn lồi ở trẻ sơ sinh


hakimthanh

New Member
22
0
1
35
Xu
0
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh không đơn giản như bạn nghĩ. Hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp mẹ có cách khắc phục rốn lồi cho trẻ hiệu quả tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Rốn lồi là một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Rốn lồi được miêu tả đúng như cái tên của nó, tại vị trí rốn của trẻ có một cục nhỏ lồi hẳn lên trên, đặc biệt phình to hơn khi bé vặn mình hoặc quấy khóc. Hầu hết các bậc cha mẹ khi nhìn thấy trẻ sơ sinh bị lồi rốn đều rất lo lắng và tìm đủ mọi cách khắc phục.

Tại sao trẻ sơ sinh dễ mắc tật rốn lồi?
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn gây ra. Khi trẻ bị thoát vị rốn, một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn (khi trẻ mới sinh, lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé), tạo thành một khối lồi lên rõ rệt ở vùng vụng.

Khi trẻ khóc to, cố ưỡn mình để đi ị hoặc vặn mình, mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên.

rốn lồi trẻ sơ sinh
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh là do thoát vị rốn
Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc trẻ bị thoát vị rốn, nhưng theo các thống kê thì bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp. Tỉ lệ bé gái bị tật rốn lồi cũng cao hơn so với bé trai.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn dẫn đến rốn lồi
Ngay sau những tuần đầu sau sinh mà có thể phát hiện thoát vị rốn ở trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ phải đến lớn lên mẹ mới có thể nhìn thấy rõ. Những triệu chứng thoát vị rốn dẫn đến tình trạng rốn lồi ở trẻ đó là:

Có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn
Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
Lấy tay ấn nhẹ, mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong
Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
Trẻ không cảm thấy đau.
Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, rốn lồi trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bệnh rốn lồi cũng không gây đau, không dẫn đến các biến chứng khác ngay cả khi không thực hiện một biện pháp chữa trị gì. Mặc dù vậy, nó lại gây ảnh hưởng cực lớn đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt với bé gái thì vấn đề này lại càng trầm trọng.

Bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh do thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên, cũng có nhiều trường hợp bé khi được 4, 5 tuổi rốn mới bớt lồi đi, khi mà lỗ hổng ở thành bụng đã được đóng kín. Một số trường hợp hiếm gặp, rốn lồi gồm một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng bé. Bé cần được phẫu thuật ngay lập tức.

Thoát vị nghẹt là tình trạng một phần ruột bị mắc kẹt ở thoát vị. Trẻ lúc này sẽ có kèm biểu hiện nôn chớ, đau, chướng bụng ở vùng rốn.

Khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong, nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý làm việc này tại nhà.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.