Nhiều phụ nữ rất chăm chút cho đôi bàn tay của mình bằng việc thường xuyên làm móng, sơn móng. Thế nhưng, những thói quen ấy lại là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh chín mé.
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes.
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Ban đầu, khoảng 1 - 3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.
Từ ngày thứ 4 - 7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra xung quanh ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ. Sau đó là có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong.
Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như axit fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
Nếu chín mé làm mủ phải rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh (nhóm Oxacillin, Amoxicillin, hoặc Erythromycine).
Chụp X-quang khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị, nhằm xác định tình trạng biến chứng của chín mé.Để phòng bệnh phải rửa tay, chân sạch sẽ, không ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
Khi cắt móng không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn.
Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.
AloBacsi.
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát
Chín mé là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes.
Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.
Ban đầu, khoảng 1 - 3 ngày đầu, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động.
Từ ngày thứ 4 - 7, thời kỳ viêm lan tỏa, lan rộng ra xung quanh ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập, có thể sốt nhẹ. Sau đó là có hiện tượng tụ mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong.
Cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như axit fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).
Nếu chín mé làm mủ phải rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh (nhóm Oxacillin, Amoxicillin, hoặc Erythromycine).
Chụp X-quang khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị, nhằm xác định tình trạng biến chứng của chín mé.Để phòng bệnh phải rửa tay, chân sạch sẽ, không ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
Khi cắt móng không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn.
Móng nên được cắt thẳng và giữ cho đầu móng luôn dài hơn da. Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513