Da liễu: 7 Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu (Phân biệt với gàu, nấm, viêm da)


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Da đầu có nhiều mảng đỏ phủ vảy dày đặc và ngứa ngáy, bong tróc là những dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu rất nhiều người gặp phải. Không ít người nhầm lẫn triệu chứng trên với bệnh nấm da đầu, gàu hay viêm da đầu, từ đó dẫn đến việc điều trị không đem lại hiệu quả

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về các triệu chứng vẩy nến da đầu cũng như tìm ra sự khác biệt giữa căn bệnh này với các bệnh ở da đầu khác. Từ đó có hướng điều trị bệnh đúng đắn.



Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn



Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn tự miễn xảy ra ở bất cứ vùng nào trên da đầu gây ra những mảng vảy màu trắng trông cực kì mất thẩm mỹ. Không chỉ chỉ có vậy những mảng vảy còn có khả năng bong tróc và gây ngứa ngáy điên cuồng khiến cho bệnh nhân mất tự tin, ngại đi ra đường và gặp nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Những người có ý thức vệ sinh kém, hay bị stress, căng thẳng, hút thuốc lá, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất chính là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh vẩy nến da đầu nhất. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lây lan dần xuống dưới làm ảnh hưởng đến da toàn thân. Chính vì vậy việc sớm nhận biết các triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu là điều cần thiết. Đặc biệt nếu bạn có nguy cơ bị bệnh cao hoặc đang có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì càng nên tìm hiểu về vấn đề này nhanh chóng phát hiện và chữa bệnh ngay khi mới mắc.

7 Dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu dễ nhận biết

Ngay từ khi mới khởi phát, bệnh vẩy nến da đầu đã biểu hiện ra bên ngoài các dấu hiệu khá rõ ràng. Chỉ cần quan tâm đến sức khỏe của mình một chút, bạn sẽ nhận thấy trên đầu xuất hiện rất

1. Da đầu bị nổi mảng đỏ

Đây là dấu hiệu bị vẩy nến da đầu xuất hiện đầu tiên. Khi mầm mống của bệnh mới xuất hiện, chúng biểu hiện trên da bằng những mảng tổn thương có màu đỏ, da thô ráp và rất dễ bong tróc.

Khi thấy triệu chứng này, nhiều người lầm tưởng mình chỉ bị viêm da dầu hoặc da đầu bị kích ứng với dầu gội nên chủ quan không đi khám ngay. Hậu quả là bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn và gây ra thêm nhiều phiền toái khác.



Da nổi nhiều mảng đỏ là dấu hiệu vẩy nến da đầu thường gặp



2. Xuất hiện vảy bạc, trắng trên đầu

Sang đến giai đoạn tiến triển, trên da đầu của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mảng vảy màu trắng hoặc màu bạc che phủ trên nền da đỏ. Từ những mảng vảy nhỏ chúng có thể lan rộng ra xung quanh, lan xuống trán hay ăn ra phía sau tai, gáy và xuống phía dưới cơ thể.

Một số trường hợp bị nặng các mảng vảy sẽ phát triển ngày càng dày, lớp nọ mọc đùn xuống bên dưới lớp kia. Chúng cũng có thể hợp nhất thành một mảng vảy bự bao trùm một khu vực rộng lớn trên da đầu. Triệu chứng vẩy nến da đầu này rất dễ bị nhầm lẫn với chứng nổi gàu thông thường hoặc bệnh nấm da đầu. Nếu tự ý chuẩn đoán tại nhà rất dễ bị nhầm lẫn và điều trị sai cách.

3. Có hiện tượng bong gàu

Các mảng vảy sau một thời gian sẽ tự bong tróc ra ngoài. Nhìn bề ngoài chúng trông chẳng khác nào những mảnh gàu li ti rơi vãi đầy trên tóc hoặc trên vai áo.

Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân cảm thấy xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người, lâu dần cũng ngại đi ra ngoài đường vì sợ người khác trông thấy.

4. Da đầu khô, thô ráp, dễ bong tróc

Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu mà mọi người thường không chú ý tới. Khi bị vẩy nến da đầu trở nên rất khô, dùng tay sờ vào có cảm giác thô ráp, xù xì. Các mảnh da khô cằn còn rất dễ bị bong tróc, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô hanh hay vào những ngày đông lạnh giá.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến da đầu bị khô và bong tróc như cơ thể bị mất nước, dị ứng thức ăn hay do dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp… Tuy nhiên bạn cũng không nên loại trừ trường hợp mình bị vẩy nến da đầu, nhất là khi triệu chứng này còn đi kèm theo với các dấu hiệu bất thường kể trên.

5. Có cảm giác ngứa đầu

Tình trạng khô da kèm theo những mảng vảy có thể làm kích ứng da đầu và gây ra những cơn ngứa ngáy râm ran hoặc dữ dội. Nhiều bệnh nhân cảm thấy bất tiện vì cứ phải đưa tay lên cào gãi liên tục.



Bệnh vẩy nến da đầu gây ngứa ngáy khó chịu



Có những người gãi tới nỗi rách cả da đầu và chảy máu nhưng vẫn không thỏa mãn được cơn ngứa. Ngược lại hành động này chỉ khiến cho da đầu bị tổn thương, viêm nhiễm, để lại sẹo sau khi phục hồi.

6. Cảm thấy nóng hoặc đau nhức ở da đầu, chân tóc

Bệnh vẩy nến còn gây cảm giác nóng rát, đau nhức và bứt rứt ở da đầu, chân tóc. Cảm giác này xuất hiện thường trực khiến cho bệnh nhân cực kì khó chịu, ăn ngủ cũng không yên.

7. Có hiện tượng rụng tóc

Bạn đang bị rụng tóc nhiều? Hãy coi chừng vì đây cũng là một trong các dấu hiệu vẩy nến da đầu rất nhiều người gặp phải. Khi mắc căn bệnh này, các nang tóc ở khu vực da bị bệnh dần suy yếu và bị phá vỡ khiến tóc bị rơi rụng dần. Việc cào gãi hoặc dùng lược chải đầu sẽ khiến cho tóc bị rụng nhiều hơn.

Tùy theo phạm vi bị tổn thương hay mức độ trầm trọng của bệnh mà tóc sẽ rụng nhiều hay ít. Có những trường hợp bị vẩy nến da đầu nặng tóc rụng đến hói cả một mảng đầu.

Các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu kể trên có thể không xuất hiện hết ở trên mọi bệnh nhân. Chúng có khuynh hướng tái phát và trở nên trầm trọng hơn sau một đợt nhiễm khuẩn cấp, khi bệnh nhân bị stress hoặc sau khi uống rượu, ăn hải sản… Vì vậy nếu nhận thấy bản thân có bất kì biểu hiện bất thường nào như trên, bạn nên tìm tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán và được điều trị bệnh sớm.

Cách phân biệt vẩy nến da đầu với gàu, nấm và viêm da

Dựa trên các triệu chứng vẩy nến da đầu kể trên bạn cũng thấy căn bệnh này có khá nhiều biểu hiện tương đồng với chứng nổi gàu, bệnh nấm da đầu hay bệnh viêm da. Tuy nhiên nếu xét riêng từng bệnh chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy được những đặc điểm đặc trưng riêng.



Bệnh vẩy nến da đầu rất dễ bị nhầm lẫn với gàu, nấm da đầu và viêm da dầu



1. Phân biệt vẩy nến da đầu và gàu

  • Về nguyên nhân gây bệnh: Trong khi nguồn gốc của bệnh vẩy nến da đầu có liên quan trực tiếp đến sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch thì chúng ta có thể bị gàu do không gội đầu thường xuyên, thay đổi dầu gội liên tục hoặc để tóc ướt khi đội nón…
  • Các vảy gàu thông thường sẽ bám dính trực tiếp vào da đầu một cách rời rạc chứ không xuất hiện dày đặc thành từng mảng dày cộm giống như khi bị vẩy nến.
  • Da đầu của người bị gàu chỉ khô và ngứa chứ không có hiện tượng tấy đỏ như bệnh nhân bị vẩy nến da đầu
2. Phân biệt vẩy nến da đầu và nấm da đầu

  • Về nguyên nhân gây bệnh: Tương tự như gàu, nấm da đầu không phải là một căn bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các chủng nấm Trichophyton, Trichosporon beigeli và Pierdraiahortai gây nên. Chúng sẽ tấn công vào da đầu khi chúng ta thường xuyên để đầu trong tình trạng ẩm ướt, nhiều mồ hôi và dầu nhờn, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, có ý thức vệ sinh và chăm sóc da đầu kém…
  • Da đầu bị nấm tấn công sẽ bị tổn thương thành mảng rộng kèm theo nhiều hạt gàu nhỏ li ti xuất hiện riêng lẻ hoặc hợp thành từng mảng. Trường hợp bị nấm nặng thì tổn thương còn có thể bị lở loét và mưng mủ do nhiễm khuẩn. Điều này khiến đầu có mùi hôi khó chịu, tóc kém được nuôi dưỡng dần trở nên khô xơ và bị bết dính. Tham khảo thêm các triệu chứng bệnh nấm da đầu thường gặp bởi biết đâu bạn đang mắc căn bệnh này.
  • Bệnh vẩy nến da đầu không có khả năng lây lan mà chỉ có tính di truyền. Ngược lại, bệnh nấm da đầu có khả năng lây lan nhanh chóng cho người khác nếu dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn lau đầu, gối, nón mũ…
3. Phân biệt vẩy nến da đầu và viêm da dầu

  • Về nguyên nhân gây bệnh: Việc tăng tiết bã nhờn trên da đầu chính là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại như nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P.acnes tấn công da đầu và gây viêm. Điều này có nghĩa là sự khởi phát của bệnh viêm da dầu hoàn toàn không có liên quan đến hệ miễn dịch như trong bệnh vẩy nến da đầu.
  • Bệnh viêm da dầu cũng gây ra những mảng tổn thương hình dát đỏ, có ranh giới rõ ràng, bên trên có thể đóng vảy hoặc không nhưng khu vực này thường khá ẩm ướt, bết dính do có nhiều dầu nhờn.
Cần làm gì khi bị vẩy nến da đầu?

Bệnh vẩy nến da đầu không được xếp vào dạng quá nguy hiểm vì nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên chính việc thường xuyên phải đối phó với những dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu, đặc biệt là khi luôn phải tìm cách che giấu các mảng vảy trên đầu nhắm tránh ánh nhìn soi mói của người khác khiến nhiều người bệnh mệt mỏi, tự ti, chán nản.

Do vậy bệnh nhân cần lắm một phương pháp điều trị và dự phòng bệnh hiệu quả để hạn chế những ảnh hưởng xấu mà căn bệnh này mang lại. Vậy người bệnh vẩy nến da đầu cần làm gì để bệnh mau khỏi và ít tái phát trở lại? Để làm được điều này bệnh nhân cần chú ý:

  • Thăm khám ngay khi có dấu hiệu đầu tiên: Dù là chỉ có biểu hiện nghi ngờ hoặc các dấu hiệu bệnh vẩy nến đã khá rõ ràng thì bạn cũng cần đi khám để biết rõ tình trạng bệnh tình của mình. Thông qua xét nghiệm máu hay làm sinh thiết da… bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh và lên phác đồ điều trị khoa học.
  • Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian bác sĩ đã hướng dẫn: Bệnh nhân có thể dùng các thuốc điều trị bệnh vẩy nến da đầu hiệu quả nhất hiện nay như: Thuốc bôi ngoài da axit Salicylic, corticoid, thuốc kháng viêm, giảm ngứa hay các thuốc ức chế miễn dịch… Tuy nhiên cần sử dụng kiên trì và đi tái khám thường xuyên để theo dõi tiến triển của bệnh, thay đổi thuốc điều trị cho phù hợp.


Dùng thuốc đúng cách sẽ giúp kiểm soát tốt các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu


  • Giữ tinh thần lạc quan: Khoa học đã chứng minh stress có thể thúc đẩy các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu thêm trầm trọng. Vì vậy trong quá trình điều trị, người bệnh nên cố gắng giữ vững tinh thần chiến đấu, luôn lạc quan, tin tưởng vào tay nghề của bác sĩ. Có thể tìm niềm vui trong công việc, chia sẻ tình trạng bệnh tình với người thân để cùng nhau tìm cách khắc phục bệnh.
  • Gội đầu thường xuyên bằng các loại dầu gội không có tính kiềm mạnh: Tránh dùng nước quá nóng hoặc cào gãi mạnh khi gội đầu. Hạn chế dùng máy sấy tóc ở chế độ nóng khi bị bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Điều này giúp tránh lây nhiễm vi khuẩn khi đụng chạm vào da đầu.
  • Dưỡng ẩm cho da đầu cũng là một giải pháp giảm ngứa tốt: Bạn có thể dùng thuốc mỡ hoặc thoa dầu dừa, dầu oliu lên da đầu mỗi ngày 1-2 lần để giữ cho da đầu không bị khô.
  • Tìm hiểu và tránh các tác nhân gây bệnh: Rối loạn hệ miễn dịch, tác dụng phụ của thuốc tây, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại,…là những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu thường gặp. Cần khắc phục và tránh xa các tác nhân gây bệnh này thì kết quả điều trị mới được ổn định lâu dài.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày: Sắp xếp công việc cho hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi đang bị bệnh, ngủ đủ giấc. Đồng thời tắm nắng tập thói quen rèn luyện thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Kiêng các chất kích thích: Chẳng hạn như bia rượu, thuốc lá, cà phê, ma túy
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Trong ăn uống hàng ngày bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu kẽm, các thức ăn giàu omega 3, rau củ quả và trái cây. Đồng thời hạn chế ăn bánh kẹo ngọt, đồ béo, các thực phẩm chế biến sẵn và các loại gia vị cay nóng.
Việc kiêng cữ, chăm sóc da đúng cách và tích cực điều trị ngay khi có các dấu hiệu bệnh vẩy nến da đầu sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi được căn bệnh này.

Bạn không nên bỏ qua: Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến mới nhất ↵ hiệu quả tốt trên hơn 90% bệnh nhân


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl