Da liễu –
Dấu hiệu bệnh vẩy nến điển hình là những thương tổn trên da, ở móng và xương khớp mà người bệnh có thể cảm nhận bằng mắt thường hoặc qua cảm giác.
Nói về căn bệnh này, bác sỹ Nguyễn Thị Kim Xuyến (bệnh viện Da liễu Đà Nẵng) cho biết: “Vảy nến là một bệnh về da, với tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương đương nhau, tuy nhiên, bệnh chỉ thường diễn ra ở người trưởng thành, từ 16 đến 22 hoặc từ 50 đến 60 tuổi. Vùng da thường bị vẩy nến là những vùng hay xảy ra tình trạng ma sát như khuỷu tay, đầu gối. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng da khác không có nguy cơ bị vẩy nến. Thực tế đã cho thấy những trường hợp bị vẩy nến toàn thân, rất khó điều trị.
Bệnh vẩy nến cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc.
Cơ chế gây bệnh vẩy nến là do quá trình tự miễn dịch của cơ thể. Có nghĩa là, vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào miễn dịch Lympho nhầm lẫn da là cơ quan không thuộc vật chủ, vì vậy cần phải đào thải, gây nên những thương tổn cho da từ bên trong. Khi bị các tế bào bạch cầu tấn công, tế bào da sẽ nỗ lực để tái tạo lại, sự tái tạo quá nhanh này sẽ dẫn đến việc tích tụ thành từng đám vảy óng ánh trên bề mặt da.
Vì là một bệnh do cơ chế tự miễn nên vẩy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nhưng tác hại của nó thì rất lớn. Có hững ca bị vẩy nến chuyển biến xấu, gây nên không chỉ những thương tổn về da mà còn về khớp. Điều quan trọng, người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng của vẩy nến để áp dụng biện pháp chữa trị, giúp hạn chế tối đa biến chứng”.
I. Các dấu hiệu bệnh vẩy nến sớm nhất
Theo thống kê, trên 75% bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu này ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Đây có thể xem là những dấu hiệu sớm nhất của bệnh vẩy nến:
II. Nhận biết triệu chứng bệnh vẩy nến qua thương tổn
Mỗi thể của vẩy nến sẽ tạo ra những triệu chứng riêng, có thể gây tổn thương ở da, móng, khớp, cục bộ hoặc toàn thể, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ vào những tổn thương này, người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:
1. Dấu hiệu vẩy nến với tổn thương ở da
Tổn thương ở da là dấu hiệu lâm sàng dễ thấy nhất ở bệnh vẩy nến. Khi mắc bệnh, da sẽ có những biểu hiện như: khô, bong tróc, xuất hiện các lớp vẩy dày màu trắng, khi dùng tay khều ra sẽ thấy lớp da màu hồng như sáp nến. Vùng tổn thương ban đầu sẽ nhỏ, càng về sau thì càng lan rộng, có trường hợp lan ra toàn thân (bệnh vẩy nến toàn thân). Các lớp vẩy có giới hạn rõ ràng, nền cộm, gồ lên cao hơn bề mặt da. Dựa vào vùng da bị tổn thương mà các bác sỹ có thể chẩn đoán và điều trị vẩy nến bằng những phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh vẩy nến sẽ gây nên những tổn thương dễ thấy trên bề mặt da, nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Bên cạnh những tổn thương được biểu hiện trên da, bệnh vẩy nến còn có những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường trên móng tay, móng chân. Có thể nói, đây là một triệu chứng được liệt vào loại đặc trưng nhất của bệnh. Trên móng có khi xuất hiện những chấm rổ màu trắng đục, đi kèm với đó là việc móng dễ mủn, gãy hơn. Trường hợp nặng, các biểu hiện vẩy nến ở móng làm tăng sừng hóa, gây bong móng, biến dạng móng. Đặc biệt những tổn thương này xuất hiện ở móng tay nhiều hơn chân.
3. Triệu chứng vẩy nến với tổn thương xương khớp
Vẩy nến là một căn bệnh hiếm hoi về da có biến chứng liên quan đến xương khớp. Điều đó có nghĩa là, khi bệnh thuộc các dạng nặng như vẩy nến mủ, vẩy nến thể mảng biến chứng…sẽ dẫn đến những tổn thương về xương khớp. Theo thống kê, có khoảng 53% người bị vẩy nến cảm thấy đau khớp. Cụ thể, khớp người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các chứng nghiêm trọng như viêm xương khớp, lệch khớp, thoái hóa khớp v.v…và biến dạng xương khớp, thậm chí tàn phế nếu không được cứu chữa. Nguyên nhân để một bệnh về da lại chuyển thành một bệnh về khớp, cho đến này vẫn chưa rõ ràng.
II. Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?
Theo bác sỹ Xuyến, chúng ta đừng nên xem thường bệnh vẩy nến, bởi vì đây là một chứng bệnh mãn tính khá phức tạp. Tuy được xếp vào danh sách các bệnh da liễu lành tính, nhưng vẩy nến vẫn sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nếu bệnh nhân không nhận được sự điều trị từ bác sỹ chuyên khoa kịp thời.
Và vì là một bệnh mãn tính, nên vẩy nến có thể sẽ tồn tại trên cơ thể người bệnh trong một thời gian dài, thậm chí là suốt phần đời còn lại. Có trường hợp bệnh bộc phát thành tưng đợt, càng về sau càng tiến triển nhanh hơn. Tùy theo cơ địa từng người mà bệnh sẽ có những triệu chứng và phát triển khác nhau, có người bị vài đốm, cũng có bệnh nhân bị vẩy nến toàn cơ thể. Bên cạnh đó, với những biến chứng về khớp và móng chân, tay và nghiêm trọng hơn, là những tổn thương đến gan, thận. Bệnh vẩy nến thể nặng cũng sẽ hạn chế khả năng mang thai của phụ nữ.
#Khi có dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, chúng ta hay xem nhẹ các bệnh về da, cho rằng chúng sẽ tự khỏi, điều đó chỉ đúng với một số trường hợp bệnh mới phát. Khi cơ thể báo động cho bạn biết những dấu hiệu của bệnh vẩy nến sau, hãy tìm đến bác sỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi nhận thấy những vẩy nến trên da có hiện tượng mưng mủ, bạn phải đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị,
Hiện nay, y học hiện đại lẫn cổ truyền vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh vẩy nến. Tất cả các phác đồ đều chỉ có thể ngăn bệnh không gây ra biến chứng, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, thu hẹp vùng da bị tổn thương bằng cách ức chế quá trình phân bào ở lớp thượng bì của da. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nhiều. Có thể kể đến các phương pháp điều trị thường được các bác sỹ áp dụng như sau:
Để điều trị dứt điềm bệnh vẩy nến là một quá trình dài, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp điều trị.
Như vây, chúng ta đã được bác sỹ chuyên khoa hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vẩy nến và một số vấn đề liên quan. Hy vọng, từ giờ bạn đã có thể phòng ngừa căn bệnh dễ tái phát – khó điều trị này. Và điều chúng tôi muốn lưu ý là, nếu phát hiện làn da của mình hoặc những người xung quanh có những biểu hiện trên, hãy đến ngay bệnh viện da liễu để được sớm chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn muốn biết: Tác dụng tuyệt vời của Omega 3 đối với điều trị vẩy nến
Dấu hiệu bệnh vẩy nến điển hình là những thương tổn trên da, ở móng và xương khớp mà người bệnh có thể cảm nhận bằng mắt thường hoặc qua cảm giác.
Nói về căn bệnh này, bác sỹ Nguyễn Thị Kim Xuyến (bệnh viện Da liễu Đà Nẵng) cho biết: “Vảy nến là một bệnh về da, với tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương đương nhau, tuy nhiên, bệnh chỉ thường diễn ra ở người trưởng thành, từ 16 đến 22 hoặc từ 50 đến 60 tuổi. Vùng da thường bị vẩy nến là những vùng hay xảy ra tình trạng ma sát như khuỷu tay, đầu gối. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng da khác không có nguy cơ bị vẩy nến. Thực tế đã cho thấy những trường hợp bị vẩy nến toàn thân, rất khó điều trị.
Bệnh vẩy nến cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc.
Cơ chế gây bệnh vẩy nến là do quá trình tự miễn dịch của cơ thể. Có nghĩa là, vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào miễn dịch Lympho nhầm lẫn da là cơ quan không thuộc vật chủ, vì vậy cần phải đào thải, gây nên những thương tổn cho da từ bên trong. Khi bị các tế bào bạch cầu tấn công, tế bào da sẽ nỗ lực để tái tạo lại, sự tái tạo quá nhanh này sẽ dẫn đến việc tích tụ thành từng đám vảy óng ánh trên bề mặt da.
Vì là một bệnh do cơ chế tự miễn nên vẩy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm. Nhưng tác hại của nó thì rất lớn. Có hững ca bị vẩy nến chuyển biến xấu, gây nên không chỉ những thương tổn về da mà còn về khớp. Điều quan trọng, người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng của vẩy nến để áp dụng biện pháp chữa trị, giúp hạn chế tối đa biến chứng”.
I. Các dấu hiệu bệnh vẩy nến sớm nhất
Theo thống kê, trên 75% bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu này ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Đây có thể xem là những dấu hiệu sớm nhất của bệnh vẩy nến:
- Da có hiện tượng nổi mảng, màu đỏ hồng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, thường là vùng khuỷu tay, đầu gối.
- Xuất hiện tình trạng da khô và trên da vảy màu bạc phủ lên.
- Da dày lên trông thấy.
- Các móng tay, chân dày lê, sờ vào thấy lỗ rỗ, không còn trơn láng như móng bình thường.
- Các cơn đau khớp nhẹ có thể sẽ diễn ra trên cơ thể người bệnh vẩy nến.
- Bệnh vẩy nến thể mảng bám.
- Bệnh vẩy nến thể tròn.
- Bệnh vẩy nến thể mụn mủ.
- Bệnh vẩy nến thể đốm.
- Bệnh vẩy nến bàn tay, bàn chân.
- Bệnh vẩy nến móng.
- Bệnh vẩy nến thể nghịch (còn gọi là vẩy nến da tiết bã).
- Bệnh vẩn nến toàn thân.
- Viêm khớp vẩy nến.
II. Nhận biết triệu chứng bệnh vẩy nến qua thương tổn
Mỗi thể của vẩy nến sẽ tạo ra những triệu chứng riêng, có thể gây tổn thương ở da, móng, khớp, cục bộ hoặc toàn thể, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ vào những tổn thương này, người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh như sau:
1. Dấu hiệu vẩy nến với tổn thương ở da
Tổn thương ở da là dấu hiệu lâm sàng dễ thấy nhất ở bệnh vẩy nến. Khi mắc bệnh, da sẽ có những biểu hiện như: khô, bong tróc, xuất hiện các lớp vẩy dày màu trắng, khi dùng tay khều ra sẽ thấy lớp da màu hồng như sáp nến. Vùng tổn thương ban đầu sẽ nhỏ, càng về sau thì càng lan rộng, có trường hợp lan ra toàn thân (bệnh vẩy nến toàn thân). Các lớp vẩy có giới hạn rõ ràng, nền cộm, gồ lên cao hơn bề mặt da. Dựa vào vùng da bị tổn thương mà các bác sỹ có thể chẩn đoán và điều trị vẩy nến bằng những phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh vẩy nến sẽ gây nên những tổn thương dễ thấy trên bề mặt da, nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
- Vẩy nến thể mảng: Trên da sẽ xuất hiện những mảng trắng, đóng thành lớp sừng, thường xuất hiện ở vùng da khuỷu tay, đầu gối v.v…Theo thống kê, gần 80% bệnh nhân bị vẩy nến sẽ bị ở thể mảng. Đi kèm với các mảng dễ bong tróc là tình trạng sưng tấy da, đau rát trên diễn rộng.
- Vẩy nến da đầu: Sẽ rất dễ nhầm lần với bệnh viêm da tiết bã, nhưng vẩy nến sẽ có nhưng đặc trưng tổn thương trên da như sau: vùng da đầu xuất hiện nhiều vẩy trắng, dễ bong tróc khiến bề mặt da luôn sần sùi. Bên cạnh đó là tình trạng tóc bị rụng nhiều, sợi bạc sẽ bạc nhiều hơn và nhanh hơn.
- Vẩy nến thể giọt: Đây là thể nhẹ của bệnh vẩy nến, cũng có nghĩa là chúng khó nhận biết hơn, bởi những tổn thương trên da chỉ là những chấm nhỏ như giọt nước. Các vẩy nến chỉ xuất hiện rải rác trên da và thường không gây ngứa.
- Vẩy nến thể mủ: Ngược lại với thể giọt, vẩy nến thể mủ là dạng trầm trọng nhất của bệnh. Các triệu chứng bệnh vẩy nến thể mủ điển hình là một số vùng da sẽ bị tổn thương nặng, dẫn đến việc mưng mủ dưới các đám vẩy, gây ngứa rát. Mủ có màu trắng xanh, dễ vỡ, khi vỡ sẽ làm da bị lở loét.
Bên cạnh những tổn thương được biểu hiện trên da, bệnh vẩy nến còn có những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường trên móng tay, móng chân. Có thể nói, đây là một triệu chứng được liệt vào loại đặc trưng nhất của bệnh. Trên móng có khi xuất hiện những chấm rổ màu trắng đục, đi kèm với đó là việc móng dễ mủn, gãy hơn. Trường hợp nặng, các biểu hiện vẩy nến ở móng làm tăng sừng hóa, gây bong móng, biến dạng móng. Đặc biệt những tổn thương này xuất hiện ở móng tay nhiều hơn chân.
3. Triệu chứng vẩy nến với tổn thương xương khớp
Vẩy nến là một căn bệnh hiếm hoi về da có biến chứng liên quan đến xương khớp. Điều đó có nghĩa là, khi bệnh thuộc các dạng nặng như vẩy nến mủ, vẩy nến thể mảng biến chứng…sẽ dẫn đến những tổn thương về xương khớp. Theo thống kê, có khoảng 53% người bị vẩy nến cảm thấy đau khớp. Cụ thể, khớp người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các chứng nghiêm trọng như viêm xương khớp, lệch khớp, thoái hóa khớp v.v…và biến dạng xương khớp, thậm chí tàn phế nếu không được cứu chữa. Nguyên nhân để một bệnh về da lại chuyển thành một bệnh về khớp, cho đến này vẫn chưa rõ ràng.
II. Bệnh vẩy nến có nguy hiểm không?
Theo bác sỹ Xuyến, chúng ta đừng nên xem thường bệnh vẩy nến, bởi vì đây là một chứng bệnh mãn tính khá phức tạp. Tuy được xếp vào danh sách các bệnh da liễu lành tính, nhưng vẩy nến vẫn sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nếu bệnh nhân không nhận được sự điều trị từ bác sỹ chuyên khoa kịp thời.
Và vì là một bệnh mãn tính, nên vẩy nến có thể sẽ tồn tại trên cơ thể người bệnh trong một thời gian dài, thậm chí là suốt phần đời còn lại. Có trường hợp bệnh bộc phát thành tưng đợt, càng về sau càng tiến triển nhanh hơn. Tùy theo cơ địa từng người mà bệnh sẽ có những triệu chứng và phát triển khác nhau, có người bị vài đốm, cũng có bệnh nhân bị vẩy nến toàn cơ thể. Bên cạnh đó, với những biến chứng về khớp và móng chân, tay và nghiêm trọng hơn, là những tổn thương đến gan, thận. Bệnh vẩy nến thể nặng cũng sẽ hạn chế khả năng mang thai của phụ nữ.
#Khi có dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường, chúng ta hay xem nhẹ các bệnh về da, cho rằng chúng sẽ tự khỏi, điều đó chỉ đúng với một số trường hợp bệnh mới phát. Khi cơ thể báo động cho bạn biết những dấu hiệu của bệnh vẩy nến sau, hãy tìm đến bác sỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi nhận thấy những vẩy nến trên da có hiện tượng mưng mủ, bạn phải đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị,
- Da đau rát, ngứa ngáy thường xuyên và có xu hướng ngày một nặng hơn.
- Mảng nến nằm ở những vùng da bắt sáng hoặc vùng da nếp gấp. Hai vùng da này, một sẽ gây mất thẩm mỹ, còn lại sẽ có nguy cơ lây lan và biến chứng cao.
- Khớp đau, những cơn đau âm ỉ. Kèm theo tình trạng sưng khớp.
- Sinh hoạt thường ngày gặp trở ngại.
- Đã thử các loại thuốc uống, thuốc bôi nhưng không khỏi.
- Các mảng vẩy nến lan rộng, bong tróc nhiều hơn, có tình trạng mưng mủ.
- Đã đến bệnh viện điều trị nhưng chưa có dấu hiệu giảm, hoặc bị tác dụng phụ của thuốc.
Hiện nay, y học hiện đại lẫn cổ truyền vẫn chưa tìm được thuốc đặc trị cho bệnh vẩy nến. Tất cả các phác đồ đều chỉ có thể ngăn bệnh không gây ra biến chứng, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, thu hẹp vùng da bị tổn thương bằng cách ức chế quá trình phân bào ở lớp thượng bì của da. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nhiều. Có thể kể đến các phương pháp điều trị thường được các bác sỹ áp dụng như sau:
- Điều trị tại chỗ: Phương pháp này dùng cho thể vẩy nhẹ hoặc trung bình, có thể kết hợp với các phương pháp khác. Tên những loại thuốc bôi phổ biến là: corticosteroid, retinoid, dẫn xuất vitamin D3, anthralin, acid salicylic…bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
- Điều trị toàn thân: Đối với trường hợp vẩu nến nặng, mưng mủ, lan khắp cơ thể thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng cyclosporine, retinoid ,methotrexate và sulfasalazine.
- Điều trị bằng thuốc sinh học: Nhóm thuốc mới có công dụng ức chế các tác nhân gây ra vẩy nến, đạt hiệu quả chữa trị cao. Tuy nhiên, thuốc rất đắt tiền.
- Điều trị bằng quang trị liệu: Đây là phương pháp dùng tia sáng như UVA, UVA, Laser để đốt các tế bào bị vẩy nến.
- Uống thuốc, bôi thuốc theo toa bác sỹ, không tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc.
- Tái khám đúng hẹn để các bác sỹ có thể theo sát tình trạng bệnh.
- Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách hợp lý để da hấp thụ được các tia có lợi. Lưu ý không để da trần dưới nắng trưa và ráng chiều.
- Bảo vệ vùng da bị tổn thương bằng vải mỏng, tránh va chạm vào đó.
- Có thể đắp khăn lạnh để làm sạch và giảm sưng.
- Tuyệt đối không gãi, dùng móng gỡ các lớp vẩy nến ra vì sẽ gây nhiễm trùng.
- Chú ý theo dõi tình trạng vùng da bị vẩy nến.
- Có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
Để điều trị dứt điềm bệnh vẩy nến là một quá trình dài, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp điều trị.
Như vây, chúng ta đã được bác sỹ chuyên khoa hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vẩy nến và một số vấn đề liên quan. Hy vọng, từ giờ bạn đã có thể phòng ngừa căn bệnh dễ tái phát – khó điều trị này. Và điều chúng tôi muốn lưu ý là, nếu phát hiện làn da của mình hoặc những người xung quanh có những biểu hiện trên, hãy đến ngay bệnh viện da liễu để được sớm chẩn đoán và điều trị.
Ghi chép và biên soạn: Thư Nguyễn.
Có thể bạn muốn biết: Tác dụng tuyệt vời của Omega 3 đối với điều trị vẩy nến
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,568
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,117
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,529