Da liễu –
Người bệnh cần phải hiểu rõ khi bị nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì để không khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng, đồng thời còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh sớm khỏi.
Đa số các loại thực phẩm đều chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng riêng đối với bệnh mề đay thì sẽ có 1 số thực phẩm khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những thực phẩm mình nên và không nên ăn.
Dù là căn bệnh ngoài da phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì
Người bị nổi mề đay nên ăn gì?
Những loại thực phẩm này không gây ảnh hưởng đến bệnh mà các nghiên cứu khoa học còn chứng minh là nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng, giảm ngứa nổi mẩn hiệu quả.
1. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ mà cụ thể là thạc sĩ bác sĩ đến từ Đại Học Y Harvard đã chứng minh rằng vitamin D có khả năng làm giảm các triệu chứng của người bị bệnh mề đay. Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành cho 38 người bị bệnh mề đay uống 4000 IU Vitamin D3 trong vòng 12 tuần và nhận thấy rằng các triệu chứng mẩn ngứa đã cải thiện rõ rệt so với khi dungg 600 IU mỗi ngày.
Hơn nữa, thạc sĩ bác sĩ Jill Poole còn rút ra kết luận rằng phương pháp sử dụng vitamin B để cải thiện triệu chứng không chỉ tốt mà còn rất an toàn, bởi đa số những loại thuốc điều trị dị ứng và histamine hiện nay đều mang đến tác dụng phụ không mong muốn.
Có nhiều thực phẩm giàu vitamin D nhưng không phải loại cũng phù hợp cho người bị mề đay, như trứng, sữa, gan động vật, nấm hương,…cần được loại bỏ nếu như bạn không muốn tình trạng mẩn ngứa thêm nặng. Thay vì những thực phẩm trên bạn có thể bổ sung nước cam ép, yến mạch, ngũ cốc,…
2. Thức ăn nhiều vitamin C
Theo các nhà khoa học thì vitamin C có thể ngăn cản sự giải phóng Histamine gây ra phản ứng phát ban, ngứa ngáy của bệnh mề đay. Bởi theo một số nghiên cứu thì 1000mg Vitamin C làm giảm lượng histamine gây ngứa trong máu khoảng 20%, còn 2000mg làm giảm hơn 30%.
Do đó, mỗi ngày bạn có thể bổ sung lượng vitamin C thông qua những loại trái cây tươi và rau quả như:
Qua một số nghiên cứu có thể xác nhận rằng chất quercetin bioflavonoid kiểm soát phát ban, ngăn chặn các tế bào miễn dịch giải phóng histamine gây phản ứng dị ứng. Nhờ đó có thể cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ở người bị mề đay. Một số thực phẩm chứa nhiều quercetin bioflavonoid mà bạn nên bổ sung hàng ngày là mâm xôi, anh đào, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, nam việt quất, rượu vang đỏ, hành đỏ,…
Những thực phẩm này có thể giúp quá trình điều trị mề đay được nhanh chóng hơn
4. Nhóm thực phẩm giàu omega-3
Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy bổ sung nhiều thực phẩm chứa omega-3 có thể giúp chống viêm, giảm dị ứng ngứa ngáy ở người bị bệnh mề đay. Mặc dù cá là một trong những thực phẩm nên hạn chế khi bị mề đay nhưng những omega-3 chuỗi dài này không chỉ làm tăng miễn dịch mà còn sản xuất các chất chống viêm. Cụ thể, omega-3 chuỗi dài sẽ làm giảm ảnh hưởng của MHC lớp II, nguyên tử gắn kết ICAM-1 tới việc kích hoạt tế bào T, giảm sản xuất cytokine gây viêm.
Thực phẩm giàu omega-3 mà bạn nên bổ sung đó là hạt lanh, dầu oliu, bởi omege-3 trong dầu bơ, cá thì có thể gây kích ứng cho da nên bạn cần lưu ý khi chọn lựa.
5. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E và Magne
Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm IgE, liên quan đến các phản ứng dị ứng, ngứa ngáy. Nên người bị nổi mề đay hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung Vitamin E để cải thiện những triệu chứng. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như rau bina, hạnh nhân, khoai lang, hạt hướng dương, dầu cọ,…
Tương tự, một số nghiên cứu cũng cho thấy Magne hoàn toàn có thể kháng histamine – nguyên nhân gây ra những dị ứng ở người bị nổi mề đay. Magne cũng có nhiều trong hạnh nhân, hạt điều.
GỢI Ý MỘT SỐ MÓN ĂN PHÙ HỢP CHO NGƯỜI BỊ NỔI MỀ ĐAY
Nếu như việc bổ sung riêng lẽ từng loại thực phẩm gây khó khăn thì bạn có thể kết hợp chúng lại thông qua một số món ăn như sau:
# Cháo hạt sen và chi tử
Bên cạnh những món ăn có chứa công dụng cải thiện tình trạng mề đay thì có những thực phẩm nhất định phải kiêng nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.
1. Thực phẩm giàu protein
Protein rất tốt cho sức khỏe nhưng protein dự trữ trong lạc và protein trong thịt bò, sữa bò lại không hề tốt cho người bệnh mề đay. Cụ thể, trong lạc có chứa hai loại protein khiến tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ nặng nề thêm là vicilin và albumin. Chỉ cần 1mg lạc là đã có thể gây dị ứng, trong khi 1 hạt lạc lại có khối lượng trung bình là 500 – 1000mg và so với lạc luộc, rang thì lạc nướng sẽ gây dị ứng nhiều hơn.
Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng trong thịt bò và sữa bò có hai loại protein gây ngứa, khó chịu không kém lạc là casein và protein huyết thanh. Do đó, trong thời gian bị mề đay, bạn nên hạn chế lạc, thịt bò, sữa,…và những thực chứa nhiều protein khác.
Bị nổi mề đay kiêng ăn gì? Hãy loại bỏ hải sản, thực phẩm giàu protein và thực phẩm cay nóng, kích thích khỏi chế độ ăn của bạn
2. Thực phẩm kích thích, cay nóng
Một trong những nhóm thực phẩm mà người bị mề đay nên tránh tiếp theo là hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ,… Mặc dù chúng chứa rất nhiều vitamin D, E, khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng đồng thời thành phần parvalbumin sẽ khiến cơn khó chịu, mẩn ngứa thêm trầm trọng hơn. Không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà hải sản còn có thể gây sốc phản vệ trong cơ thể.
Vitamin B rất quan trọng đối với cơ thể nhưng khi chúng chứa trong các thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, nước có gas sẽ gây kích thích hệ thần kinh. Hậu quả là khiến tình trạng ngứa, mổ mẩn ở người bệnh mề đay càng nặng hơn.
Cuối cùng thì một số thực phẩm cay nóng như tiêu hay ớt, chế độ ăn nhiều đường và muối cũng nên được hạn chế khi bị nổi mề đay. Bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Mong rằng cùng với những thông tin trên đây, bạn có thể biết được người bị nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hãy xây dựng chế độ thực đơn khoa học để kết hợp cải thiện tình trạng bệnh. Chúc bạn mau khỏe.
Tìm hiểu thêm:
Người bệnh cần phải hiểu rõ khi bị nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì để không khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng, đồng thời còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh sớm khỏi.
Đa số các loại thực phẩm đều chứa những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng riêng đối với bệnh mề đay thì sẽ có 1 số thực phẩm khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những thực phẩm mình nên và không nên ăn.
Dù là căn bệnh ngoài da phổ biến nhưng không phải ai cũng biết nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì
Người bị nổi mề đay nên ăn gì?
Những loại thực phẩm này không gây ảnh hưởng đến bệnh mà các nghiên cứu khoa học còn chứng minh là nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng, giảm ngứa nổi mẩn hiệu quả.
1. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ mà cụ thể là thạc sĩ bác sĩ đến từ Đại Học Y Harvard đã chứng minh rằng vitamin D có khả năng làm giảm các triệu chứng của người bị bệnh mề đay. Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành cho 38 người bị bệnh mề đay uống 4000 IU Vitamin D3 trong vòng 12 tuần và nhận thấy rằng các triệu chứng mẩn ngứa đã cải thiện rõ rệt so với khi dungg 600 IU mỗi ngày.
Hơn nữa, thạc sĩ bác sĩ Jill Poole còn rút ra kết luận rằng phương pháp sử dụng vitamin B để cải thiện triệu chứng không chỉ tốt mà còn rất an toàn, bởi đa số những loại thuốc điều trị dị ứng và histamine hiện nay đều mang đến tác dụng phụ không mong muốn.
Có nhiều thực phẩm giàu vitamin D nhưng không phải loại cũng phù hợp cho người bị mề đay, như trứng, sữa, gan động vật, nấm hương,…cần được loại bỏ nếu như bạn không muốn tình trạng mẩn ngứa thêm nặng. Thay vì những thực phẩm trên bạn có thể bổ sung nước cam ép, yến mạch, ngũ cốc,…
2. Thức ăn nhiều vitamin C
Theo các nhà khoa học thì vitamin C có thể ngăn cản sự giải phóng Histamine gây ra phản ứng phát ban, ngứa ngáy của bệnh mề đay. Bởi theo một số nghiên cứu thì 1000mg Vitamin C làm giảm lượng histamine gây ngứa trong máu khoảng 20%, còn 2000mg làm giảm hơn 30%.
Do đó, mỗi ngày bạn có thể bổ sung lượng vitamin C thông qua những loại trái cây tươi và rau quả như:
- 100g bông cải xanh chứa 110mg
- 100g dâu tây chứa 60mg
- 1 quả ổi chứa 125,57 mg
- 100g cải Brussels cung cấp 113% vitamin C
- 1 quả kiwi chứa 85mg vitamin C
- 1 cốc cà chua chứa 112mg vitamin C
- 1 quả đu đủ chứa 187,87mg vitamin C
- ½ quả bưởi chứa 38 – 47mg vitamin C
Qua một số nghiên cứu có thể xác nhận rằng chất quercetin bioflavonoid kiểm soát phát ban, ngăn chặn các tế bào miễn dịch giải phóng histamine gây phản ứng dị ứng. Nhờ đó có thể cải thiện được tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ở người bị mề đay. Một số thực phẩm chứa nhiều quercetin bioflavonoid mà bạn nên bổ sung hàng ngày là mâm xôi, anh đào, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, nam việt quất, rượu vang đỏ, hành đỏ,…
Những thực phẩm này có thể giúp quá trình điều trị mề đay được nhanh chóng hơn
4. Nhóm thực phẩm giàu omega-3
Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy bổ sung nhiều thực phẩm chứa omega-3 có thể giúp chống viêm, giảm dị ứng ngứa ngáy ở người bị bệnh mề đay. Mặc dù cá là một trong những thực phẩm nên hạn chế khi bị mề đay nhưng những omega-3 chuỗi dài này không chỉ làm tăng miễn dịch mà còn sản xuất các chất chống viêm. Cụ thể, omega-3 chuỗi dài sẽ làm giảm ảnh hưởng của MHC lớp II, nguyên tử gắn kết ICAM-1 tới việc kích hoạt tế bào T, giảm sản xuất cytokine gây viêm.
Thực phẩm giàu omega-3 mà bạn nên bổ sung đó là hạt lanh, dầu oliu, bởi omege-3 trong dầu bơ, cá thì có thể gây kích ứng cho da nên bạn cần lưu ý khi chọn lựa.
5. Thực phẩm chứa nhiều vitamin E và Magne
Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm IgE, liên quan đến các phản ứng dị ứng, ngứa ngáy. Nên người bị nổi mề đay hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung Vitamin E để cải thiện những triệu chứng. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như rau bina, hạnh nhân, khoai lang, hạt hướng dương, dầu cọ,…
Tương tự, một số nghiên cứu cũng cho thấy Magne hoàn toàn có thể kháng histamine – nguyên nhân gây ra những dị ứng ở người bị nổi mề đay. Magne cũng có nhiều trong hạnh nhân, hạt điều.
GỢI Ý MỘT SỐ MÓN ĂN PHÙ HỢP CHO NGƯỜI BỊ NỔI MỀ ĐAY
Nếu như việc bổ sung riêng lẽ từng loại thực phẩm gây khó khăn thì bạn có thể kết hợp chúng lại thông qua một số món ăn như sau:
# Cháo hạt sen và chi tử
- Nguyên liệu: 16gram chi tử, 20gram hạt sen, 70gram gạo tẻ và gia vị
- Cách thực hiện: Đầu tiên, ngâm hạt sen trong nước ấm khoảng 3 giờ, còn chi tử thì bạn sắc kỹ rồi chắt lấy nước thuốc. Tiếp theo, cho gạo, hạt sen vào cùng nước thuốc chi tử, nấu thành cháo. Nhớ thêm gia vị cho nồi cháo vừa ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần để hạt sen và chi tử phát huy công dụng tăng sức đề kháng, miễn dịch, chống viêm, thanh nhiệt,..
- Nguyên liệu: 30gram đậu xanh, 70gram rau má, 40gram gạo tẻ và gia vị.
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch rau má, bạn cắt thành khúc, đồng vời vo sạch gạo và xay lấy cả vỏ đậu xanh. Nấu đậu xanh và gạo thành cháo chín, sau cùng mới cho thêm rau má vào nấu một lát rồi tắt bếp. Mỗi ngày dùng cháo này 2 lần rất có lợi cho người bị mề đay bởi rau má, đậu xanh có thể kháng viêm, thanh nhiệt và tiêu độc.
Bên cạnh những món ăn có chứa công dụng cải thiện tình trạng mề đay thì có những thực phẩm nhất định phải kiêng nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.
1. Thực phẩm giàu protein
Protein rất tốt cho sức khỏe nhưng protein dự trữ trong lạc và protein trong thịt bò, sữa bò lại không hề tốt cho người bệnh mề đay. Cụ thể, trong lạc có chứa hai loại protein khiến tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ nặng nề thêm là vicilin và albumin. Chỉ cần 1mg lạc là đã có thể gây dị ứng, trong khi 1 hạt lạc lại có khối lượng trung bình là 500 – 1000mg và so với lạc luộc, rang thì lạc nướng sẽ gây dị ứng nhiều hơn.
Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng trong thịt bò và sữa bò có hai loại protein gây ngứa, khó chịu không kém lạc là casein và protein huyết thanh. Do đó, trong thời gian bị mề đay, bạn nên hạn chế lạc, thịt bò, sữa,…và những thực chứa nhiều protein khác.
Bị nổi mề đay kiêng ăn gì? Hãy loại bỏ hải sản, thực phẩm giàu protein và thực phẩm cay nóng, kích thích khỏi chế độ ăn của bạn
2. Thực phẩm kích thích, cay nóng
Một trong những nhóm thực phẩm mà người bị mề đay nên tránh tiếp theo là hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ,… Mặc dù chúng chứa rất nhiều vitamin D, E, khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng đồng thời thành phần parvalbumin sẽ khiến cơn khó chịu, mẩn ngứa thêm trầm trọng hơn. Không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà hải sản còn có thể gây sốc phản vệ trong cơ thể.
Vitamin B rất quan trọng đối với cơ thể nhưng khi chúng chứa trong các thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, nước có gas sẽ gây kích thích hệ thần kinh. Hậu quả là khiến tình trạng ngứa, mổ mẩn ở người bệnh mề đay càng nặng hơn.
Cuối cùng thì một số thực phẩm cay nóng như tiêu hay ớt, chế độ ăn nhiều đường và muối cũng nên được hạn chế khi bị nổi mề đay. Bởi chúng có thể làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Mong rằng cùng với những thông tin trên đây, bạn có thể biết được người bị nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hãy xây dựng chế độ thực đơn khoa học để kết hợp cải thiện tình trạng bệnh. Chúc bạn mau khỏe.
Tìm hiểu thêm:
- 5 mẹo giúp làm giảm ngứa khi bị nổi mề đay
- Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả lương y Đỗ Minh Tuấn
- 7 cách chữa nổi mề đay ở trẻ em hay và an toàn nhất
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,568
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,117
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,529