Da liễu –
Các dấu hiệu á sừng thường biểu hiện trên da rất rõ ràng, nhất là vào màu lạnh hoặc mùa hè. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được căn bệnh này cũng như thấy rõ được tầm ảnh hưởng của chúng thông qua các hình ảnh mà bài viết cung cấp dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh á sừng là gì?
Các triệu chứng của bệnh á sừng
Cần làm gì khi bị bệnh á sừng?
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa dị ứng thường gặp với biểu hiện đặc trưng là tình trạng khô ráp, bong tróc và nứt nẻ da khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhiều nhất là ở các đầu ngón chân, gót chân hay các đầu ngón tay.
Việc sớm nhận biết được các dấu hiệu bệnh á sừng sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng
Nguyên nhân gây bệnh á sừng có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền và chế độ ăn uống. Ngoài ra, thợ làm tóc, công nhân nhà máy xi măng, các bà nội trợ là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao nhất do phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc uốn nhuộm, xà bông.
Theo bác sĩ Lý Hữu Đức ( bệnh viện Da Liễu TPHCM): “Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh á sừng rất khó trị và thường tái phát nếu không loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Để bệnh không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người dân nên tiến hành điều trị ngay khi mới mắc phải.”
Các triệu chứng của bệnh á sừng
Thực tế không khó để nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên do mới mắc bệnh á sừng lần đầu mà nhiều người khi có biểu hiện nghi ngờ cũng không dám khẳng định chắc chắn có phải mình đang mắc căn bệnh này hay không. Nhiều người thì lại chẩn đoán sai thành bệnh vẩy nến do hai căn bệnh này có biểu hiện khá tương đồng.
Bạn Ái Nhi, 23 tuổi, ngụ Bình Phước có thắc mắc:
“Em hiện đang làm biên tập nội dung cho một công ty truyền thông nên hầu như cả ngày đều làm bạn với cái bàn phím máy tính. Gần đây em thấy đầu ngón tay trỏ có biểu hiện khô, rất ngứa. Mỗi lần giặt đồ xong càng ngứa nhiều hơn. Vốn dĩ ban đầu em cứ nghĩ là do đánh máy tính nhiều nên bị chai tay. Thế nhưng mấy hôm rồi chỗ đầu ngón tay bị bệnh có một đường nứt nhỏ nhưng rất đau và có rỉ máu. Nghi ngờ mình bị bệnh gì nên em mới lên diễn đàn tham khảo ý kiến mọi người, đa số mọi người đều nói em bị á sừng, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng em bị vẩy nến. Không biết thật sự em bị bệnh gì đây ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em!
Nhân có thắc mắc của bạn Ái Nhi, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến các triệu chứng của bệnh á sừng cùng hình ảnh nhận biết đính kèm. Xin mời Ái Nhi cũng như quý độc giả đang rơi vào hoàn cảnh tương tự theo dõi để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và lên kế hoạch điều trị sớm.
1. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường gặp
Khi bị bệnh á sừng, đa số bệnh nhân đều gặp phải các biểu hiện sau:
# Khô da:
Đây là biểu hiện bệnh á sừng thường xuất hiện đầu tiên. Vùng da bị bệnh có biểu hiện khô quá mức. Sờ vào có cảm giác thô ráp, hơi cứng chứ không được mịn màng như vùng da xung quanh. Vào mùa đông, tình trạng khô da càng trở nên trầm trọng hơn.
Hình ảnh bệnh á sừng ở tay có biểu hiện khô da
# Da ngứa ngáy khó chịu:
Hiện tượng khô da thường đi kèm với biểu hiện ngứa. Bạn có thể chỉ bị ngứa nhẹ nhưng nếu bị nặng thì cơn ngứa trở nên dữ dội. Nó có thể xuất hiện bất thình lình bất cứ lúc nào, dù là ngày hay đêm. Nếu xảy ra vào ban đêm, cơn ngứa sẽ khiến bạn bị mất ngủ, tình trạng này kéo dài dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe.
Tình trạng ngứa da trong bệnh á sừng thường có khuynh hướng tăng nặng hơn sau khi da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hay sau khi bạn giặt đồ, rửa chén mà không mang gang tay. Tuy nhiên không phải lúc nào ngứa da cũng là bệnh á sừng bởi rất nhiều căn bệnh da liễu cũng có biểu hiện tương tự. Bạn cần căn cứ vào các dấu hiệu khác để chẩn đoán của mình được chắc chắn hơn.
# Bong tróc da, tạo vảy:
Khi bị bệnh á sừng, lớp sừng ở vùng da bị bệnh còn đang trong giai đoạn chuyển hóa dở dang nên còn khá non yếu. Sau một thời gian chúng dễ dàng bị bong tróc ra ngoài tạo thành những mảnh vảy trắng xù xì gây mất thẩm mỹ trên da. Khi dùng tay cậy lớp vẩy này đi thì sẽ xuất hiện lớp da hồng tổn thương.
Bệnh á sừng gây bong tróc da
Chính bởi đặc điểm này khiến chúng ta hay bị nhầm lẫn với bệnh vẩy nến. Việc này kéo theo những sai lầm trong điều trị khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
# Bề mặt da bị nứt nẻ, chảy máu:
Đây cũng là một dấu hiệu của bệnh á sừng khá đặc trưng, nó cho thấy bệnh á sừng đã bước vào giai đoạn nặng. Trên bề mặt da bị bênh sẽ xuất hiện nhiều vết nứt, nếu ăn sâu vào da thì sẽ gây rớm máu. Càng cào gãi nhiều da sẽ càng bị nứt nẻ, tổn thương nhiều hơn. Nó không chỉ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu mà còn gây nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao
2. Nhận biết biểu hiện bệnh á sừng theo mùa
Điều kiện thời tiết được cho là có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của bệnh á sừng. Đặc biệt căn bệnh này thường có khuynh hướng trầm trọng hơn vào mùa nóng và mùa lạnh. Nếu phát bệnh vào những mùa này bạn có thể quan sát xem cơ thể có các dấu hiệu á sừng dưới đây hay không nhằm sớm phát hiện ra bệnh:
# Dấu hiệu á sừng vào mùa lạnh:
Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, bình thường da sẽ tiết ra các hoạt chất hữu cơ cùng với mồ hôi để giúp cho da luôn mềm mại, có độ đàn hồi tốt và có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, bụi bẩn). Tuy nhiên vào mùa lạnh, khi độ ẩm trong không khí sẽ rất thấp, da bị mất nước, thành phần các axit bảo vệ da cũng giảm nên khiến da bị khô và co rúm lại.
Hình ảnh da bị nứt nẻ do bệnh á sừng
Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng tái phát và hoành hành. Vùng da bị bệnh càng trở nên khô và nứt nẻ nặng hơn. Nhiều trường hợp da bị nứt toác ra khiến bệnh nhân bị chảy máu và phải chịu nhiều đau đớn. Từ đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với xà bông tắm, xà phòng giặt đồ, nước tẩy hay hóa chất thì da sẽ dễ dàng bị tróc vảy.
# Dấu hiệu bệnh á sừng vào mùa hè:
So với mùa đông thì thời tiết mùa hè có vẻ tương đối dễ chịu với người bị á sừng nên các triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn. Vùng da bệnh có một số đặc điểm như:
Hình ảnh bệnh á sừng gây nổi mụn nước trên da
3. Triệu chứng bệnh á sừng da đầu
Ngoài khu vực bàn tay, bàn chân thì bệnh á sừng còn có thể tấn công da đầu. Chúng ta có thể nhận biết bệnh á sừng da đầu thông qua 4 biểu hiện sau:
Da đầu khô, đóng vảy, ngứa ngáy là những triệu chứng bệnh á sừng da đầu
Lớp da đầu mới này rất mỏng, dễ bị kích ứng, tổn thương và trầy xước khi chỉ bị va quẹt nhẹ hoặc có một tác động nhỏ vào da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, da đầu rất dễ bị viêm nhiễm.
4. Triệu chứng bệnh á sừng ở tay và chân
– Trường hợp bị bệnh á sừng ở chân:
Hình ảnh bệnh á sừng ở các ngón tay
Nếu bạn đang bị á sừng ở tay thì nên tham khảo thêm: Bệnh á sừng ở tay có thể chữa khỏi dứt điểm nếu tuân thủ điều này
Cách phân biệt á sừng và vẩy nến
Theo bác sĩ Lý Hữu Đức, mặc dù bệnh vẩy nến và bệnh á sừng có một số điểm tương đồng nhưng chúng cũng có nhiều nét khác biệt về nguyên nhân gây bệnh, vị trí bị bệnh cũng như trong triệu chứng của từng bệnh.
– Về nguyên nhân gây bệnh:
Phân biệt bệnh á sừng và bệnh vẩy nến
– Về triệu chứng:
Đa phần các trường hợp bị bệnh á sừng nhẹ đều có thể tự khắc phục và cải thiện tình trạng bệnh tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học và có phương án dự phòng bệnh thích hợp. Tuy nhiên cũng có những người phải dùng đến thuốc mới có thể khống chế được bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì nếu mắc bệnh á sừng? Bị bệnh á sừng khi nào cằn đi gặp bác sĩ?
# Gặp bác sĩ khi có các triệu chứng:
Người bị á sừng không nên rửa tay chân quá thường xuyên
Đừng để đến khi các triệu chứng bệnh trở nặng mới tìm cách chạy chữa. Bạn nên tự bảo vệ mình bằng cách tích cực thực hiện các biện pháp nói trên, đồng thời đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh á sừng để được tư vấn cách điều trị bệnh khoa học, hiệu quả.
Bạn cần biết: Cách trị á sừng hiệu quả nhất ↵ Bác sĩ da liễu chia sẻ
Các dấu hiệu á sừng thường biểu hiện trên da rất rõ ràng, nhất là vào màu lạnh hoặc mùa hè. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được căn bệnh này cũng như thấy rõ được tầm ảnh hưởng của chúng thông qua các hình ảnh mà bài viết cung cấp dưới đây.
Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh á sừng là gì?
Các triệu chứng của bệnh á sừng
- Dấu hiệu của bệnh á sừng thường gặp
- Nhận biết biểu hiện bệnh á sừng theo mùa
- Triệu chứng bệnh á sừng da đầu
- Triệu chứng bệnh á sừng ở tay và chân
Cần làm gì khi bị bệnh á sừng?
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng là một dạng viêm da cơ địa dị ứng thường gặp với biểu hiện đặc trưng là tình trạng khô ráp, bong tróc và nứt nẻ da khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, nhiều nhất là ở các đầu ngón chân, gót chân hay các đầu ngón tay.
Việc sớm nhận biết được các dấu hiệu bệnh á sừng sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng
Nguyên nhân gây bệnh á sừng có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền và chế độ ăn uống. Ngoài ra, thợ làm tóc, công nhân nhà máy xi măng, các bà nội trợ là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao nhất do phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thuốc uốn nhuộm, xà bông.
Theo bác sĩ Lý Hữu Đức ( bệnh viện Da Liễu TPHCM): “Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh á sừng rất khó trị và thường tái phát nếu không loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Để bệnh không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người dân nên tiến hành điều trị ngay khi mới mắc phải.”
Các triệu chứng của bệnh á sừng
Thực tế không khó để nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên do mới mắc bệnh á sừng lần đầu mà nhiều người khi có biểu hiện nghi ngờ cũng không dám khẳng định chắc chắn có phải mình đang mắc căn bệnh này hay không. Nhiều người thì lại chẩn đoán sai thành bệnh vẩy nến do hai căn bệnh này có biểu hiện khá tương đồng.
Bạn Ái Nhi, 23 tuổi, ngụ Bình Phước có thắc mắc:
“Em hiện đang làm biên tập nội dung cho một công ty truyền thông nên hầu như cả ngày đều làm bạn với cái bàn phím máy tính. Gần đây em thấy đầu ngón tay trỏ có biểu hiện khô, rất ngứa. Mỗi lần giặt đồ xong càng ngứa nhiều hơn. Vốn dĩ ban đầu em cứ nghĩ là do đánh máy tính nhiều nên bị chai tay. Thế nhưng mấy hôm rồi chỗ đầu ngón tay bị bệnh có một đường nứt nhỏ nhưng rất đau và có rỉ máu. Nghi ngờ mình bị bệnh gì nên em mới lên diễn đàn tham khảo ý kiến mọi người, đa số mọi người đều nói em bị á sừng, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng em bị vẩy nến. Không biết thật sự em bị bệnh gì đây ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em!
Nhân có thắc mắc của bạn Ái Nhi, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến các triệu chứng của bệnh á sừng cùng hình ảnh nhận biết đính kèm. Xin mời Ái Nhi cũng như quý độc giả đang rơi vào hoàn cảnh tương tự theo dõi để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và lên kế hoạch điều trị sớm.
1. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường gặp
Khi bị bệnh á sừng, đa số bệnh nhân đều gặp phải các biểu hiện sau:
# Khô da:
Đây là biểu hiện bệnh á sừng thường xuất hiện đầu tiên. Vùng da bị bệnh có biểu hiện khô quá mức. Sờ vào có cảm giác thô ráp, hơi cứng chứ không được mịn màng như vùng da xung quanh. Vào mùa đông, tình trạng khô da càng trở nên trầm trọng hơn.
Hình ảnh bệnh á sừng ở tay có biểu hiện khô da
# Da ngứa ngáy khó chịu:
Hiện tượng khô da thường đi kèm với biểu hiện ngứa. Bạn có thể chỉ bị ngứa nhẹ nhưng nếu bị nặng thì cơn ngứa trở nên dữ dội. Nó có thể xuất hiện bất thình lình bất cứ lúc nào, dù là ngày hay đêm. Nếu xảy ra vào ban đêm, cơn ngứa sẽ khiến bạn bị mất ngủ, tình trạng này kéo dài dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe.
Tình trạng ngứa da trong bệnh á sừng thường có khuynh hướng tăng nặng hơn sau khi da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất hay sau khi bạn giặt đồ, rửa chén mà không mang gang tay. Tuy nhiên không phải lúc nào ngứa da cũng là bệnh á sừng bởi rất nhiều căn bệnh da liễu cũng có biểu hiện tương tự. Bạn cần căn cứ vào các dấu hiệu khác để chẩn đoán của mình được chắc chắn hơn.
# Bong tróc da, tạo vảy:
Khi bị bệnh á sừng, lớp sừng ở vùng da bị bệnh còn đang trong giai đoạn chuyển hóa dở dang nên còn khá non yếu. Sau một thời gian chúng dễ dàng bị bong tróc ra ngoài tạo thành những mảnh vảy trắng xù xì gây mất thẩm mỹ trên da. Khi dùng tay cậy lớp vẩy này đi thì sẽ xuất hiện lớp da hồng tổn thương.
Bệnh á sừng gây bong tróc da
Chính bởi đặc điểm này khiến chúng ta hay bị nhầm lẫn với bệnh vẩy nến. Việc này kéo theo những sai lầm trong điều trị khiến cho bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.
# Bề mặt da bị nứt nẻ, chảy máu:
Đây cũng là một dấu hiệu của bệnh á sừng khá đặc trưng, nó cho thấy bệnh á sừng đã bước vào giai đoạn nặng. Trên bề mặt da bị bênh sẽ xuất hiện nhiều vết nứt, nếu ăn sâu vào da thì sẽ gây rớm máu. Càng cào gãi nhiều da sẽ càng bị nứt nẻ, tổn thương nhiều hơn. Nó không chỉ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu mà còn gây nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao
2. Nhận biết biểu hiện bệnh á sừng theo mùa
Điều kiện thời tiết được cho là có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển của bệnh á sừng. Đặc biệt căn bệnh này thường có khuynh hướng trầm trọng hơn vào mùa nóng và mùa lạnh. Nếu phát bệnh vào những mùa này bạn có thể quan sát xem cơ thể có các dấu hiệu á sừng dưới đây hay không nhằm sớm phát hiện ra bệnh:
# Dấu hiệu á sừng vào mùa lạnh:
Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, bình thường da sẽ tiết ra các hoạt chất hữu cơ cùng với mồ hôi để giúp cho da luôn mềm mại, có độ đàn hồi tốt và có khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, bụi bẩn). Tuy nhiên vào mùa lạnh, khi độ ẩm trong không khí sẽ rất thấp, da bị mất nước, thành phần các axit bảo vệ da cũng giảm nên khiến da bị khô và co rúm lại.
Hình ảnh da bị nứt nẻ do bệnh á sừng
Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng tái phát và hoành hành. Vùng da bị bệnh càng trở nên khô và nứt nẻ nặng hơn. Nhiều trường hợp da bị nứt toác ra khiến bệnh nhân bị chảy máu và phải chịu nhiều đau đớn. Từ đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với xà bông tắm, xà phòng giặt đồ, nước tẩy hay hóa chất thì da sẽ dễ dàng bị tróc vảy.
# Dấu hiệu bệnh á sừng vào mùa hè:
So với mùa đông thì thời tiết mùa hè có vẻ tương đối dễ chịu với người bị á sừng nên các triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn. Vùng da bệnh có một số đặc điểm như:
- Da bị ngứa nhưng ít
- Trên da có thể nổi mụn nước gần giống như người mắc bệnh tổ đỉa.
- Da khô, căng bóng và nhăn nheo. Biểu hiện bệnh á sừng này có thể được nhìn thấy rõ nét ở
- Nếu không được vệ sinh và điều trị tốt, vùng da bệnh có thể bị vi khuẩn, vi trùng tấn công gây viêm nhiễm. Lúc này da trở nên sưng tấy và gây đau rát khó chịu.
Hình ảnh bệnh á sừng gây nổi mụn nước trên da
3. Triệu chứng bệnh á sừng da đầu
Ngoài khu vực bàn tay, bàn chân thì bệnh á sừng còn có thể tấn công da đầu. Chúng ta có thể nhận biết bệnh á sừng da đầu thông qua 4 biểu hiện sau:
- Da đầu khô và xuất hiện lớp vảy trắng:
- Lớp vảy trắng kết dính lại thành mảng:
Da đầu khô, đóng vảy, ngứa ngáy là những triệu chứng bệnh á sừng da đầu
Lớp da đầu mới này rất mỏng, dễ bị kích ứng, tổn thương và trầy xước khi chỉ bị va quẹt nhẹ hoặc có một tác động nhỏ vào da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, da đầu rất dễ bị viêm nhiễm.
- Da đầu ngứa ngáy dữ dội:
- Tổn thương lan dần xuống mặt và phần thân dưới:
4. Triệu chứng bệnh á sừng ở tay và chân
– Trường hợp bị bệnh á sừng ở chân:
- Vị trí thường bị bệnh: Lòng bàn chân, gót chân và các ngón chân là những nơi bị bệnh á sừng nhiều nhất.
- Đặc điểm: Khu vực da bị bệnh có màu đỏ, khô, tróc vảy và có thể bị nứt nẻ. Tổn thương có thể hình thành các vết nứt sâu gây đau đớn và khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
- Vị trí bị bệnh: Thường là lòng bàn tay và các đầu ngón tay
- Đối tượng dễ mắc bệnh á sừng ở tay nhất: Thợ làm đầu, thợ phu hồ, chị em nội trợ, những người phục vụ rửa chén trong các quán ăn.
- Đặc điểm: Da tay khô, căng và bong vảy nham nhở và rất ngứa. Bề mặt da cũng xuất hiện nhiều đường nứt nẻ không có ranh giới rõ ràng. Nhiều trường hợp còn nổi nhiều mụn nước giống như trong bệnh tổ đỉa.
Hình ảnh bệnh á sừng ở các ngón tay
Nếu bạn đang bị á sừng ở tay thì nên tham khảo thêm: Bệnh á sừng ở tay có thể chữa khỏi dứt điểm nếu tuân thủ điều này
Cách phân biệt á sừng và vẩy nến
Theo bác sĩ Lý Hữu Đức, mặc dù bệnh vẩy nến và bệnh á sừng có một số điểm tương đồng nhưng chúng cũng có nhiều nét khác biệt về nguyên nhân gây bệnh, vị trí bị bệnh cũng như trong triệu chứng của từng bệnh.
– Về nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh vẩy nến: Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến phần lớn là do bị rối loạn hệ miễn dịch. Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng kéo dài, di truyền, dùng nhiều thuốc kháng sinh,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển mầm mống của bệnh.
- Bệnh á sừng: Ngoài gen di truyền thì rất nhiều người bị á sừng do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu các loại vitamin A,D, C, E khiến chất lượng lớp sừng kém, dễ bị bong tróc, nứt nẻ.
- Bệnh vẩy nến: Bệnh có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Bệnh có thể gặp ở tay chân nhưng chủ yếu tấn công ở móng ( bệnh vẩy nến thể móng). Ngoài ra bệnh có thể gặp ở các khớp ( bệnh vẩy nến thể khớp), trường hợp bị nặng thì tổn thương ran rộng bao trùm toàn thân ( bệnh vẩy nến thể da đỏ toàn thân).
- Bệnh á sừng: Thường xuất hiện ở các đầu ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay chân nhưng không ảnh hướng đến móng. Khu vực tổn thương có thể lan rộng nhưng thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực da nhỏ, hiếm khi ảnh hưởng đến toàn thân.
Phân biệt bệnh á sừng và bệnh vẩy nến
– Về triệu chứng:
- Bệnh vẩy nến: Các mảng vảy trên da thường có màu trắng đục như sáp nến, chúng rất khó bong tróc. Tổn thương có màu đỏ, nổi cao hơn hẳn so với khu vực không bị bệnh, có ranh giới rõ ràng. Một số trường hợp bị vẩy nến còn có biểu hiện sốt, đau nhức xương khớp.
- Bệnh á sừng: Khác với bệnh vẩy nến, tổn thương do bệnh á sừng có ranh giới không rõ ràng, da rất khô và nứt nẻ. Trong những ngày nóng nực, khu vực da bị bệnh có thể nổi mụn nước khiến da xù xì, lỗ chỗ. Các vảy da ở người bị á sừng thường do lớp sừng bong tróc mà tạo thành, ngoại trừ da đầu thì những nơi khác vảy xuất hiện một cách rồi rạc, số lượng ít chứ không kết dính thành mảng dày như ở bệnh vẩy nến.
Đa phần các trường hợp bị bệnh á sừng nhẹ đều có thể tự khắc phục và cải thiện tình trạng bệnh tại nhà bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học và có phương án dự phòng bệnh thích hợp. Tuy nhiên cũng có những người phải dùng đến thuốc mới có thể khống chế được bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì nếu mắc bệnh á sừng? Bị bệnh á sừng khi nào cằn đi gặp bác sĩ?
# Gặp bác sĩ khi có các triệu chứng:
- Khu vực bị tổn thương có biểu hiện nứt nẻ, chảy máu, đau đớn và khiến bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển
- Đã thử nhiều biện pháp chữa trị tại nhà và cải thiện chế độ dinh dưỡng nhưng không thành công. Bệnh ngày càng lan rộng.
- Các triệu chứng bệnh á sừng làm cản trở đến sinh hoạt thường ngày.
- Khu vực bị bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, sưng tấy.
- Hạn chế ngâm mình trong bồn nước hoặc rửa tay chân quá thường xuyên:
Người bị á sừng không nên rửa tay chân quá thường xuyên
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất:
- Tích cực dưỡng ẩm cho da:
- Kiêng một số thực phẩm gây bất lợi:
Đừng để đến khi các triệu chứng bệnh trở nặng mới tìm cách chạy chữa. Bạn nên tự bảo vệ mình bằng cách tích cực thực hiện các biện pháp nói trên, đồng thời đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh á sừng để được tư vấn cách điều trị bệnh khoa học, hiệu quả.
Bạn cần biết: Cách trị á sừng hiệu quả nhất ↵ Bác sĩ da liễu chia sẻ
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,551
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,095
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,506