Da liễu: Bệnh vảy nến không có lây – Bác sĩ khẳng định


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Gần đây chuyên mục có nhận được một số câu hỏi gởi về với nội dung thắc mắc: Bệnh vẩy nến có lây không. Tiêu biểu nhất là chia sẻ của bạn Trần Thị Thanh Nhàn (Tiền Giang), trong thư bạn có viết như sau:

” Chào bác sĩ! Em năm nay 23 tuổi, mới ra trường. Cách đây nửa tháng, trên da em xuất hiện vết hồng ban đỏ và lớp vảy trắng đục, cào nhẹ lớp vảy bong ra, lấm tấm như bụi phấn. Em đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán là bị mắc bệnh vẩy nến. Gần đây, bệnh đã lan ra rộng ra nhiều vùng da xung quanh. Điều này khiến em hoang mang, bối rối, nhất là khi đang ở nơi công cộng, vẩy nến rơi ra khiến em vô cùng ái ngại, mất tự tin. Em có cảm giác mọi người cố gắng tránh xa em vì sợ lây bệnh. Bác sĩ cho em hỏi bệnh có lây cho những người xung quanh không?”



Bác sĩ Võ Thị Bạch Dương – Giảng viên bộ môn Da liễu trường Đại học y dược TP HCM



Tư vấn của bác sĩ Võ Thị Bạch Sương:

Bệnh vẩy nến là một bệnh da mãn tính thường gặp do tế bào da bị tăng sinh bất thường. Tổn thương da thường thấy là da xuất hiện mảng màu đỏ, tróc vảy trắng đục. Vảy nến thường xuất hiện tại vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, gối, da đầu.

Bệnh khiến cho nhiều người mặc cảm, tự ti, tự cô lập bản thân cô lập, không muốn tiếp xúc với ai vì sợ sẽ lây nhiễm cho người xung quanh. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến có lây không? Đây là câu hỏi không chỉ người bệnh cần biết mà những người xung quanh cũng nên nắm để giúp bệnh nhân mắc bệnh có được tâm lí thoải mái.

I. Bệnh vẩy nến không bị lây khi tiếp xúc & sống chung

Theo bác sĩ, không khó để nhận diện người mắc bệnh vẩy nến. Trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng từ vài đến vài chục cm, có phủ lớp vảy trắng đục, khi cạo thì nó rớt giống sáp đèn cầy. Thương tổn được phân bố đối xứng ở da đầu, cùi chỏ, vùng xương cụt, đầu gối… Bệnh không đau, có thể gây ngứa tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.



Bệnh vẩy nến hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác



Yếu tố miễn dịch được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh vẩy nến. Ngoài ra, một số yếu tố khác như di truyền, bất thường sinh hóa, chấn thương tâm lý, do sử dụng thuốc không hợp lý cũng là yếu tố khiến bệnh khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh trở nặng thêm.

Bệnh khởi phát và tiến triển khiến da người bệnh xuất hiện vảy, đôi khi vảy bong tróc ra ở nơi công cộng làm người bệnh không hề thoải mái. Đồng thời, người xung quanh cũng xuất hiện cảm giác ái ngại, không muốn lại gần vì lo sợ bệnh vẩy nến sẽ lây qua con đường tiếp xúc.

“Tuy vậy, tôi xin khẳng định, bệnh vẩy nến hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.”

Sở dĩ có thể đưa ra khẳng định trên vì bệnh vẩy nến được hình thành do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Thông thường, khi cơ thể bị vi khuẩn, vi rút lạ xâm nhập gây bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân trên. Tuy nhiên, vì hệ thống miễn dịch của người bệnh bị rối loạn, thay vì tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh trên, thì các kháng thể lại tấn công tế bào ở lớp biểu bì của da, gây rối loạn sự sản sinh tế bào, khiến tế bào tăng sinh gấp 10 lần. Các tế bào ồ ạt chết đi hình thành bệnh vẩy nến. Đây thực chất là một dạng bệnh tự miễn nên hoàn toàn không lây qua con đường tiếp xúc. Vì vậy, thay vì tự ti, tự xa lánh mọi người thì bạn nên đối diện với căn bệnh này bằng một tâm thế tích cực, sử dụng phương pháp điều trị bệnh để nhanh chóng loại bỏ vẩy nến, lấy lại cuộc sống bình thường.

Mặc dù bệnh không lay lan từ người này sang người khác nhưng bệnh lại có tính di truyền. Các nhà khoa học đã tiến hành cuộc nghiên cứu để khảo sát tính di truyền của bệnh và kết quả thu được là:

  • Trường hợp gia đình có cả bố lẫn mẹ cùng mắc bệnh vẩy nến: nguy cơ mắc bệnh của những đứa con lên đến 41%.
  • Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh vẩy nến: nguy cơ mắc bệnh của những đứa con còn 16%
  • Trường hợp chú, bác, cô, dì bị vẩy nến nhưng bố mẹ bạn không bị: nguy cơ mắc bệnh vẩy nến của bạn là 4.2%
Do đó, những ai có thành viên trong gia đình bị mắc bệnh thì nên cảnh giác bệnh có nguy cơ bùng phát.

II. Vảy nến không lây nhưng nhiều biến chứng

Mặc dù bệnh vẩy nến không lây lan qua con đường tiếp xúc, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh phức tạp nên bệnh vẩy nến là một trong những bệnh về da khó chữa dứt điểm. Một số biến chứng thường gặp của bệnh như:



Bệnh vẩy nến không lây nhưng nhiều biến chứng


  • Tổn thương khớp: 53% trên tổng số bệnh nhan bị bệnh vẩy nến đều đi kèm đau khớp. Vảy nến thể khớp là một thể nặng của bệnh vẩy nến. Triệu chứng trực quan là vùng móng bị tổn thương (80% bệnh nhân bị vẩy nến thể khớp đều xuất hiện dấu hiệu bệnh vẩy nến này). Khi thấy móng bị tổn thương, đau khớp và có tiền sử bị vẩy nến, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám, làm xét nghiệm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Vảy nến cũng có thể làm tổn thương các khớp tay, chân, ngón tay, ngón chân khiến chúng bị biến dạng, co quắp, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của bệnh nhân.
  • Nhiễm trùng máu: Khi các mụn mủ vỡ tự nhiên hay do ma sát, tiếp xúc, không chăm sóc cẩn thận, bạn có nguy cơ đối mặt mới nhiễm trùng da, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến chức năng nội tạng: Việc dùng các loại thuốc đặc trị vẩy nến thể khớp có thể gây nguy hại đến chức năng nội tạng như gan, thận, gây suy tủy. Do đó, bệnh nhân cần cẩn thận khi sử dụng một số loại thuốc như: corticoid dạng chích, dẫn xuất vitamin A, D3, methotraxat… Phụ nữ mang thai không nên dùng các loại thuốc trên vì khả năng quái thai cao (tỉ lệ lên đến 99%).
III. Hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, do đó chưa có cách điều trị bệnh vẩy nến tận gốc. Việc trị liệu chỉ có tác dụng kiểm soát quá trình tăng sinh tế bào, thuyên giảm các biểu hiện trên da, giảm nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, đỏ da toàn thân, vẩy nến mủ chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.



Hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu, trị tận gốc vẩy nến.



Một số phương pháp điều trị bệnh vẩy nến phổ biến gồm:

  • Điều trị tại chỗ
Phương pháp này được áp dụng đối với những bệnh nhân bị vẩy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể áp dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác. Có nhiều loại thuốc trị vẩy nến có thể thao tại chỗ nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu như: acid salicylic, etinoid, dẫn xuất vitamin D3,ức chế calcineurin…

  • Điều trị toàn thân
Đối với trường hợp mắc bệnh vẩy nến nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn dùng các loại thuốc: metrotrexate, retinoid, cyclosporine, sulfasalazine…

  • Thuốc sinh học
Đây là nhóm thuốc mới có tác dụng ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh vẩy nến. Tuy vậy, loại thuốc này khá đắt và hiện chưa có mặt tại Việt Nam.

  • Quang trị liệu
Phương pháp quang trị liệu cho phép sử dụng tia lazer, tia UVB, tia UAV điều trị bệnh vẩy nến. Các tia UV sẽ tấn công và phá hủy ADN trong tế bào, từ đó phá hủy toàn bộ tế bào. Phương pháp này an toàn, tỉ lệ thành công đạt từ 75-90% sau mỗi lần trị liệu.

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là khu vực da bị bệnh. Bạn có thể tắm bằng nước lạnh, nước ấm nhưng không nên quá nóng vì sẽ khiến da bị khô.
  • Dùng kem dưỡng ẩm cho khu vực da bị bệnh. Nên dùng kem có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh da bị kích ứng.
  • Không cào gãi, chà mạnh, tự ý bóc lớp vảy khi chúng chưa bị bong ra vì điều này sẽ khiến da bị tổn thương, dễ nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, các loại trà thảo mộc để thanh nhiệt, giải độc.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo. Kiêng uống rượu, bia, thuốc lá.
Trên đây là giải đáp thắc mắc của bác sĩ Võ Thị Bạch Dương cho câu hỏi bệnh vẩy nến có lây không. Tóm lại, bệnh vẩy nến không lây qua con đường tiếp xúc. Tuy vậy, bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Do đó, khi bị bệnh vẩy nến, bệnh nhân cần bình tĩnh, gặp bác sĩ để được tư vấn thuốc giảm triệu chứng, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

Chúc bạn sớm khỏe mạnh!

Trà My​

Thông tin hữu ích khác: Bệnh vẩy nến là gì? Giải đáp 11 thắc mắc thường gặp.


Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl